Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len, Cộng hòa Liên bang Đức, Ai-len
Nhận lời mời của Thủ tướng Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len Gô-đơn Bờ-rao, Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức An-ghê-la Méc-ken và Thủ tướng Ai-len Bơ-ti A-hơn, sáng 3-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã rời Hà Nội, đi thăm chính thức 3 nước gồm Vương quốc Anh và Bắc Ai-len, Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Ai-len từ ngày 3 đến 11-3-2008.
Tham gia đoàn có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc; Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cùng lãnh đạo một số bộ, ngành.
Về chuyến thăm của Thủ tướng đến 3 nước châu Âu, Báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Hà Nội Mới ra ngày hôm nay đều có xã luận khẳng định: chuyến thăm này sẽ góp phần đưa quan hệ hữu nghị và sự hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với ba nước trên sang trang mới.
Xã luận Báo Nhân dân cho rằng, chuyến thăm thể hiện mong muốn củng cố quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và khu vực EU, tăng cường quan hệ chính trị, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau. Chuyến thăm cũng nhằm tạo những bước chuyển biến mạnh mẽ hơn trong hợp tác kinh tế, thương mại của Việt Nam với các nước, đưa quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu và có hiệu quả.
Xã luận báo Quân đội Nhân dân viết, diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh công cuộc Đổi mới, chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhằm triển khai thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế, đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại mà cụ thể là củng cố và tăng cường quan hệ với Anh, Đức, Ai-len, những nước công nghiệp phát triển thuộc một trong những trung tâm kinh tế, tài chính hàng đầu thế giới.
Bài viết trên Báo Hà Nội Mới với nhan đề "Thắt chặt mối quan hệ Việt Nam-EU" nhận định chuyến thăm 3 nước của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ đưa mối quan hệ Việt Nam - EU bước sang một giai đoạn phát triển mới.
“Chiếc nón ngược”  (03/03/2008)
10 số liệu toàn cảnh phát triển của Trung Quốc 5 năm (2002-2007)  (03/03/2008)
10 số liệu toàn cảnh phát triển của Trung Quốc 5 năm (2002-2007)  (03/03/2008)
Những chuyển biến tích cực trong công tác lịch sử Đảng  (02/03/2008)
Công tác tuyên giáo cần chủ động, tích cực, thiết thực, bài bản và hiệu quả hơn nữa  (02/03/2008)
Nga trước cuộc bầu cử Tổng thống  (01/03/2008)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên