Chủ tịch nước dự Hội nghị triển khai công tác ngành Kiểm sát nhân dân
00:04, ngày 30-12-2017
Ngày 29-12-2017, tại Hà Nội, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức Hội nghị triển khai công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2018. Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Trưởng ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương tới dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Dự hội nghị có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, thành viên Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; đại biểu lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương, địa phương.
Năm 2017, tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp, cơ quan chức năng đã phát hiện, khởi tố 69.481 vụ án hình sự. Viện Kiểm sát các cấp đã kiểm sát chặt chẽ 100% các quyết định giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, các vụ án hình sự ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình điều tra. Thông qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Viện Kiểm sát các cấp đã yêu cầu khởi tố 565 vụ; kiểm sát chặt chẽ hồ sơ, trực tiếp lấy lời khai trước khi phê chuẩn các lệnh, quyết định đối với 31.618 người bị tạm giữ; ban hành 56.812 yêu cầu điều tra vụ án. Các trường hợp xảy ra oan, sai giảm đáng kể. Năm 2017, chỉ còn 3 bị cáo tòa án cấp sơ thẩm tuyên không phạm tội có trách nhiệm của Viện Kiểm sát (giảm 70%)…
Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao tập trung chỉ đạo điều tra, truy tố, đưa ra xét xử nghiêm minh nhiều vụ tham nhũng, kinh tế lớn, như vụ Hà Văn Thắm, vụ Phạm Công Danh, vụ Giang Kim Đạt... Đẩy mạnh tiến độ điều tra giai đoạn II một số vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng để sớm đưa ra xét xử trong thời gian tới. Kết quả điều tra, truy tố và xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế thời gian qua được dư luận đồng tình ủng hộ, tạo hiệu ứng tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước.
Ngành Kiểm sát đã hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong các nghị quyết của Quốc hội. Toàn ngành Kiểm sát tập trung thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án hình sự và công tác điều tra tội phạm thuộc thẩm quyền; nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp khác; tập trung triển khai quán triệt và thi hành các đạo luật mới về tư pháp; chú trọng thực hiện công tác xây dựng Đảng, xây dựng ngành.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao kết quả công tác của ngành Kiểm sát nhân dân đã đạt được trong năm 2017, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, phục vụ thắng lợi sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế của đất nước.
Ngành Kiểm sát nhân dân đã chấp hành nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ các mặt công tác, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch đã đề ra, tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, quyền con người, quyền công dân, xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, năm 2018 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện và phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Đây cũng là năm các cơ quan tư pháp, trong đó có ngành Kiểm sát nhân dân triển khai thi hành các đạo luật mới về tư pháp, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về cải cách tư pháp, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, góp phần tạo môi trường thuận lợi để phát triển đất nước.
Trên tinh thần này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị ngành Kiểm sát nhân dân chủ động nghiên cứu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp các chủ trương, giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, đặc biệt là tội phạm tham nhũng, chức vụ, tội phạm kinh tế; đề cao tinh thần “Thượng tôn pháp luật”, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm công lý phải được thực thi, góp phần xây dựng một xã hội trật tự, kỷ cương, văn minh. Ngành cần đề cao trách nhiệm, nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; tập trung đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là các loại tội phạm mới. Ngành Kiểm sát chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh các vụ án tham nhũng, kinh tế lớn, thu hồi tài sản của Nhà nước bị chiếm đoạt; bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, xử lý đúng người, đúng tội, không để lọt tội phạm, không làm oan, sai người vô tội.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang yêu cầu ngành Kiểm sát nhân dân tiếp tục hoàn thiện, thực hiện tốt cơ chế phối hợp chặt chẽ với Ban Nội chính Trung ương, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ, các bộ, ban, ngành, địa phương trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và trong công tác xây dựng thể chế; tập trung nghiên cứu, xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh xây dựng và thực hiện đầy đủ các hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang lưu ý ngành Kiểm sát nhân dân phải chú trọng chăm lo xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân vững mạnh toàn diện, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”. Đi cùng với việc tiếp tục quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chủ động sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII)./.
Năm 2017, tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp, cơ quan chức năng đã phát hiện, khởi tố 69.481 vụ án hình sự. Viện Kiểm sát các cấp đã kiểm sát chặt chẽ 100% các quyết định giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, các vụ án hình sự ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình điều tra. Thông qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Viện Kiểm sát các cấp đã yêu cầu khởi tố 565 vụ; kiểm sát chặt chẽ hồ sơ, trực tiếp lấy lời khai trước khi phê chuẩn các lệnh, quyết định đối với 31.618 người bị tạm giữ; ban hành 56.812 yêu cầu điều tra vụ án. Các trường hợp xảy ra oan, sai giảm đáng kể. Năm 2017, chỉ còn 3 bị cáo tòa án cấp sơ thẩm tuyên không phạm tội có trách nhiệm của Viện Kiểm sát (giảm 70%)…
Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao tập trung chỉ đạo điều tra, truy tố, đưa ra xét xử nghiêm minh nhiều vụ tham nhũng, kinh tế lớn, như vụ Hà Văn Thắm, vụ Phạm Công Danh, vụ Giang Kim Đạt... Đẩy mạnh tiến độ điều tra giai đoạn II một số vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng để sớm đưa ra xét xử trong thời gian tới. Kết quả điều tra, truy tố và xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế thời gian qua được dư luận đồng tình ủng hộ, tạo hiệu ứng tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước.
Ngành Kiểm sát đã hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong các nghị quyết của Quốc hội. Toàn ngành Kiểm sát tập trung thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án hình sự và công tác điều tra tội phạm thuộc thẩm quyền; nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp khác; tập trung triển khai quán triệt và thi hành các đạo luật mới về tư pháp; chú trọng thực hiện công tác xây dựng Đảng, xây dựng ngành.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao kết quả công tác của ngành Kiểm sát nhân dân đã đạt được trong năm 2017, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, phục vụ thắng lợi sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế của đất nước.
Ngành Kiểm sát nhân dân đã chấp hành nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ các mặt công tác, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch đã đề ra, tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, quyền con người, quyền công dân, xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, năm 2018 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện và phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Đây cũng là năm các cơ quan tư pháp, trong đó có ngành Kiểm sát nhân dân triển khai thi hành các đạo luật mới về tư pháp, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về cải cách tư pháp, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, góp phần tạo môi trường thuận lợi để phát triển đất nước.
Trên tinh thần này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị ngành Kiểm sát nhân dân chủ động nghiên cứu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp các chủ trương, giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, đặc biệt là tội phạm tham nhũng, chức vụ, tội phạm kinh tế; đề cao tinh thần “Thượng tôn pháp luật”, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm công lý phải được thực thi, góp phần xây dựng một xã hội trật tự, kỷ cương, văn minh. Ngành cần đề cao trách nhiệm, nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; tập trung đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là các loại tội phạm mới. Ngành Kiểm sát chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh các vụ án tham nhũng, kinh tế lớn, thu hồi tài sản của Nhà nước bị chiếm đoạt; bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, xử lý đúng người, đúng tội, không để lọt tội phạm, không làm oan, sai người vô tội.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang yêu cầu ngành Kiểm sát nhân dân tiếp tục hoàn thiện, thực hiện tốt cơ chế phối hợp chặt chẽ với Ban Nội chính Trung ương, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ, các bộ, ban, ngành, địa phương trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và trong công tác xây dựng thể chế; tập trung nghiên cứu, xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh xây dựng và thực hiện đầy đủ các hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang lưu ý ngành Kiểm sát nhân dân phải chú trọng chăm lo xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân vững mạnh toàn diện, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”. Đi cùng với việc tiếp tục quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chủ động sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII)./.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành nghiêm túc tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư  (30/12/2017)
Kinh tế tư nhân: Động lực quan trọng trong phát triển kinh tế Việt Nam  (30/12/2017)
Giải báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” năm 2017  (30/12/2017)
Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Binh chủng Tăng thiết giáp tổ chức Hội nghị Quân chính năm 2017  (30/12/2017)
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt quyết định và bài học lịch sử  (30/12/2017)
Phòng, chống HIV/AIDS - Nỗ lực và thách thức  (29/12/2017)
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên