Di sản văn hoá Huế rực rỡ sắc màu khai mạc Festival
Festival Huế 2008 với chủ đề "Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển" đã khai mạc tối 3-6 tại Quảng trường Ngọ Môn, Đại Nội Huế, với sự tham gia của hàng vạn người dân địa phương và du khách.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cùng nhiều lãnh đạo khác của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã có mặt trong lễ khai mạc. Đông đảo các đại sứ, các tổng lãnh sự các nước có đoàn nghệ thuật tham dự Festival Huế; đại diện một số tỉnh, thành phố của Lào, Thái Lan, Trung Quốc cùng các tổ chức và các nhà tài trợ nước ngoài cũng đã tham dự lễ khai mạc.
Sau màn múa hát "Khúc hát Tiên Rồng"để nhớ về nguồn cội, là tiết mục Nhã nhạc Huế với các hình ảnh long phụng, cờ phướn của dàn người mẫu AD, lồng đèn hoa sen của các em thiếu nhi Huế hết sức hoành tráng và ấn tượng.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Ngọc Thiện nói: "Với chủ đề "Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển" Festival Huế 2008 là một lễ hội văn hoá du lịch lớn, tiêu biểu, đầy hấp dẫn và ấn tượng, nhằm tôn vinh những giá trị độc đáo của Việt Nam và Cố đô Huế, gắn với mở rộng giao lưu và hội nhập quốc tế, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển".
Màn pháo hoa do nghệ sĩ pháo hoa đến từ Pháp Pierre Alain Hubert thắp sáng quảng trường Ngọ Môn là một lời chào trân trọng gửi đến các vị khách quý trong đêm khai hội. Đêm khai mạc Festival Huế 2008 thực sự là một đêm hội đầy màu sắc bởi các tiết mục múa hát của các đoàn nghệ thuật đến từ trong nước và nước ngoài. Đoàn nghệ thuật Trung Quốc mang đến đêm khai mạc điệu múa lụa kinh điển "Phụng vũ Trường Linh"; Nhật bản có "Vũ điệu YOTSUDAKE odori; Bỉ có tiết mục đi cà kheo (đội nón là Việt Nam với màu cờ Bỉ); Hàn Quốc có "Múa quạt"; Pháp có biểu diễn "Kèn đồng"; Nga có "múa Ka-lin-ka"...
Đêm khai mạc tưng bừng và rộn rã màu sắc đã khép lại bằng dàn hợp xướng "Huế trong ta" do đông đảo các nghệ sĩ tham gia chương trình hoà tấu hợp xướng.
Festival Huế 2008, diễn ra từ ngày 3 đến 11-6,hội tụ tới hơn 1.500 nghệ sĩ, diễn viên của 62 đoàn nghệ thuật truyền thống và đương đại đến từ 23 đất nước trên thế giới gồm Pháp, Bỉ, Anh, Đức, Thuỵ Sĩ, Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Nga, Ru-ma-ni, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pê-ru, Thái Lan, I-xra-en, Cam-pu-chia, Ấn Độ, Phi-líp-pin, Ô-xtrây-li-a và Việt Nam.
Tổng cộng sẽ có 77 chương trình gồm các thể loại ca múa nhạc, xiếc, sân khấu, nghệ thuật đường phố, triển lãm và nghệ thuật sắp đặt, với hàng trăm suất diễn được thực hiện hàng đêm tại các sân khấu Đại Nội, Cung An Định, các quảng trường, nhà văn hoá.
Festival Huế 2008 có 5 lễ hội chính bao gồm tái hiện Lễ đăng quang của Hoàng đế Quang Trung tại Núi Bân, Lễ hội Nam Giao, Lễ hội tái hiện thi Tiến sĩ Võ, Lễ hội Áo dài, Lễ Tế Đàn Xã tắc và Chương trình "Khám phá huyền thoại Sông Hương" cùng nhiều chương trình văn hoá và lễ hội cộng đồng khác./.
Phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XII của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng  (03/06/2008)
Bế mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII  (03/06/2008)
Phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XII của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng  (03/06/2008)
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2008  (03/06/2008)
Tóm tắt Hồ sơ sự kiện số 34 (25-4-2008)  (03/06/2008)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay