Thủ tướng yêu cầu thắt chặt việc quản lý vốn vay ODA, vay ưu đãi
21:00, ngày 08-03-2018
Sáng 08-3-2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành về việc quản lý vốn vay ODA và vay ưu đãi. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh; Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.
Các ý kiến phát biểu tại cuộc làm việc đều nhất trí cho rằng, những chương trình, dự án ODA và vay ưu đãi nước ngoài phải bảo đảm nguyên tắc chỉ vay cho đầu tư phát triển, không vay cho chi thường xuyên. Quan điểm này cần được quán triệt từ khâu đề xuất chủ trương, đàm phán, ký kết cũng như thực hiện.
Tuy nhiên, một số ý kiến băn khoăn về việc phân định giữa chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển trong các dự án ODA còn chưa rõ ràng. Các ý kiến thống nhất quan điểm chi cho đầu tư phát triển thường được nói tới là chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, hay còn gọi là “phần cứng” thì “phần mềm” như các dự án tăng cường năng lực, các dự án hỗ trợ kỹ thuật, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục là rất cần thiết, chi cho con người cũng cần được xem là chi đầu tư phát triển.
Kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng nhấn mạnh vai trò của ODA đối với phát triển kinh tế-xã hội thời gian qua, nhất là đối với phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường năng lực bộ máy. Thủ tướng nhất trí rằng, không chỉ hạ tầng cứng mà cả hạ tầng mềm cũng quan trọng. Thời gian qua, công tác quản lý ODA có nhiều tiến bộ, chặt chẽ hơn, tuy nhiên còn tồn tại bất cập, hạn chế.
Thủ tướng yêu cầu trong giai đoạn tới phải thắt chặt quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản vay ODA, kể cả các dự án hỗ trợ kỹ thuật theo hướng "chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn để dòng vốn này đi vào phục vụ phát triển tốt hơn," Thủ tướng nhấn mạnh và đề nghị tiếp tục rà soát, cắt giảm các khoản chi không cần thiết trong các dự án ODA như mua ôtô.
Thủ tướng nhất trí với các ý kiến rằng phải có tiêu chí rõ ràng hơn, đâu là chi đầu tư phát triển, đâu là chi thường xuyên trong các dự án ODA. Phải làm rõ các khái niệm này, không để nhầm lẫn, dẫn đến khó khăn trong quản lý. Thủ tướng giao Bộ Tài chính làm rõ khái niệm này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các chương trình, dự án ODA và các hiệp định đã ký từ năm 2017 về trước cần thực hiện theo Nghị quyết 49 của Quốc hội. Các cơ quan chủ quản chủ động rà soát, cắt giảm tối đa các khoản chi không hiệu quả, không phù hợp, chưa cần thiết để làm sao bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và trên cơ sở thống nhất với các nhà tài trợ; gửi Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Các khoản vay ODA mới chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển, không dùng cho chi thường xuyên.
Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về vốn ODA trong giai đoạn tới, lấy ý kiến của các bộ, ngành, trình Thủ tướng Chính phủ./.
Tuy nhiên, một số ý kiến băn khoăn về việc phân định giữa chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển trong các dự án ODA còn chưa rõ ràng. Các ý kiến thống nhất quan điểm chi cho đầu tư phát triển thường được nói tới là chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, hay còn gọi là “phần cứng” thì “phần mềm” như các dự án tăng cường năng lực, các dự án hỗ trợ kỹ thuật, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục là rất cần thiết, chi cho con người cũng cần được xem là chi đầu tư phát triển.
Kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng nhấn mạnh vai trò của ODA đối với phát triển kinh tế-xã hội thời gian qua, nhất là đối với phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường năng lực bộ máy. Thủ tướng nhất trí rằng, không chỉ hạ tầng cứng mà cả hạ tầng mềm cũng quan trọng. Thời gian qua, công tác quản lý ODA có nhiều tiến bộ, chặt chẽ hơn, tuy nhiên còn tồn tại bất cập, hạn chế.
Thủ tướng yêu cầu trong giai đoạn tới phải thắt chặt quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản vay ODA, kể cả các dự án hỗ trợ kỹ thuật theo hướng "chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn để dòng vốn này đi vào phục vụ phát triển tốt hơn," Thủ tướng nhấn mạnh và đề nghị tiếp tục rà soát, cắt giảm các khoản chi không cần thiết trong các dự án ODA như mua ôtô.
Thủ tướng nhất trí với các ý kiến rằng phải có tiêu chí rõ ràng hơn, đâu là chi đầu tư phát triển, đâu là chi thường xuyên trong các dự án ODA. Phải làm rõ các khái niệm này, không để nhầm lẫn, dẫn đến khó khăn trong quản lý. Thủ tướng giao Bộ Tài chính làm rõ khái niệm này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các chương trình, dự án ODA và các hiệp định đã ký từ năm 2017 về trước cần thực hiện theo Nghị quyết 49 của Quốc hội. Các cơ quan chủ quản chủ động rà soát, cắt giảm tối đa các khoản chi không hiệu quả, không phù hợp, chưa cần thiết để làm sao bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và trên cơ sở thống nhất với các nhà tài trợ; gửi Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Các khoản vay ODA mới chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển, không dùng cho chi thường xuyên.
Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về vốn ODA trong giai đoạn tới, lấy ý kiến của các bộ, ngành, trình Thủ tướng Chính phủ./.
Những biến chuyển của chính sách giảm nghèo đa chiều bền vững và định hướng giải pháp cho giai đoạn mới  (08/03/2018)
Hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam: Những điểm nổi bật trong năm 2017 và định hướng cho năm 2018  (08/03/2018)
Cửu Long JOC quyết tâm cho dòng khí đầu tiên vào quý IV/2021  (08/03/2018)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên