Năm 2017, sau “sóng gió”, ngành y tế quyết tâm cải tiến chất lượng khám chữa bệnh
Năm 2017, có thể coi là năm “sóng gió” với ngành y tế khi phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức. Trong đó, dịch sốt xuất huyết xuất hiện ở cả 63 tỉnh, thành phố, đặc biệt diễn biến phức tạp tại miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Mặt khác, trong năm 2017, ngành y tế nước nhà cũng phải đối mặt với nhiều sự cố y khoa nghiêm trọng, không chỉ gây mất mát lớn đối với gia đình các nạn nhân, thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội và đội ngũ thầy thuốc... Đây là những sự cố y khoa không mong muốn và qua đó ngành y tế càng quyết tâm tiếp tục cải tiến, quản lý chất lượng khám chữa bệnh, quản lý rủi ro nguy cơ tại các bệnh viện.
* Những sự cố không mong muốn
Năm 2017, dịch sốt xuất huyết lan rộng khắp 63 tỉnh, thành phố, khiến 163.600 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 138.327 trường hợp nhập viện, 30 trường hợp tử vong. Số trường hợp mắc gia tăng từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 8-2017. Từ tuần đầu tháng 9-2017, số mắc giảm nhiều ở hầu hết các tỉnh, thành phố. Riêng tại thành phố Hà Nội - nơi diễn ra dịch sốt xuất huyết sớm hơn mọi năm với diễn biến phức tạp, số ca mắc đã giảm mạnh liên tục.
Bộ Y tế cho biết: Đến thời điểm này, phần lớn các tỉnh, thành phố ghi nhận số ca mắc sốt xuất giảm; đặc biệt là khu vực miền Bắc đang là mùa đông, thời tiết lạnh giá nên dịch thời gian tới có xu hướng giảm. Tuy vậy, ở khu vực miền Nam, miền Trung vẫn trong thời điểm mà những năm trước là tháng cao điểm về sốt xuất huyết. Chính vì vậy, cộng đồng không nên chủ quan, lơ là các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết; tiếp tục phải duy trì các hoạt động phòn bệnh đã thực hiện để ngăn ngừa nguy cơ dịch bùng phát trở lại. Riêng tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo chống dịch Bộ Y tế liên tục theo dõi sát tình hình, diễn biến dịch, họp cùng các đơn vị liên quan và các chuyên gia quốc tế, tham mưu cho chính quyền thành phố, đẩy mạnh hoạt động các đội xung kích diệt bọ gậy trên nhiều điểm nóng, huy động toàn bộ lực lượng cần thiết cùng vào cuộc.
Cũng trong năm qua, ngành y tế đối mặt với nhiều vụ việc nghiêm trọng như: sự cố chạy thận nhân tạo làm 8 người chết tại Hòa Bình, vụ 4 trẻ sơ sinh bị tử vong tại Bắc Ninh, vi phạm trong quản lý, sử dụng thuốc điều trị ung thư…
Vào tháng 5-2017, 18 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đột ngột có dấu hiệu bất thường; 8 người lần lượt tử vong; 10 người còn lại đã ổn định sức khỏe và xuất bản. Cơ quan chức năng nhận định, nguyên nhân khiến 8 bệnh nhân tử vong là do nguồn nước cung cấp việc lọc thận, chạy thận nhân tạo; các thiết bị được bảo dưỡng và đưa vào hoạt động không kiểm định đúng quy trình...
Đến tháng 11-2017, 4 bé sinh non đang điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh lần lượt tử vong. Kết luận sơ bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật hình sự và các chuyên gia nhi khoa, dựa trên giám định pháp y bệnh nhi, nguyên nhân gây tử vong là do “sốc nhiễm khuẩn”, có liên quan nhiễm khuẩn bệnh viện. Có 20 bé được đưa về các bệnh viện lớn ở Hà Nội để tiếp tục điều trị, trong khi khu vực chăm sóc đặc biệt trẻ sinh non ở viện Bắc Ninh tiến hành sát khuẩn. Hội đồng kết luận, 4 trẻ sinh non tháng, nhẹ cân so với tuổi thai trên các bà mẹ có tiền sử sản khoa bệnh lý, đã được xử lý sản khoa phù hợp.
* Tiếp tục xây dựng chuẩn chất lượng bệnh viện
Ngay sau khi các sự cố y khoa xảy ra, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đến thăm và tặng quà các bệnh nhân, chia buồn với những người nhà nạn nhân. Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, sự cố 8 bệnh nhân đã tử vong trong số 18 bệnh nhân đang lọc máu trong khoa chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình là sự cố y khoa trầm trọng. Cả nước hàng năm có hàng triệu trường hợp được lọc máu và hàng ngày các tuyến từ Trung ương đến tuyến tỉnh đã tuân thủ những quy trình rất chặt chẽ được Bộ Y tế ban hành theo tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, sự cố này là một trường hợp đặc biệt xảy ra trong điều kiện cụ thể tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Ngay sau khi xảy ra sự cố, Bộ Y tế đã chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với tỉnh Hòa Bình thành lập Hội đồng chuyên môn để tìm ra nguyên nhân và phối hợp với các cơ quan chức năng để làm rõ; xử lý nghiêm sai phạm nếu có. Bộ đề nghị Bệnh viện Bạch Mai cứu chữa cho 10 bệnh nhân còn lại, không để thêm bệnh nhân tử vong. Đặc biệt, các chuyên gia đã hỗ trợ để khoa thận nhân tạo của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình sớm quay lại hoạt động nhằm tạo điều kiện để 100 bệnh nhân ở đây được điều trị đúng qui trình chuyên môn; không để các bệnh nhân này do sự cố mà phải ngừng điều trị.
Đối với trường hợp 4 trẻ tử vong tại Bắc Ninh, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhận định: Đây là sự cố không ai mong muốn nhưng 4 trẻ sơ sinh tử vong trong cùng một ngày, cùng một khoa là hiện tượng bất thường. Sau khi phát hiện có sự hiện diện vi khuẩn đang kháng thuốc nguy hiểm (là thủ phạm gây sốc nhiễm khuẩn gây tử vong 4 trẻ sinh non ngày 20-11), Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh tiến hành khử khuẩn toàn bộ khu vực chăm sóc điều trị trẻ sơ sinh.
Thời gian tới, để giảm sự cố y khoa, Bộ Y tế tiếp tục xây dựng chuẩn chất lượng bệnh viện, các chuẩn chất lượng chuyên môn (hiện đang xây dựng được cho một số chuyên ngành như đơn vị đột quỵ, mổ đục thủy tinh thể…); thiết lập tổ chức chứng nhận chất lượng bệnh viện độc lập thực hiện việc đánh giá, giám sát, kiểm định chất lượng bệnh viện một cách khách quan và được chuẩn hóa. Đồng thời, ngành y tế tăng cường đào tạo, tập huấn về vấn đề an toàn người bệnh, thay đổi tư duy xử phạt, quy lỗi cá nhân sang khuyến khích báo cáo tự nguyện. Ngoài ra, Bộ Tài chính phối hợp cùng Bộ Y tế tìm giải pháp để Nghị định 102/2011/NĐ-CP thực sự có hiệu lực, giúp cho người hành nghề và cơ sở khám chữa bệnh trước những nguy cơ, rủi ro, sự cố không mong muốn…
Mặt khác, để bảo đảm an toàn người bệnh, các cơ sở khám chữa bệnh cần nghiêm túc thực hiện việc bảo đảm thiết lập chương trình và xây dựng các quy định, cụ thể bảo đảm toàn người bệnh và nhân viên y tế. Các cơ sở y tế thiết lập hệ thống thu thập, báo cáo sai sót chuyên môn, sự cố y khoa; xây dựng quy trình phân tích xác định nguyên nhân gốc gây nên sự cố y khoa, đánh giá các rủi ro tiềm ẩn; hướng dẫn biện pháp phòng ngừa sự cố y khoa và khuyến khích sự tham gia cộng đồng và người bệnh trong công tác bảo đảm an toàn người bệnh./.
Phát triển nguồn nhân lực: Nhu cầu lao động dịp cuối năm tăng cao  (30/12/2017)
10 sự kiện nổi bật của Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2017  (30/12/2017)
Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” - Chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam  (30/12/2017)
Dư luận thế giới về chiến thắng Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không  (30/12/2017)
Chủ động kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng  (30/12/2017)
Chủ tịch nước dự Hội nghị triển khai công tác ngành Kiểm sát nhân dân  (30/12/2017)
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên