Đức đặc biệt quan tâm hợp tác với Việt Nam trong bảo vệ môi trường
Trong khuôn khổ của Hội nghị phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu do Thủ tướng Chính phủ tổ chức tại thành phố Cần Thơ, sáng 26-9, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Vương Đình Huệ cùng đại diện các bộ, ban, ngành đã có buổi tiếp bà Luisa Bergfeld, Tham tán Phát triển, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Đức tại Việt Nam và ông Jasper Abramowski, Giám đốc Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tại Việt Nam.
Phát biểu tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ gửi lời cảm ơn những đóng góp, hỗ trợ của Chính phủ Đức cũng như Tổ chức GIZ dành cho Việt Nam từ những năm 1990 đến nay trong các lĩnh vực đào tạo nghề, năng lượng, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu...
Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ mong muốn Chính phủ Đức và Tổ chức GIZ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về công tác quy hoạch, phân tích tiềm năng thế mạnh của từng tỉnh, hỗ trợ xây dựng các chính sách, thể chế cho sự phát triển liên kết vùng, thiết lập các cơ sở dữ liệu chia sẻ phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long, giúp chính phủ, các bộ, ngành xây dựng quản lý thể chế, điều phối phát triển vùng..
Trong lĩnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết tình hình biến đổi khí hậu hiện nay đang diễn ra nhanh hơn và liên quan trực tiếp đến đời sống, sản xuất của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, Phó Thủ tướng mong muốn Tổ chức GIZ hỗ trợ nhân lực hệ thống quản lý tài nguyên tại chỗ, hỗ trợ các địa phương trong vùng trong lĩnh vực phát triển, cơ cấu lại ngành nông nghiệp, hỗ trợ giống canh tác trong điều kiện xâm nhập mặn.
Về lĩnh vực năng lượng tái tạo, Phó Thủ tướng cho biết vùng Đồng bằng sông Cửu Long rất giàu tiềm năng về năng lượng tái tạo đồng thời mong muốn Đức giúp phân tích, đánh giá tiềm năng về năng lượng tái tạo như: năng lượng từ gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối; đồng thời mong muốn Đức hỗ trợ một số dự án thí điểm về năng lượng tái tạo cho các địa phương của vùng...
Bà Lucia Bergfeld cho biết Chính phủ Đức sẽ hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam về các lĩnh vực tài chính và kỹ thuật. Các phiên đàm phán, hợp tác giữa hai chính phủ đã diễn ra trong năm 2017 và đầu năm 2018 tới nhằm đối thoại, xây dựng kế hoạch hợp tác trong các năm tiếp theo ở cả cấp chiến lược và cấp thực hiện. Đức đặc biệt quan tâm tới các lĩnh vực hợp tác bảo vệ môi trường, bờ biển là 1 trong 3 lĩnh vực hợp tác chiến lược.
Nhân kỷ niệm Ngày Tái thiết Đức (ngày 03-10), bà Lucia Bergfeld trân trọng gửi lời mời lãnh đạo chính phủ Việt Nam tới dự buổi lễ tổ chức tại Đại sứ quán Đức ở Hà Nội./.
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 18 đến ngày 24-9-2017)  (26/09/2017)
Thủ tướng Hungary kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam  (26/09/2017)
Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt nhiều kết quả khả quan  (26/09/2017)
Việt Nam tham dự Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 86  (26/09/2017)
APEC 2017: Hội nghị Đối tác chính sách Phụ nữ và Kinh tế APEC lần thứ 2  (26/09/2017)
Tổng Công ty Khí Việt Nam tiếp tục phát triển ổn định  (26/09/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay