APEC 2017: Hội nghị Đối tác chính sách Phụ nữ và Kinh tế APEC lần thứ 2
Ngày 26-9, tại thành phố Huế đã diễn ra Hội nghị Đối tác chính sách Phụ nữ và Kinh tế APEC lần thứ 2 (PPWE 2), trong khuôn khổ Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC 2017.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Hồng Lan cho biết: Đến thời điểm này APEC Việt Nam đã đi được nửa chặng đường và đã đạt được những kết quả tốt đẹp, nỗ lực lồng ghép bình đẳng giới và quyền năng kinh tế của phụ nữ được thể hiện thông qua tổ chức hội thảo và đề xuất khuyến nghị của các nhóm công tác; góp phần phát triển nguồn nhân lực, củng cố vai trò vị trí và tăng cường sự tham gia của các lĩnh vực của phụ nữ, thúc đẩy tiềm năng kinh tế của phụ nữ trong bối cảnh thế giới đang thay đổi.
Theo đó, việc xây dựng thực hiện các chương trình chính sách có trách nhiệm giới trong APEC cần được thực hiện để tăng cường mạnh mẽ hơn nữa việc cộng tác và lồng ghép vấn đề bình đẳng giới giữa các diễn đàn. Trong mỗi diễn đàn hướng tới vì sự tiến bộ về kinh tế của phụ nữ và bình đẳng giới của khu vực; khẳng định phụ nữ có vai trò và đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế của APEC cũng như đưa ra cách tiếp cận về kinh tế, lao động, việc làm cho cả phụ nữ và nam giới.
Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC 2017 là dịp để Việt Nam cùng các nền kinh tế APEC tiếp tục đóng góp vào thành tựu chung, hoan nghênh sự công nhận của các nhà lãnh đạo APEC về tầm quan trọng của phụ nữ trong khu vực, hưởng ứng sự kêu gọi của các nhà lãnh đạo APEC về quyền năng kinh tế của phụ nữ trên cơ sở những ưu tiên quan trọng được xác định tại các diễn đàn phụ nữ và kinh tế của những năm qua, bảo đảm sự tiếp nối của APEC và những mục tiêu của APEC đang theo đuổi với niềm tin tưởng tốt đẹp vào APEC sẽ mang lại cho phụ nữ.
Diễn đàn góp phần làm cho mối quan hệ đối tác giữa chính phủ và khu vực tư nhân ngày càng khăng khít hơn. Đây cũng là dịp để chính phủ của các nền kinh tế APEC lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng chung của khu vực tư nhân, cùng khu vực này bàn biện pháp tháo gỡ, nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ. Những kết quả của diễn đàn sẽ góp phần tăng cường sự kết nối giữa doanh nhân nữ APEC; tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa khu vực công và khu vực tư; tạo thêm cơ hội cho các doanh nghiệp, doanh nhân nữ tham gia vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng của khu vực; thúc đẩy hơn nữa sự hội nhập và quyền năng kinh tế của phụ nữ khu vực APEC.
Diễn đàn còn là cơ hội quảng bá, xúc tiến đầu tư quý báu cho Việt Nam; đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam, góp phần quảng bá về văn hóa, con người và du lịch Việt Nam.
Diễn ra từ ngày 26 đến 29-9 tại thành phố Huế, Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC 2017 tổ chức với 3 sự kiện chính: Hội nghị Đối tác chính sách Phụ nữ và Kinh tế APEC lần thứ 2, ngày 26 và 27-9 (PPWE); Đối thoại công - tư về Phụ nữ và Kinh tế APEC vào ngày 28-9 (PPD WE); Đối thoại chính sách cao cấp về Phụ nữ và Kinh tế ngày 29-9 (HLPD-WE). Ngoài 3 sự kiện nêu trên, Diễn đàn còn có 8 sự kiện bên lề gồm hội nghị, hội thảo chuyên đề, diễn đàn và sự kiện văn hóa.
Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC 2017 thu hút sự tham gia của hơn 500 đại biểu đại diện khu vực công và tư, các CEO, đại diện các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đến từ 21 nền kinh tế APEC.../.
Tổng Công ty Khí Việt Nam tiếp tục phát triển ổn định  (26/09/2017)
Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí nỗ lực vượt khó  (26/09/2017)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp các Đại sứ trình Quốc thư  (26/09/2017)
Chia sẻ kinh nghiệm về bảo đảm chất lượng đào tạo nhân lực y tế  (26/09/2017)
Xây dựng nền hành chính năng động, trách nhiệm, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế  (26/09/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Quỹ đầu tư Hoa Kỳ  (26/09/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay