Thủ tướng chúc tết nhân ngày làm việc đầu Xuân Kỷ Hợi
22:33, ngày 11-02-2019
TCCSĐT - Trong không khí cả nước sôi nổi ra quân thi đua lao động sản xuất trong ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới Kỷ Hợi 2019, sáng 11-02 (tức Mồng 7 Tết), tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự buổi giao ban đầu Xuân tại Ngân hàng Chính sách xã hội-đơn, vị đi đầu trong thực hiện công tác tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; thăm Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (tỉnh Ninh Bình).
Vui mừng đến thăm tổ chức tín dụng đặc biệt trong hệ thống ngân hàng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh mục tiêu của Đảng, Nhà nước phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; trong đó một nội dung quan trọng là đặc biệt quan tâm đến các vấn đề an sinh xã hội.
Thủ tướng cho biết, thời gian qua, Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao về công tác đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Theo đó, Ngân hàng Chính sách xã hội là một kênh quan trọng đã thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Hệ thống các cơ sở của Ngân hàng Chính sách xã hội đã triển khai tốt các ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với người nghèo cùng nhiều chính sách hiệu quả khác; luôn hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, mong đợi.
Thủ tướng ghi nhận kết quả kinh doanh của Ngân hàng trong năm 2018 đã hoàn thành toàn diện, vượt mức kế hoạch; tín dụng tăng cao, số người vay vốn tăng đảm bảo đúng đối tượng với khối lượng lớn, tạo việc làm cho hàng vạn người. Thủ tướng nhắc đến những chính sách tín dụng điển hình mà Ngân hàng Chính sách xã hội đã triển khai như: Dự án nhà chống lũ, cho vay sinh viên…Đặc biệt, Thủ tướng đánh giá cao kết quả nợ xấu, nợ khoanh của Ngân hàng Chính sách xã hội giảm thấp (0,78%) thuộc diện thấp nhất trong hệ thống ngân hàng.
Thủ tướng cũng bày tỏ ấn tượng trước việc cả hệ thống chính trị đã vào cuộc cùng Ngân hàng Chính sách xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong triển khai ưu đãi vốn cho người nghèo và các đối tượng đặc thù.
Thủ tướng nhìn nhận đồng vốn của Đảng, Nhà nước đã đi đến vùng sâu, vùng xa, đến với các đối tượng cần được quan tâm, ưu đãi. Ngân hàng Chính sách xã hội đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Hội đồng Quản trị, cán bộ tín dụng, nhân viên Ngân hàng Chính sách xã hội đã khắc phục khó khăn, đi đến từng người dân, thôn bản vùng sâu, vùng xa của đất nước để triển khai các chính sách ưu đãi tín dụng của Đảng, Nhà nước.
Biểu dương cán bộ, viên chức người lao động Ngân hàng Chính sách xã hội, Thủ tướng cho rằng, mô hình hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là phù hợp với điều kiện và cấu trúc nền kinh tế đất nước, qua đó phát huy vai trò các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội nhằm giải quyết tốt hơn các vấn đề khó khăn của người dân.
Dự báo xu hướng ngày càng lớn của các đối tượng chính sách xã hội, Thủ tướng đề nghị các chi nhánh Ngân hành Chính sách xã hội cần làm tốt hơn nữa nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy chính quyền trong lĩnh vực này.
Nhắc lại mục tiêu phát triển của đất nước là “tăng trưởng bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau”, Thủ tướng đặt ra yêu cầu cần tiếp tục thực hiện tốt chủ trương giảm nghèo bền vững và đặc biệt là đẩy lùi tín dụng đen.
Do đó, Thủ tướng nhắc đến vai trò quan trọng của Ngân hàng Chính sách xã hội trong thực hiện nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó, nỗ lực đoàn kết, vượt qua khó khăn; tổ chức hiệu quả hoạt động các chi nhánh tại các địa phương.
Cùng với đó, thực hiện quản lý tốt nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội; bảo đảm cho vay đúng đối tượng, mục đích sử dụng, công khai minh bạch theo đúng quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tín dụng chính sách.
Trong đó, Thủ tướng cũng lưu ý đến việc đơn giản hóa thủ tục để bảo đảm thuận lợi cho các đối tượng chính sách tiếp cận vốn, nhưng đồng thời cũng phải chống thất thoát, bảo đảm minh bạch trong hoạt động tín dụng.
Thủ tướng cũng chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội tăng cường phối hợp kiểm tra trong toàn hệ thống để bảo đảm hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình mới; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, giảm chi phí; nâng cao khả năng bảo toàn vốn trên cơ sở phối hợp với các cơ quan, tổ chức, hướng dẫn tổ chức sản xuất tại các vùng, địa phương tại cơ sở…
Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý nhiệm vụ đặt ra đối với các cơ quan như Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ nghiên cứu giao vốn điều lệ cho Ngân hàng Chính sách xã hội hàng năm cho phù hợp với tình hình mới. Đi liền với đó, Thủ tướng cũng đề nghị các địa phương quan tâm nhiều hơn nữa đến tín dụng chính sách, hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, ưu tiên kinh phí cho hoạt động này để hỗ trợ người nghèo.
Sau 16 năm hoạt động, Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho vay trên 34,1 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi, góp phần giúp trên 5,1 triệu lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho hơn 3,6 triệu lao động; hơn 3,6 triệu lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 11,3 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn; gần 105 nghìn căn nhà cho hộ gia đình vượt lũ vùng đồng bằng sông Cửu Long, gần 568 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách, gần 13 nghìn căn nhà phòng tránh bão lụt cho các tỉnh miền Trung; trên 118 nghìn lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài…
Ngân hàng Chính sách xã hội đã thiết lập được mô hình quản trị và điều hành tác nghiệp gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn; đồng thời xây dựng tổ chức thực hiện thành công phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách thông qua hoạt động ủy thác cho Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên.
Tín dụng chính sách đã góp phần tích cực trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới. Việc tổ chức giao dịch tại xã của Ngân hàng Chính sách xã hội đã tạo được hệ thống dịch vụ gần dân, thân thiện và có trách nhiệm, tiết kiệm chi phí giao dịch, đi lại cho người dân.
** Sáng cùng ngày, đến thăm Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (tỉnh Ninh Bình), một cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực sản xuất và chế biến thực phẩm xuất khẩu của nước ta, Thủ tướng đã đưa ra một số thông điệp đối với ngành nông nghiệp dịp đầu Xuân năm mới.
Trước khi gặp gỡ, làm việc với lãnh đạo, cán bộ, người lao động Công ty Đồng Giao (Doveco), Thủ tướng đã thăm hỏi, động viên bà con nông dân trên nông trường của công ty và dự lễ xuất những chuyến hàng rau quả đầu tiên của công ty sang Nhật Bản trong năm Kỷ Hợi 2019.
Trong 3 năm qua kể từ khi nhậm chức, cứ dịp đầu Xuân, Thủ tướng lại dành thời gian đến thăm hỏi, động viên bà con nông dân đang lao động trên nông trường, thăm mô hình nông nghiệp hiệu quả.
Được biết, Doveco là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị khép kín từ khâu cung cấp vật tư đầu vào, trồng trọt, thu mua nguyên liệu, chế biến, đến tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Công ty không những đã tập trung sản xuất nguyên liệu, sử dụng có hiệu quả diện tích đã được giao tại Ninh Bình, Gia Lai mà còn chủ động liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân tại 13 tỉnh, tạo công ăn việc làm cho trên 20.000 lao động.
Sản phẩm của công ty đã có mặt tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trường khó tính, đòi hỏi tiêu chuẩn cao như Nhật Bản, Mỹ, Đức, châu Âu. Doanh thu bán hằng năm 2018 là 1.900 tỷ đồng, trong đó doanh thu xuất khẩu là 70 triệu USD.
Thủ tướng nhìn nhận Đồng Giao là một mẫu hình về chuyển đổi thành công từ một nông trường thuần túy sang một công ty cổ phần, huy động nguồn lực xã hội, trong đó, đã áp dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật mới nhất để phát triển sản xuất, kinh doanh. Công ty không chỉ liên kết sản xuất với hộ nông dân ở tỉnh Ninh Bình mà còn với các tỉnh, thành khác trong cả nước để có nhiều loại sản phẩm. Đây được xem là một mô hình tích tụ ruộng đất mới, thành công, quyền lợi của người nông dân được bảo đảm, việc quản lý, sử dụng đất có hiệu quả.
Thủ tướng nêu rõ, nông nghiệp nước ta không chỉ là bài toán kinh tế, là sinh kế lâu dài của phần đông dân số Việt Nam mà còn là vấn đề xã hội rộng lớn, là điều kiện, quyết tâm của Việt Nam trên con đường phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vì một nước Việt Nam độc lập, tự cường, thịnh vượng và không để người dân nào bị bỏ lại phía sau.
“Tôi làm thử một phép tính nhẩm diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam hiện nay cả nước khoảng 27,3 triệu ha. Làm như ở Đồng Giao, tức là trên 250 triệu đồng/ha, đây vẫn chưa phải mức năng suất cao, thì chúng ta đã có gần 300 tỷ USD về giá trị sản xuất nông nghiệp. Và nếu chúng ta phấn đấu như tôi đã nói ở Thái Bình, là 500 triệu đồng/ha thì chúng ta có giá trị sản xuất nông nghiệp khoảng 600 tỷ USD”, Thủ tướng nói. Như vậy, cùng với kinh tế số, nông nghiệp thông minh hoàn toàn có thể trở thành đòn bẩy chiến lược để đưa Việt Nam hoàn thành mục tiêu kép, đó là trở thành nền kinh tế có thu nhập trung bình cao trước 2035 và một xã hội công bằng, bình đẳng, giàu bản sắc văn hóa, bền vững về môi trường sống ở nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
Chính phủ xác định nông nghiệp, nông dân và nông thôn là chủ trương lớn, có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến sự ổn định chính trị, kinh tế, là nền tảng quan trọng của xã hội, tác động sâu sắc đến niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Vì thế, định hướng chiến lược của chúng ta cần được thể hiện đầy đủ, rõ ràng và tương xứng với các nội dung chuẩn bị văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 của Đảng vào năm 2021. Với cương vị Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội của Đại hội, Thủ tướng khẳng định, sẽ hết sức quan tâm và chỉ đạo xây dựng nội dung về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, coi đây là lĩnh vực không thể thiếu được trong sự phát triển đất nước.
Thủ tướng cho rằng, thành quả nông nghiệp năm 2018 rất đáng tự hào, xuất khẩu nhiều nông sản đứng trong tốp 15 thế giới, nhưng chủ yếu vẫn là xuất thô, hàm lượng chế biến còn thấp. Đây là điểm yếu, cũng là cơ hội để nâng tầm giá trị nông sản Việt Nam. Nông nghiệp luôn là lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn của Việt Nam. Vì vậy, cần phát triển nông nghiệp bền vững, khôi phục lại hệ sinh thái cho nông nghiệp Việt Nam, nguồn nước, hệ sinh dưỡng, đất đai, thổ nhưỡng, đặc biệt, nông nghiệp Việt Nam gắn liền với công nghiệp chế biến sâu, công nghệ hiện đại, như Đồng Giao đã và sẽ làm trong thời gian tới.
Ngoài những kinh nghiệm truyền thống như “nước, phân, cần, giống” thì năng suất nông nghiệp Việt Nam cần phải tập trung vào đâu? Thủ tướng đặt vấn đề và cho rằng, có 5 xu hướng lớn về công nghệ sẽ quyết định sự phát triển năng suất nông nghiệp Việt Nam và nâng cao sức cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam.
Thủ tướng đề nghị ngành nông nghiệp Việt Nam, Công ty Đồng Giao phải áp dụng mạnh mẽ, một là, công nghệ cảm biến, hai là robot tự động hóa, máy bay không người lái, thứ 3 là dữ liệu lớn (big data), điện toán đám mây, thứ 4 là công nghệ in 3D, thứ 5 là ITC, internet vạn vật.
Thủ tướng đề nghị, cần sớm nắm bắt và làm chủ các công nghệ này để chúng ta đưa vào phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa, hiện đại, năng suất cao. Bên cạnh đó, nông nghiệp công nghệ cao không chỉ là công nghệ trong canh tác, chế biến sản phẩm mà còn là công nghệ quản trị.
Theo Thủ tướng, quy mô đầu tư vào nông nghiệp chưa bao giờ cao như là những năm gần đây và chúng ta phải đi tiếp tục xu hướng này. Không có doanh nghiệp, không có HTX thì bất thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa có giá trị cao ở Việt Nam.
“Anh đi con trâu đi trước cái cày theo sau, HTX kiểu cũ không đổi mới, không tích tụ ruộng đất, không đổi mới quản trị trong nông nghiệp bất thành nền nông nghiệp hiện đại của một đất nước mà đại đa số là nông dân”, Thủ tướng nói. Vì thế, Thủ tướng giao cho các cơ quan, trong đó Bộ NNPTNT, Bộ KHĐT và các bộ liên quan có các chính sách cởi trói và thúc đẩy cho nông nghiệp.
Cho rằng kết quả của ngành nông nghiệp thời gian qua mới chỉ là khởi đầu, Thủ tướng đề nghị Bộ NNPTNT, các cơ quan Trung ương và tất cả các tỉnh, thành trên cả nước cần tập trung lãnh đạo chuyển đổi mạnh mẽ nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng khoa học công nghệ, đa dạng sản phẩm, đi sâu vào chế biến để có sản xuất hàng hóa lớn, không chỉ bảo đảm tiêu dùng cho gần 100 triệu dân của Việt Nam mà còn có một thị trường xuất khẩu lớn, đa dạng, để làm sao con số kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp không chỉ trên 40 tỷ USD như hiện nay. Con số này có thể cao hơn nhiều nếu chúng ta biết tổ chức, quản lý, sản xuất tốt, đi tìm mô hình của các tập đoàn, tổng công ty, trong đó có Đồng Giao.
Nhân dịp này, đánh giá cao việc Đồng Giao ra quân sản xuất ngay từ mùng 4 Tết, Thủ tướng mong muốn các đơn vị trong cả nước bắt tay ngay vào sản xuất, kinh doanh, góp phần vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 ngay từ đầu năm./.
Thủ tướng cho biết, thời gian qua, Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao về công tác đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Theo đó, Ngân hàng Chính sách xã hội là một kênh quan trọng đã thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Hệ thống các cơ sở của Ngân hàng Chính sách xã hội đã triển khai tốt các ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với người nghèo cùng nhiều chính sách hiệu quả khác; luôn hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, mong đợi.
Thủ tướng ghi nhận kết quả kinh doanh của Ngân hàng trong năm 2018 đã hoàn thành toàn diện, vượt mức kế hoạch; tín dụng tăng cao, số người vay vốn tăng đảm bảo đúng đối tượng với khối lượng lớn, tạo việc làm cho hàng vạn người. Thủ tướng nhắc đến những chính sách tín dụng điển hình mà Ngân hàng Chính sách xã hội đã triển khai như: Dự án nhà chống lũ, cho vay sinh viên…Đặc biệt, Thủ tướng đánh giá cao kết quả nợ xấu, nợ khoanh của Ngân hàng Chính sách xã hội giảm thấp (0,78%) thuộc diện thấp nhất trong hệ thống ngân hàng.
Thủ tướng cũng bày tỏ ấn tượng trước việc cả hệ thống chính trị đã vào cuộc cùng Ngân hàng Chính sách xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong triển khai ưu đãi vốn cho người nghèo và các đối tượng đặc thù.
Thủ tướng nhìn nhận đồng vốn của Đảng, Nhà nước đã đi đến vùng sâu, vùng xa, đến với các đối tượng cần được quan tâm, ưu đãi. Ngân hàng Chính sách xã hội đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Hội đồng Quản trị, cán bộ tín dụng, nhân viên Ngân hàng Chính sách xã hội đã khắc phục khó khăn, đi đến từng người dân, thôn bản vùng sâu, vùng xa của đất nước để triển khai các chính sách ưu đãi tín dụng của Đảng, Nhà nước.
Biểu dương cán bộ, viên chức người lao động Ngân hàng Chính sách xã hội, Thủ tướng cho rằng, mô hình hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là phù hợp với điều kiện và cấu trúc nền kinh tế đất nước, qua đó phát huy vai trò các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội nhằm giải quyết tốt hơn các vấn đề khó khăn của người dân.
Dự báo xu hướng ngày càng lớn của các đối tượng chính sách xã hội, Thủ tướng đề nghị các chi nhánh Ngân hành Chính sách xã hội cần làm tốt hơn nữa nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy chính quyền trong lĩnh vực này.
Nhắc lại mục tiêu phát triển của đất nước là “tăng trưởng bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau”, Thủ tướng đặt ra yêu cầu cần tiếp tục thực hiện tốt chủ trương giảm nghèo bền vững và đặc biệt là đẩy lùi tín dụng đen.
Do đó, Thủ tướng nhắc đến vai trò quan trọng của Ngân hàng Chính sách xã hội trong thực hiện nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó, nỗ lực đoàn kết, vượt qua khó khăn; tổ chức hiệu quả hoạt động các chi nhánh tại các địa phương.
Cùng với đó, thực hiện quản lý tốt nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội; bảo đảm cho vay đúng đối tượng, mục đích sử dụng, công khai minh bạch theo đúng quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tín dụng chính sách.
Trong đó, Thủ tướng cũng lưu ý đến việc đơn giản hóa thủ tục để bảo đảm thuận lợi cho các đối tượng chính sách tiếp cận vốn, nhưng đồng thời cũng phải chống thất thoát, bảo đảm minh bạch trong hoạt động tín dụng.
Thủ tướng cũng chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội tăng cường phối hợp kiểm tra trong toàn hệ thống để bảo đảm hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình mới; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, giảm chi phí; nâng cao khả năng bảo toàn vốn trên cơ sở phối hợp với các cơ quan, tổ chức, hướng dẫn tổ chức sản xuất tại các vùng, địa phương tại cơ sở…
Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý nhiệm vụ đặt ra đối với các cơ quan như Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ nghiên cứu giao vốn điều lệ cho Ngân hàng Chính sách xã hội hàng năm cho phù hợp với tình hình mới. Đi liền với đó, Thủ tướng cũng đề nghị các địa phương quan tâm nhiều hơn nữa đến tín dụng chính sách, hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, ưu tiên kinh phí cho hoạt động này để hỗ trợ người nghèo.
Sau 16 năm hoạt động, Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho vay trên 34,1 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi, góp phần giúp trên 5,1 triệu lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho hơn 3,6 triệu lao động; hơn 3,6 triệu lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 11,3 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn; gần 105 nghìn căn nhà cho hộ gia đình vượt lũ vùng đồng bằng sông Cửu Long, gần 568 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách, gần 13 nghìn căn nhà phòng tránh bão lụt cho các tỉnh miền Trung; trên 118 nghìn lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài…
Ngân hàng Chính sách xã hội đã thiết lập được mô hình quản trị và điều hành tác nghiệp gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn; đồng thời xây dựng tổ chức thực hiện thành công phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách thông qua hoạt động ủy thác cho Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên.
Tín dụng chính sách đã góp phần tích cực trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới. Việc tổ chức giao dịch tại xã của Ngân hàng Chính sách xã hội đã tạo được hệ thống dịch vụ gần dân, thân thiện và có trách nhiệm, tiết kiệm chi phí giao dịch, đi lại cho người dân.
** Sáng cùng ngày, đến thăm Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (tỉnh Ninh Bình), một cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực sản xuất và chế biến thực phẩm xuất khẩu của nước ta, Thủ tướng đã đưa ra một số thông điệp đối với ngành nông nghiệp dịp đầu Xuân năm mới.
Trước khi gặp gỡ, làm việc với lãnh đạo, cán bộ, người lao động Công ty Đồng Giao (Doveco), Thủ tướng đã thăm hỏi, động viên bà con nông dân trên nông trường của công ty và dự lễ xuất những chuyến hàng rau quả đầu tiên của công ty sang Nhật Bản trong năm Kỷ Hợi 2019.
Trong 3 năm qua kể từ khi nhậm chức, cứ dịp đầu Xuân, Thủ tướng lại dành thời gian đến thăm hỏi, động viên bà con nông dân đang lao động trên nông trường, thăm mô hình nông nghiệp hiệu quả.
Được biết, Doveco là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị khép kín từ khâu cung cấp vật tư đầu vào, trồng trọt, thu mua nguyên liệu, chế biến, đến tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Công ty không những đã tập trung sản xuất nguyên liệu, sử dụng có hiệu quả diện tích đã được giao tại Ninh Bình, Gia Lai mà còn chủ động liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân tại 13 tỉnh, tạo công ăn việc làm cho trên 20.000 lao động.
Sản phẩm của công ty đã có mặt tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trường khó tính, đòi hỏi tiêu chuẩn cao như Nhật Bản, Mỹ, Đức, châu Âu. Doanh thu bán hằng năm 2018 là 1.900 tỷ đồng, trong đó doanh thu xuất khẩu là 70 triệu USD.
Thủ tướng nhìn nhận Đồng Giao là một mẫu hình về chuyển đổi thành công từ một nông trường thuần túy sang một công ty cổ phần, huy động nguồn lực xã hội, trong đó, đã áp dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật mới nhất để phát triển sản xuất, kinh doanh. Công ty không chỉ liên kết sản xuất với hộ nông dân ở tỉnh Ninh Bình mà còn với các tỉnh, thành khác trong cả nước để có nhiều loại sản phẩm. Đây được xem là một mô hình tích tụ ruộng đất mới, thành công, quyền lợi của người nông dân được bảo đảm, việc quản lý, sử dụng đất có hiệu quả.
Thủ tướng nêu rõ, nông nghiệp nước ta không chỉ là bài toán kinh tế, là sinh kế lâu dài của phần đông dân số Việt Nam mà còn là vấn đề xã hội rộng lớn, là điều kiện, quyết tâm của Việt Nam trên con đường phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vì một nước Việt Nam độc lập, tự cường, thịnh vượng và không để người dân nào bị bỏ lại phía sau.
“Tôi làm thử một phép tính nhẩm diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam hiện nay cả nước khoảng 27,3 triệu ha. Làm như ở Đồng Giao, tức là trên 250 triệu đồng/ha, đây vẫn chưa phải mức năng suất cao, thì chúng ta đã có gần 300 tỷ USD về giá trị sản xuất nông nghiệp. Và nếu chúng ta phấn đấu như tôi đã nói ở Thái Bình, là 500 triệu đồng/ha thì chúng ta có giá trị sản xuất nông nghiệp khoảng 600 tỷ USD”, Thủ tướng nói. Như vậy, cùng với kinh tế số, nông nghiệp thông minh hoàn toàn có thể trở thành đòn bẩy chiến lược để đưa Việt Nam hoàn thành mục tiêu kép, đó là trở thành nền kinh tế có thu nhập trung bình cao trước 2035 và một xã hội công bằng, bình đẳng, giàu bản sắc văn hóa, bền vững về môi trường sống ở nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
Chính phủ xác định nông nghiệp, nông dân và nông thôn là chủ trương lớn, có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến sự ổn định chính trị, kinh tế, là nền tảng quan trọng của xã hội, tác động sâu sắc đến niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Vì thế, định hướng chiến lược của chúng ta cần được thể hiện đầy đủ, rõ ràng và tương xứng với các nội dung chuẩn bị văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 của Đảng vào năm 2021. Với cương vị Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội của Đại hội, Thủ tướng khẳng định, sẽ hết sức quan tâm và chỉ đạo xây dựng nội dung về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, coi đây là lĩnh vực không thể thiếu được trong sự phát triển đất nước.
Thủ tướng cho rằng, thành quả nông nghiệp năm 2018 rất đáng tự hào, xuất khẩu nhiều nông sản đứng trong tốp 15 thế giới, nhưng chủ yếu vẫn là xuất thô, hàm lượng chế biến còn thấp. Đây là điểm yếu, cũng là cơ hội để nâng tầm giá trị nông sản Việt Nam. Nông nghiệp luôn là lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn của Việt Nam. Vì vậy, cần phát triển nông nghiệp bền vững, khôi phục lại hệ sinh thái cho nông nghiệp Việt Nam, nguồn nước, hệ sinh dưỡng, đất đai, thổ nhưỡng, đặc biệt, nông nghiệp Việt Nam gắn liền với công nghiệp chế biến sâu, công nghệ hiện đại, như Đồng Giao đã và sẽ làm trong thời gian tới.
Ngoài những kinh nghiệm truyền thống như “nước, phân, cần, giống” thì năng suất nông nghiệp Việt Nam cần phải tập trung vào đâu? Thủ tướng đặt vấn đề và cho rằng, có 5 xu hướng lớn về công nghệ sẽ quyết định sự phát triển năng suất nông nghiệp Việt Nam và nâng cao sức cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam.
Thủ tướng đề nghị ngành nông nghiệp Việt Nam, Công ty Đồng Giao phải áp dụng mạnh mẽ, một là, công nghệ cảm biến, hai là robot tự động hóa, máy bay không người lái, thứ 3 là dữ liệu lớn (big data), điện toán đám mây, thứ 4 là công nghệ in 3D, thứ 5 là ITC, internet vạn vật.
Thủ tướng đề nghị, cần sớm nắm bắt và làm chủ các công nghệ này để chúng ta đưa vào phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa, hiện đại, năng suất cao. Bên cạnh đó, nông nghiệp công nghệ cao không chỉ là công nghệ trong canh tác, chế biến sản phẩm mà còn là công nghệ quản trị.
Theo Thủ tướng, quy mô đầu tư vào nông nghiệp chưa bao giờ cao như là những năm gần đây và chúng ta phải đi tiếp tục xu hướng này. Không có doanh nghiệp, không có HTX thì bất thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa có giá trị cao ở Việt Nam.
“Anh đi con trâu đi trước cái cày theo sau, HTX kiểu cũ không đổi mới, không tích tụ ruộng đất, không đổi mới quản trị trong nông nghiệp bất thành nền nông nghiệp hiện đại của một đất nước mà đại đa số là nông dân”, Thủ tướng nói. Vì thế, Thủ tướng giao cho các cơ quan, trong đó Bộ NNPTNT, Bộ KHĐT và các bộ liên quan có các chính sách cởi trói và thúc đẩy cho nông nghiệp.
Cho rằng kết quả của ngành nông nghiệp thời gian qua mới chỉ là khởi đầu, Thủ tướng đề nghị Bộ NNPTNT, các cơ quan Trung ương và tất cả các tỉnh, thành trên cả nước cần tập trung lãnh đạo chuyển đổi mạnh mẽ nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng khoa học công nghệ, đa dạng sản phẩm, đi sâu vào chế biến để có sản xuất hàng hóa lớn, không chỉ bảo đảm tiêu dùng cho gần 100 triệu dân của Việt Nam mà còn có một thị trường xuất khẩu lớn, đa dạng, để làm sao con số kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp không chỉ trên 40 tỷ USD như hiện nay. Con số này có thể cao hơn nhiều nếu chúng ta biết tổ chức, quản lý, sản xuất tốt, đi tìm mô hình của các tập đoàn, tổng công ty, trong đó có Đồng Giao.
Nhân dịp này, đánh giá cao việc Đồng Giao ra quân sản xuất ngay từ mùng 4 Tết, Thủ tướng mong muốn các đơn vị trong cả nước bắt tay ngay vào sản xuất, kinh doanh, góp phần vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 ngay từ đầu năm./.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình dự lễ cày tịch điền tại tỉnh Hà Nam  (11/02/2019)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm, chúc Tết tại Vietcombank, HDBank, Vietjet  (11/02/2019)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 04 đến 10-02-2019)  (11/02/2019)
Bắc Ninh: Tạo đột phá cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao  (11/02/2019)
Bắc Ninh: Tạo đột phá cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao  (11/02/2019)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước phát động Tết trồng cây Xuân Kỷ Hợi 2019  (10/02/2019)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay