Phụ nữ Việt Nam nắm nhiều trọng trách trong xã hội
Là một trong những quốc gia sớm tham gia Công ước quốc tế về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách đảm bảo sự phát triển đầy đủ của phụ nữ và nâng cao vị trí, vai trò của họ trên mọi lĩnh vực.
Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng chống bạo lực gia đình với các mục tiêu và nguyên tắc cơ bản phản ánh đầy đủ nội dung và tinh thần của Công ước CEDAW, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ.
Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ cũng đang tích cực triển khai chiến lược quốc gia 2001-2010 về sự tiến bộ của phụ nữ, trong đó có 10 trong 22 mục tiêu đề ra đã hoàn thành trước thời hạn, đặc biệt là về các mục tiêu giải quyết việc làm cho phụ nữ, xóa nạn mù chữ, giảm tử vong do thai sản, tăng tỷ lệ đại biểu nữ trong cơ quan hội đồng nhân dân các cấp.
Sự có mặt của phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực thể hiện bước phát triển về chất của lực lượng lao động nữ và vị trí bình đẳng của phụ nữ Việt Nam trong đời sống xã hội.
Trong kinh doanh, phụ nữ đang ngày càng thể hiện sự năng động, sáng tạo. Con số thống kê đến cuối năm 2006, tỷ lệ giám đốc là nữ chiếm khoảng 21% trong tổng số trên 180.000 doanh nghiệp của cả nước.
Đặc biệt, đội ngũ nữ trí thức cũng lớn mạnh không ngừng với nhiều đề tài khoa học có giá trị và nhiều giải thưởng danh giá cho các thành tựu nghiên cứu khoa học. Tỷ lệ nữ hiện chiếm khoảng 20% tổng số tiến sĩ và gần 7% giáo sư, phó giáo sư trên cả nước.
Phụ nữ Việt Nam cũng giữ những chức vụ rất cao trên chính trường. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội hiện đạt gần 26%, xếp thứ 28 trên thế giới và thứ ba ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hơn 10 năm qua, Việt Nam luôn có nữ Phó Chủ tịch nước. Tỷ lệ các bộ trưởng là nữ chiếm khoảng 12%, thứ trưởng 9% và cấp vụ trưởng 6%.
Báo cáo Phát triển con người của Liên hợp quốc năm 2007 cũng đánh giá Việt Nam là nước có nhiều tiến bộ trong cải thiện công bằng giới. Năm 2007, Việt Nam xếp hạng thứ 91/157 về chỉ số phát triển giới và lần đầu tiên đã có tên trong danh sách các nước xây dựng được số đo về trao quyền giới (GEM) với vị trí thứ 52 trong số 93 nước.
Việc Chính phủ cho phép đăng cai tổ chức Hội nghị Phụ nữ thượng đỉnh toàn cầu năm 2008 tại Hà Nội từ ngày 5 - 7 tháng 6, với sự tham dự của gần 1.000 đại biểu từ trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, thêm một lần nữa khẳng định chủ trương nhất quán trong việc bảo đảm và tạo thuận lợi cho sự phát triển, tiến bộ đầy đủ của phụ nữ./.
Việt Nam là thị trường đầu tư bán lẻ hấp dẫn nhất  (04/06/2008)
Di sản văn hoá Huế rực rỡ sắc màu khai mạc Festival  (04/06/2008)
Phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XII của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng  (03/06/2008)
Bế mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII  (03/06/2008)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay