Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng tại Đà Nẵng
Thực hiện Kế hoạch số 192-KH/BCĐTW, ngày 04-9-2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng kiểm tra công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, ngày 22-11, Đoàn kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm Trưởng đoàn đã công bố, triển khai kế hoạch kiểm tra tại Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng.
Tại buổi làm việc, đại diện Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã báo cáo với Đoàn công tác về công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế giai đoạn 2013 - 2018. Theo đó, công tác thu hồi tài sản trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế (theo từng giai đoạn tố tụng) như sau: Tổng số vụ án thụ lý là 28 vụ trong giai đoạn điều tra, với tổng số tiền, tài sản đã phát hiện, áp dụng biện pháp thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa là hơn 7,6 tỷ đồng, 11.632 gam vàng… Tổng số vụ án thụ lý trong giai đoạn xét xử là 23 vụ với tổng số tiền, tài sản đã phát hiện, áp dụng biện pháp thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa là hơn 69,267 tỷ đồng, 12.299 gam vàng… Tổng số bản án, quyết định hình sự về tham nhũng, kinh tế trong giai đoạn thi hành án dân sự là 30 vụ, với tổng số tiền thu hồi theo quyết định hình sự về tham nhũng, kinh tế của Tòa án nhân dân các cấp là gần 4.000 tỷ đồng… Hiện đã thi hành xong 36 việc với hơn 4 tỷ đồng (đạt 82% số việc). Tuy nhiên, số tiền thu hồi này còn hạn chế trong tổng số tiền phải thi hành vì vụ Phạm Công Danh hiện chưa thu hồi được số tiền hơn 3.946 tỷ đồng.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho biết, qua thực tiễn triển khai công việc, Đà Nẵng đã rút ra nhiều kinh nghiệm trong công tác tăng cường kiểm tra, giám sát về phòng chống tham nhũng. Dù đã đạt tỷ lệ số việc phải thi hành khá cao, tuy nhiên tổng số tiền thu hồi còn hạn chế. Việc Đoàn Kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương làm việc tại Đà Nẵng đã góp phần củng cố thêm niềm tin trong đông đảo cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân đối với Đảng về xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản sai phạm.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh, mục đích của lần làm việc này nhằm thông qua công tác kiểm tra để đánh giá đúng tình hình, kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; tìm ra hạn chế, khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn công tác, từ đó có biện pháp thiết thực, hữu hiệu nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ mong muốn, thông qua việc kiểm tra và thực tiễn công tác thu hồi tài sản, thành phố Đà Nẵng sẽ tìm ra sơ hở, thiếu sót, bất cập trong cơ chế, chính sách về thu hồi tài sản tham nhũng để đề xuất, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện. Từ đó, giúp tăng cường hiệu quả công tác thu hồi tài sản của cơ quan chức năng, khắc phục tối đa thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cho rằng, vụ án Phạm Công Danh đang được dư luận xã hội rất quan tâm, số tiền phải thu hồi ở thành phố Đà Nẵng rất lớn (gần 4.000 tỷ đồng), trong khi tài sản phải xử lý để thi hành án là dự án khu phức hợp dịch vụ cao tầng Sân vận động Chi Lăng đang gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, nhiều vướng mắc về mặt pháp lý còn chưa được giải quyết.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị, Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng tổng hợp đầy đủ, cụ thể những khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và đề xuất, kiến nghị của thành phố đối với vụ Phạm Công Danh để Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Chính phủ chỉ đạo./.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Hà Nội phải đi sớm nhất và đi đầu trong thanh toán điện tử  (22/11/2018)
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Tuyệt đối không chủ quan với bão số 9  (22/11/2018)
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động ở Hoàng Sa  (22/11/2018)
Việt Nam mong muốn Nhật vươn lên là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất  (22/11/2018)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên