Vụ nữ sinh bị đánh hội đồng: Cách chức Ban Giám hiệu, chi ủy trường
Đây là chỉ đạo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên Nguyễn Văn Phóng với lãnh đạo huyện Ân Thi tại buổi làm việc cùng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ tại tỉnh Hưng Yên sáng nay, ngày 31-3.
Trước đó, khi nhận được thông tin báo cáo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ về làm việc với tỉnh Hưng Yên sáng nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bộ trưởng và lãnh đạo tỉnh Hưng Yên chỉ đạo xử lý nghiêm vụ việc.
"Vụ việc rất đau lòng"
Về các học sinh đánh bạn, ông Phóng yêu cầu, xem xét hạnh kiểm của những học sinh này và cả những các cháu các chứng kiến việc bạo hành mà không can ngăn, bênh vực.
“Sau vụ việc này, nếu có các vụ việc bạo lực học đường xảy ra trên đại bàn tỉnh Hưng Yên sẽ xử lý tương tự như vậy,” ông Phóng nói.
Ông Phóng yêu cầu Sở Y tế, Sở Lao động, Thương binh, Xã hội và các ngành liên quan thăm hỏi, động viên học sinh và động viên học sinh bị đánh đang nằm điều trị. Ông cũng Sở Y tế cử bác sỹ tốt nhất để chăm sóc làm sao cháu sớm hồi phục, được đi học bình thường, sớm hòa nhập với nhà trường và xã hội, khắc phục những sang chấn, những ảnh hưởng tâm lý. Toàn bộ kinh phí điều trị giao cho Sở Lao động, Thương binh, Xã hội chu cấp.
Ông Phóng chia sẻ đây là sự việc rất đau lòng, làm ảnh hưởng không những là danh dự, uy tín ngành giáo dục của thầy giáo cô giáo và nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Trao đổi tại buổi làm việc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, ngay sau khi nắm được thông tin vụ việc, Bộ trưởng đã trực tiếp gọi điện cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên và chỉ đạo đơn vị chức năng của Bộ có văn bản yêu cầu địa phương kiểm tra, xử lý kịp thời.
“Đây là vụ việc rất nghiêm trọng, đau lòng, ảnh hưởng đến niềm tin xã hội, phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc,” Bộ trưởng khẳng định.
Bộ trưởng cho rằng, qua sự việc cho thấy, hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm chưa ý thức hết chức trách, nhiệm vụ được giao, chưa chủ động nắm bắt tình hình, chưa sát sao với học sinh và các hoạt động của nhà trường. Lãnh đạo nhà trường đã buông lỏng quản lý, khi sự việc xảy ra chỉ nghe báo cáo, không có các giải pháp xử lý triệt để, kịp thời.
“Với vai trò là hiệu trưởng, là giáo viên chủ nhiệm, các thầy cô phải có trách nhiệm sát sao nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh. Nếu có trường hợp học sinh cá biệt phải kịp thời có biện pháp hỗ trợ. Các thầy cô cần phải quan tâm hơn đến các em, khi thấy có dấu bất thường phải phối hợp với gia đình để có biện pháp giáo dục thích hợp," Bộ trưởng nói.
Bạo lực học đường diễn biến phức tạp
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, bạo lực học đường đang có những diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 80 quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, phòng, chống bạo lực học đường cùng nhiều chính sách khác. Tuy nhiên, qua thực tế, cần xem xét việc quán triệt các văn bản này đã đến địa phương, đến giáo viên chưa, các cấp quản lí ở huyện, ở xã đã vào cuộc chưa, đã kiếm tra giám sát chưa?
“Tôi đề nghị, Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu không hoàn thành nhiệm vụ thì xem xét cho thôi. Đây là bài học không chỉ cho ngành giáo dục Hưng Yên mà là bài học chung cho cả nước," Bộ trưởng nêu rõ.
Qua đây, Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo địa phương, các nhà trường nhận thức sâu sắc về trách nhiệm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, phòng, chống bạo lực học đường, có các giải pháp quyết liệt để không tái diễn các trường hợp tương tự. Ban Giám hiệu, giáo viên các cơ sở giáo dục phải thực hiện nghiêm các quy định để xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, tạo niềm tin cho phụ huynh gửi con đến trường.
Bộ trưởng cũng đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên điều tra làm rõ sự việc, xử lý nghiêm sai phạm, sớm ổn định tình hình để các thầy cô chuyên tâm dạy dỗ, chăm lo cho học sinh. Bộ trưởng đề nghị chính quyền địa phương, các thầy cô giáo quan tâm, thăm hỏi, động viên hỗ trợ tối đa để em Y. sớm ổn định tâm lý, sớm trở lại học tập bình thường.
Cũng tại Hưng Yên, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã đến thăm, động viên em Y. đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần kinh tỉnh Hưng Yên./.
5 đột phá quan trọng trong Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019  (31/03/2019)
EU khẳng định sẵn sàng cho Brexit "không thỏa thuận"  (31/03/2019)
Tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Pháp  (31/03/2019)
Khẩn trương điều tra mở rộng vụ án vận chuyển trái phép ngà voi từ nước ngoài vào Việt Nam  (31/03/2019)
Hoa Anh đào Nhật Bản khoe sắc giữa Thủ đô Hà Nội  (31/03/2019)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay