Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Siemens
21:54, ngày 24-05-2017
Chiều 24-5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Siemens (Đức) Joe Kaeser đang có chuyến thăm Việt Nam để thúc đẩy hợp tác phát triển.
Hoan nghênh việc Siemens đã hợp tác với Việt Nam nhiều lĩnh vực, Thủ tướng bày tỏ mong muốn được nghe ý kiến của lãnh đạo Tập đoàn sau thời gian tìm hiểu thực tế ở Việt Nam.
Ông Joe Kaeser cho biết, ông vừa có một số cuộc gặp gỡ rất thành công với các đối tác Việt Nam, trong đó, hai bên đã trao đổi về khả năng phát triển hạ tầng giao thông như xây dựng sân bay, đường cao tốc… Ông nhìn nhận, phát triển hạ tầng giao thông là tiền đề để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Sau cuộc gặp gỡ, đối thoại với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhân dịp Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sỹ vào đầu năm nay, Tổng Giám đốc Siemens bày tỏ mong muốn tiếp tục hợp tác để mang làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 phát triển ở Việt Nam. Ông hy vọng hai nước có thể hình thành khung hợp tác trong lĩnh vực này để các doanh nghiệp cùng nhau hiện thực hóa.
Ông Joe Kaeser cho biết, Siemens sẵn sàng hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực như năng lượng, công nghệ thông tin…
Đánh giá cao các ý kiến của Tổng Giám đốc Tập đoàn Siemens, Thủ tướng cho biết, với hơn 90 triệu dân, Việt Nam là cửa ngõ vào thị trường ASEAN. Không những thế, đến nay, Việt Nam đã ký kết 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác lớn trên thế giới và đang tiếp tục đàm phán thêm 4 FTA. Tiếp cận Việt Nam, Siemens có thể tiếp cận thị trường rộng lớn.
Thủ tướng mong muốn Siemens hợp tác toàn diện hơn với Việt Nam, không chỉ trong lĩnh vực dịch vụ mà cả sản xuất, đầu tư, trong các lĩnh vực mà Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu lớn và để những ý tưởng của Siemens trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có thể được chuyển giao mạnh mẽ ở Việt Nam.
“Tinh thần là đẩy mạnh hợp tác lên tầm cao mới,” Thủ tướng nói và nhấn mạnh cơ sở hợp tác bền vững, lâu dài, hai bên cùng có lợi./.
Ông Joe Kaeser cho biết, ông vừa có một số cuộc gặp gỡ rất thành công với các đối tác Việt Nam, trong đó, hai bên đã trao đổi về khả năng phát triển hạ tầng giao thông như xây dựng sân bay, đường cao tốc… Ông nhìn nhận, phát triển hạ tầng giao thông là tiền đề để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Sau cuộc gặp gỡ, đối thoại với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhân dịp Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sỹ vào đầu năm nay, Tổng Giám đốc Siemens bày tỏ mong muốn tiếp tục hợp tác để mang làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 phát triển ở Việt Nam. Ông hy vọng hai nước có thể hình thành khung hợp tác trong lĩnh vực này để các doanh nghiệp cùng nhau hiện thực hóa.
Ông Joe Kaeser cho biết, Siemens sẵn sàng hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực như năng lượng, công nghệ thông tin…
Đánh giá cao các ý kiến của Tổng Giám đốc Tập đoàn Siemens, Thủ tướng cho biết, với hơn 90 triệu dân, Việt Nam là cửa ngõ vào thị trường ASEAN. Không những thế, đến nay, Việt Nam đã ký kết 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác lớn trên thế giới và đang tiếp tục đàm phán thêm 4 FTA. Tiếp cận Việt Nam, Siemens có thể tiếp cận thị trường rộng lớn.
Thủ tướng mong muốn Siemens hợp tác toàn diện hơn với Việt Nam, không chỉ trong lĩnh vực dịch vụ mà cả sản xuất, đầu tư, trong các lĩnh vực mà Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu lớn và để những ý tưởng của Siemens trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có thể được chuyển giao mạnh mẽ ở Việt Nam.
“Tinh thần là đẩy mạnh hợp tác lên tầm cao mới,” Thủ tướng nói và nhấn mạnh cơ sở hợp tác bền vững, lâu dài, hai bên cùng có lợi./.
Quốc hội thảo luận vấn đề xử lý hình sự vi phạm kinh doanh đa cấp  (24/05/2017)
TTXVN và THX cần góp phần làm sâu sắc hơn tình hữu nghị Việt - Trung  (24/05/2017)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Cuba  (24/05/2017)
Nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị trong các trường công an nhân dân  (24/05/2017)
Rào cản trong thương mại quốc tế: Thực tiễn và giải pháp cho Việt Nam  (24/05/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên