Thủ tướng: Hệ thống tín dụng phải có trách nhiệm hỗ trợ người dân
23:16, ngày 09-01-2019
Năm 2018, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, góp phần kiểm soát lạm phát ở mức 3,54% và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt 7,08% , cao nhất trong 11 năm trở lại đây.
Trong thành tựu mang tính kỷ lục của nền kinh tế Việt Nam có vai trò quan trọng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Sáng 09-01, Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2019 của ngành Ngân hàng đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham dự Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các ban, bộ, ngành liên quan.
Năm 2018, mặt bằng lãi suất được duy trì ổn định trong bối cảnh lãi suất thị trường quốc tế gia tăng. Ngân hàng Nhà nước đã điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và tiền tệ; tập trung điều tiết và đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, duy trì lãi suất thị trường liên ngân hàng ở mức hợp lý; điều chỉnh giảm lãi suất chào mua OMO từ 5%/năm xuống còn 4,75%/năm để góp phần giảm chi phí vốn cho tổ chức tín dụng; chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục rà soát và cân đối khả năng tài chính để áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng và đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động.
Sáng 09-01, Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2019 của ngành Ngân hàng đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham dự Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các ban, bộ, ngành liên quan.
Năm 2018, mặt bằng lãi suất được duy trì ổn định trong bối cảnh lãi suất thị trường quốc tế gia tăng. Ngân hàng Nhà nước đã điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và tiền tệ; tập trung điều tiết và đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, duy trì lãi suất thị trường liên ngân hàng ở mức hợp lý; điều chỉnh giảm lãi suất chào mua OMO từ 5%/năm xuống còn 4,75%/năm để góp phần giảm chi phí vốn cho tổ chức tín dụng; chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục rà soát và cân đối khả năng tài chính để áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng và đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động.
Mặt bằng lãi suất của các tổ chức tín dụng năm 2018 về cơ bản ổn định; lãi suất cho vay phổ biến khoảng 6 - 9%/năm đối với ngắn hạn, trung-dài hạn khoảng 9 - 11%/năm.
Việc điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với cân đối vĩ mô, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, gắn liền với nâng cao chất lượng, tập trung tín dụng vào sản xuất kinh doanh, tín dụng đối với các lĩnh vực rủi ro được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo hoạt động an toàn.
Với việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, tín dụng tăng ngay từ những tháng đầu năm và trải đều qua các tháng, tín dụng đến cuối năm 2018 tăng khoảng 14% so với cuối năm 2017. Cơ cấu tín dụng tiếp tục có sự điều chỉnh tích cực; trong đó tín dụng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát ở mức hợp lý.
Tỷ giá và thị trường ngoại tệ ổn định, thông suốt, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục mua được ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước. Trong năm 2018, tỷ giá và thị trường ngoại tệ ổn định, thanh khoản đảm bảo, các giao dịch ngoại tệ diễn ra thông suốt, nhu cầu mua-bán ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Thị trường vàng trong nước tiếp tục diễn biến ổn định và dao động trong biên độ hẹp trong bối cảnh giá vàng quốc tế diễn biến phức tạp.
Ước tính đến cuối tháng 12-2018, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 149.220 tỷ đồng nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống tổ chức tín dụng là 1,89%, giảm so với mức 2,46% cuối năm 2016 và mức 1,99% cuối năm 2017.
Việc điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với cân đối vĩ mô, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, gắn liền với nâng cao chất lượng, tập trung tín dụng vào sản xuất kinh doanh, tín dụng đối với các lĩnh vực rủi ro được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo hoạt động an toàn.
Với việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, tín dụng tăng ngay từ những tháng đầu năm và trải đều qua các tháng, tín dụng đến cuối năm 2018 tăng khoảng 14% so với cuối năm 2017. Cơ cấu tín dụng tiếp tục có sự điều chỉnh tích cực; trong đó tín dụng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát ở mức hợp lý.
Tỷ giá và thị trường ngoại tệ ổn định, thông suốt, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục mua được ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước. Trong năm 2018, tỷ giá và thị trường ngoại tệ ổn định, thanh khoản đảm bảo, các giao dịch ngoại tệ diễn ra thông suốt, nhu cầu mua-bán ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Thị trường vàng trong nước tiếp tục diễn biến ổn định và dao động trong biên độ hẹp trong bối cảnh giá vàng quốc tế diễn biến phức tạp.
Ước tính đến cuối tháng 12-2018, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 149.220 tỷ đồng nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống tổ chức tín dụng là 1,89%, giảm so với mức 2,46% cuối năm 2016 và mức 1,99% cuối năm 2017.
Năm 2018, ngành Ngân hàng là một trong những ngành chủ động đi đầu ứng dụng các thành tựu của Cách mạng công nghệ, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng các tiện ích cho khách hàng, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
Thanh toán điện tử qua Internet, điện thoại di động đạt được kết quả đáng ghi nhận, thu hút số lượng lớn khách hàng sử dụng. Một số ngân hàng thương mại đã nghiên cứu, hợp tác và đưa các công nghệ mới, hiện đại vào hoạt động thanh toán trên thiết bị di động, với việc áp dụng sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt, giọng nói…), sử dụng mã phản hồi nhanh (QR Code), công nghệ mã hóa thông tin thẻ, thanh toán phi tiếp xúc, công nghệ mPOS...
Phát biểu tại buổi làm việc, điểm lại những thành tựu kinh tế-xã hội của đất nước năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng trong đó có vai trò quan trọng của ngành ngân hàng, nhất là việc bảo đảm kiểm soát lạm phát ở mức 3,54% trong bối cảnh các nước có quan hệ thương mại lớn với Việt Nam đều tăng lãi suất. Thủ tướng đánh giá cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ngành đã tham mưu để chỉ đạo tốt công tác điều hành kinh tế vĩ mô.
Ghi nhận việc rất nhiều ngân hàng thương mại đã chia sẻ, hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh thành công, Thủ tướng khẳng định Chính phủ luôn kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Chính phủ đánh giá cao Ngân hàng Nhà nước đã có cơ chế quản lý phù hợp cho cả hệ thống chứ không ưu tiên bất kỳ ngân hàng thương mại nào.
Đi sâu phân tích những thành công của ngành ngân hàng trong năm tài chính vừa qua, Thủ tướng cho rằng thứ nhất là chính sách tiền tệ đã chủ động linh hoạt; làm tốt nhiệm vụ kiểm soát lạm phát, vừa duy trì ổn định thị trường tiền tệ, vừa tạo điều kiện cho chính sách tài khóa và chính sách vĩ mô khác có tác dụng; chính sách tiền tệ đã được thực hiện linh hoạt, chặt chẽ, bản lĩnh.Thủ tướng cho rằng, trong bối cảnh quốc tế bất ổn, việc vẫn giữ vững tỷ giá, lãi suất là một nỗ lực lớn.
Thủ tướng đánh giá các tổ chức tín dụng đã ổn định hơn, an toàn hơn về năng lực tài chính, chất lượng quản lý, tiệm cận với thông lệ quốc tế. Cơ cấu tài sản bảo đảm an toàn vốn, tỷ lệ dự trữ đều đạt chỉ số tốt; an toàn hệ thống được bảo đảm.
Thủ tướng vui mừng cho biết trong tốp 500 ngân hàng giá trị nhất thế giới đã có tên các Ngân hàng Việt Nam; Quỹ tiền tệ quốc tế cũng đánh giá cao hệ thống tín dụng tại Việt Nam. Thủ tướng ghi nhận việc ngành ngân hàng đi tiên phong trong ứng dụng công nghệ số; phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; cắt giảm 1/3 điều kiện để cải thiện năng lực tiếp cận tín dụng.
Chỉ ra một số tồn tại cần khắc phục của ngành ngân hàng, Thủ tướng cho rằng việc xử lý nợ xấu vẫn còn khó khăn, thêm vào đó, nợ xấu trong cho vay tiêu dùng có xu hướng gia tăng.
Đặc biệt, Thủ tướng nêu rõ tình trạng tín dụng đen ở nhiều địa bàn gây tác động tiêu cực, ảnh hưởng niềm tin của người dân. “Tín dụng đen đang bủa vây người yếu thế,” Thủ tướng nói và dẫn ra một đánh giá của WB cho rằng Việt Nam mặc dù có tỷ lệ tiếp cận tín dụng tốt nhưng các ngân hàng vẫn chưa mang được tín dụng đến với người dân. Do đó, Thủ tướng lưu ý ngành ngân hàng phải phối hợp tốt với ngành Công an trong nhiệm vụ đấu tranh, hạn chế, đẩy lùi loại hình “tín dụng đen” bởi đây là một loại tội phạm gây nguy hiểm cho xã hội. Tín dụng đen đi liền với xã hội đen, phải có chiến dịch mạnh mẽ để đẩy lùi tín dụng đen.
“Hệ thống tín dụng phải vươn ra. Lo thương mại, lo lợi nhuận tốt cũng được nhưng phải có trách nhiệm hỗ trợ người dân”, Thủ tướng chỉ đạo.
Thủ tướng cũng đề cập đến việc để xảy ra sai phạm tại một số ngân hàng thương mại trong thời gian qua và đề nghị công tác thanh tra giám sát cần nghiêm túc hơn; cùng với đó là tăng cường tu dưỡng phẩm chất đạo đức của người làm ngân hàng.
Hoan nghênh Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ hết sức cụ thể, thiết thực, Thủ tướng lưu ý công tác chỉ đạo về lĩnh vực tiền tệ ngân hàng tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, do đó không thể chủ quan, cần đề cao cảnh giác, theo dõi tình hình.
Nhấn mạnh mục tiêu Việt Nam phải vươn lên để thoát bẫy thu nhập trung bình, Thủ tướng chỉ rõ: “Năm vừa rồi ta đạt 7,08% và năm nay chúng ta phấn đấu vượt. Trong 12 chữ phương châm hành động của Chính phủ năm 2019 có chữ “bứt phá”. Và câu hỏi là các đồng chí bứt phá như thế nào để hỗ trợ tốt cho sản xuất kinh doanh”, Thủ tướng đặt vấn đề.
Chỉ đạo nhiệm vụ của ngành Ngân hàng trong năm 2019, Thủ tướng khẳng định đầu tiên là nhiệm vụ chính trị, bao quát điều hành chính sách tiền tệ bảo đảm hiệu lực hiệu quả, tăng khả năng bứt phá. Cùng với đó phải khơi thông các nguồn lực để giúp phát triển nhanh, bền vững. “Ngân hàng phải làm gì trong cách mạng 4.0, trong đó có vấn đề thanh toán điện tử”, Thủ tướng nói và chỉ đạo cần tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu các tổ chức tín dụng với mục tiêu giảm nợ xấu, phát triển bền vững.
Thủ tướng cũng nhắc nhở ngành Ngân hàng đẩy mạnh công tác truyền thông, khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng./.
Thanh toán điện tử qua Internet, điện thoại di động đạt được kết quả đáng ghi nhận, thu hút số lượng lớn khách hàng sử dụng. Một số ngân hàng thương mại đã nghiên cứu, hợp tác và đưa các công nghệ mới, hiện đại vào hoạt động thanh toán trên thiết bị di động, với việc áp dụng sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt, giọng nói…), sử dụng mã phản hồi nhanh (QR Code), công nghệ mã hóa thông tin thẻ, thanh toán phi tiếp xúc, công nghệ mPOS...
Phát biểu tại buổi làm việc, điểm lại những thành tựu kinh tế-xã hội của đất nước năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng trong đó có vai trò quan trọng của ngành ngân hàng, nhất là việc bảo đảm kiểm soát lạm phát ở mức 3,54% trong bối cảnh các nước có quan hệ thương mại lớn với Việt Nam đều tăng lãi suất. Thủ tướng đánh giá cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ngành đã tham mưu để chỉ đạo tốt công tác điều hành kinh tế vĩ mô.
Ghi nhận việc rất nhiều ngân hàng thương mại đã chia sẻ, hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh thành công, Thủ tướng khẳng định Chính phủ luôn kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Chính phủ đánh giá cao Ngân hàng Nhà nước đã có cơ chế quản lý phù hợp cho cả hệ thống chứ không ưu tiên bất kỳ ngân hàng thương mại nào.
Đi sâu phân tích những thành công của ngành ngân hàng trong năm tài chính vừa qua, Thủ tướng cho rằng thứ nhất là chính sách tiền tệ đã chủ động linh hoạt; làm tốt nhiệm vụ kiểm soát lạm phát, vừa duy trì ổn định thị trường tiền tệ, vừa tạo điều kiện cho chính sách tài khóa và chính sách vĩ mô khác có tác dụng; chính sách tiền tệ đã được thực hiện linh hoạt, chặt chẽ, bản lĩnh.Thủ tướng cho rằng, trong bối cảnh quốc tế bất ổn, việc vẫn giữ vững tỷ giá, lãi suất là một nỗ lực lớn.
Thủ tướng đánh giá các tổ chức tín dụng đã ổn định hơn, an toàn hơn về năng lực tài chính, chất lượng quản lý, tiệm cận với thông lệ quốc tế. Cơ cấu tài sản bảo đảm an toàn vốn, tỷ lệ dự trữ đều đạt chỉ số tốt; an toàn hệ thống được bảo đảm.
Thủ tướng vui mừng cho biết trong tốp 500 ngân hàng giá trị nhất thế giới đã có tên các Ngân hàng Việt Nam; Quỹ tiền tệ quốc tế cũng đánh giá cao hệ thống tín dụng tại Việt Nam. Thủ tướng ghi nhận việc ngành ngân hàng đi tiên phong trong ứng dụng công nghệ số; phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; cắt giảm 1/3 điều kiện để cải thiện năng lực tiếp cận tín dụng.
Chỉ ra một số tồn tại cần khắc phục của ngành ngân hàng, Thủ tướng cho rằng việc xử lý nợ xấu vẫn còn khó khăn, thêm vào đó, nợ xấu trong cho vay tiêu dùng có xu hướng gia tăng.
Đặc biệt, Thủ tướng nêu rõ tình trạng tín dụng đen ở nhiều địa bàn gây tác động tiêu cực, ảnh hưởng niềm tin của người dân. “Tín dụng đen đang bủa vây người yếu thế,” Thủ tướng nói và dẫn ra một đánh giá của WB cho rằng Việt Nam mặc dù có tỷ lệ tiếp cận tín dụng tốt nhưng các ngân hàng vẫn chưa mang được tín dụng đến với người dân. Do đó, Thủ tướng lưu ý ngành ngân hàng phải phối hợp tốt với ngành Công an trong nhiệm vụ đấu tranh, hạn chế, đẩy lùi loại hình “tín dụng đen” bởi đây là một loại tội phạm gây nguy hiểm cho xã hội. Tín dụng đen đi liền với xã hội đen, phải có chiến dịch mạnh mẽ để đẩy lùi tín dụng đen.
“Hệ thống tín dụng phải vươn ra. Lo thương mại, lo lợi nhuận tốt cũng được nhưng phải có trách nhiệm hỗ trợ người dân”, Thủ tướng chỉ đạo.
Thủ tướng cũng đề cập đến việc để xảy ra sai phạm tại một số ngân hàng thương mại trong thời gian qua và đề nghị công tác thanh tra giám sát cần nghiêm túc hơn; cùng với đó là tăng cường tu dưỡng phẩm chất đạo đức của người làm ngân hàng.
Hoan nghênh Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ hết sức cụ thể, thiết thực, Thủ tướng lưu ý công tác chỉ đạo về lĩnh vực tiền tệ ngân hàng tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, do đó không thể chủ quan, cần đề cao cảnh giác, theo dõi tình hình.
Nhấn mạnh mục tiêu Việt Nam phải vươn lên để thoát bẫy thu nhập trung bình, Thủ tướng chỉ rõ: “Năm vừa rồi ta đạt 7,08% và năm nay chúng ta phấn đấu vượt. Trong 12 chữ phương châm hành động của Chính phủ năm 2019 có chữ “bứt phá”. Và câu hỏi là các đồng chí bứt phá như thế nào để hỗ trợ tốt cho sản xuất kinh doanh”, Thủ tướng đặt vấn đề.
Chỉ đạo nhiệm vụ của ngành Ngân hàng trong năm 2019, Thủ tướng khẳng định đầu tiên là nhiệm vụ chính trị, bao quát điều hành chính sách tiền tệ bảo đảm hiệu lực hiệu quả, tăng khả năng bứt phá. Cùng với đó phải khơi thông các nguồn lực để giúp phát triển nhanh, bền vững. “Ngân hàng phải làm gì trong cách mạng 4.0, trong đó có vấn đề thanh toán điện tử”, Thủ tướng nói và chỉ đạo cần tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu các tổ chức tín dụng với mục tiêu giảm nợ xấu, phát triển bền vững.
Thủ tướng cũng nhắc nhở ngành Ngân hàng đẩy mạnh công tác truyền thông, khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng./.
Bế mạc Hội nghị lần thứ 9 Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc  (09/01/2019)
Phòng chống tiêu cực trong công tác thi đua, khen thưởng  (09/01/2019)
Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Văn phòng Quốc hội  (09/01/2019)
Đảng ủy Binh chủng Tăng thiết giáp tổ chức Hội nghị ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2019  (09/01/2019)
Tỉnh Lai Châu: Nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng đặc biệt khó khăn  (09/01/2019)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay