Quốc hội thảo luận vấn đề xử lý hình sự vi phạm kinh doanh đa cấp
21:53, ngày 24-05-2017
TCCSĐT - Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 3, Quốc hội dành cả ngày 24-5 để thảo luận tại hội trường về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13.
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 do Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày trước Quốc hội đã giải trình, làm rõ một số vấn đề lớn của Bộ luật liên quan tới phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đối với Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134), Tội hiếp dâm (Điều 141) và Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169); bổ sung Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp; Tội gây ô nhiễm môi trường; Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm...
Qua thảo luận, đa số ý kiến của đại biểu Quốc hội đánh giá cao Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cơ quan chủ trì thẩm tra đã cùng với các cơ quan liên quan thực hiện nhiêm túc chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tiếp thu đầy đủ, khách quan các ý kiến của đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học, rà soát giải trình cụ thể, chi tiết các vấn đề còn ý kiến khác nhau trong dự thảo Bộ luật.
Về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
Liên quan tới phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đối với Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134), Tội hiếp dâm (Điều 141) và Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169), Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội 2 phương án:
Phương án 1: Giữ như quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, theo đó đối với 3 tội: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134), Tội hiếp dâm (Điều 141) và Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169) thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về cả tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng.
Phương án 2: Giữ như dự thảo Luật do Chính phủ trình, theo đó người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về loại tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng đối với 3 tội danh nêu trên...
Qua phiên thảo luận buổi sáng, các đại biểu Quốc hội có những quan điểm khác nhau về nội dung này.
Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả phiếu thăm dò ý kiến đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 2 về vấn đề này, đã có 266/397 (chiếm tỷ lệ 67%) đại biểu Quốc hội tán thành quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự về một số loại tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng thì còn phải chịu trách nhiệm hình sự cả về loại tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng đối với 3 loại tội danh nêu trên. Vì vậy, theo đại biểu Phúc cần phải ghi nhận kết quả và tôn trọng ý kiến của đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Nguyễn Hữu Chính (Hà Nội) thấy rằng Phương án 1 của dự thảo Luật chưa phù hợp với nguyên tắc xử lý và chính sách hình sự với người chưa thành niên phạm tội, đã mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự cả với tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng. Phương án 2 phù hợp với chính sách hình sự vì đã thu hẹp phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và phù hợp với tình hình đấu tranh phòng chống tội phạm trong điều kiện hiện nay.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Hữu Chính thấy rằng phương án này lại chưa lý giải được tại sao chọn những tội này mà không chọn tội khác, trong khi đó có những tội có tính chất, mức độ nguy hiểm cao hơn như người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội trộm cắp tài sản, nhưng không phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội khủng bố, nhưng không phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân. Luật cũng không quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, dễ bị người khác lợi dụng để thực hiện tội phạm, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội, đại biểu phân tích.
Trước những quan điểm khác nhau của các đại biểu Quốc hội về nội dung này, chủ trì phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị sẽ gửi phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội, nếu đa số chọn phương án nào thì dự thảo sẽ lựa chọn theo phương án đó.
Ý kiến khác nhau về xử lý hình sự vi phạm kinh doanh đa cấp
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết đa số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung 1 điều luật mới về Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp để xử lý hình sự hành vi kinh doanh đa cấp trái phép, tránh để xảy ra hậu quả rồi mới xử lý về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như một số vụ án liên quan đến kinh doanh đa cấp vừa qua. Tuy vậy, một số ý kiến đề nghị không bổ sung quy định này.
Quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng kinh doanh đa cấp là phương thức kinh doanh hiện đại, nếu tuân thủ đúng pháp luật thì sẽ phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, nếu kinh doanh theo phương thức đa cấp mà vi phạm quy định của pháp luật thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ra hậu quả rất lớn.
Thực tế vừa qua, nhiều vụ kinh doanh đa cấp vi phạm quy định của pháp luật đã gây thiệt hại cho hàng chục nghìn người, chủ yếu là người dân nghèo ở các vùng nông thôn.
"Vì vậy, tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội và theo đề nghị của Chính phủ, dự thảo Luật đã bổ sung Điều 217a - Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp", Chủ nhiệm Lê Thị Nga cho biết.
Không đồng tình với quan điểm này, đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) cho rằng chưa rõ cơ sở để bổ sung quy định trên và giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng chưa rõ ràng về nguyên nhân và cách xử lý.
Đại biểu nêu: “Bộ Luật Hình sự đã bỏ Tội kinh doanh trái phép vì nó không phù hợp tình hình thực tế khi người dân có quyền tự do kinh doanh ở lĩnh vực mà pháp luật không cấm, nay có thêm có Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp là không phù hợp," đại biểu nêu.
Theo đại biểu Xuyền, với thiết kế như dự thảo thì chưa chắc xử lý được vì các doanh nghiệp này đều được cấp phép đăng ký kinh doanh đầy đủ. Hơn nữa, khung hình phạt cao nhất chỉ 5 năm tù là nhẹ hơn rất nhiều so với với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản với khung hình phạt lên đến 20 năm và chung thân.
“Bổ sung tội mới có thể tạo khe hở là nơi “trốn” để đối tượng không bị xử lý về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông để chiếm đoạt tài sản", đại biểu Bùi Văn Xuyền lo ngại.
** Chiều cùng ngày, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội tiếp tục cho ý kiến vào dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13.
Đoàn đại biểu Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Cuba do đồng chí José Ramón Balaguer, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban làm Trưởng đoàn dự thính phiên họp.
Băn khoăn về quy định không tố giác tội phạm
Điều khiến các đại biểu băn khoăn là quy định tại Điều 19 về không tố giác tội phạm. Khoản 3 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người bào chữa phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật hình sự.
Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Thành phố Hồ Chí Minh), luật đánh đồng người bào chữa là luật sư và người bào chữa không là luật sư. Người bào chữa là luật sư chịu chi phối của nhiều yếu tố. Tham gia bào chữa, luật sư chịu trách nhiệm ràng buộc nặng nề. Luật sư tố giác thân chủ có thể vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội, có thể vi phạm quyền con người của bị can, bị cáo; trái với lương tâm và đạo đức nghề nghiệp, phản bội lại niềm tin của bị can, bị cáo; trái với thiên chức của luật sư là gỡ tội.
Quy định này có thể ảnh hưởng tới môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Quy định này có thể khiến nhiều người hoang mang không muốn hành nghề luật sư.
Tranh luận về nội dung này, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa) đề nghị làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn mà Ban Soạn thảo đưa ra quy định luật sư phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp biết các thân chủ đã thực hiện các tội, có tham khảo kinh nghiệm quốc tế hay không.
Tranh luận nội dung này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa khẳng định, quan hệ giữa luật sư và khách hàng là quan hệ có quyền bảo vệ tương đối đặc biệt, đây là điều nhiều quốc gia đã thực hiện. Nếu làm khác đi, thu hẹp quá sẽ ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại, đến quá trình hội nhập và thu hút đầu tư.
Luật sư có đặc thù, có quyền riêng của họ, có trách nhiệm với những người mà Hiến pháp, pháp luật giao cho gỡ tội, bào chữa cho họ, không giống như quan hệ gia đình thân thích.
Lý giải về quy định này, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long cho biết, Khoản 3 Điều 19 Bộ luật hình sự 2015 chỉ nói rõ thêm là đã thu hẹp đáng kể các tội mà người bào chữa chịu trách nhiệm đối với tội không tố giác tội phạm.
Nâng mức hình phạt với tội danh bán hàng đa cấp trái pháp luật
Nhiều nội dung khác của Bộ luật liên quan đến quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với tội biểu tình và tài trợ khủng bố, quy định về pháp nhân thương mại, trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, tội danh bán hàng đa cấp… cũng được đại biểu thảo luận.
Các đại biểu còn có nhiều ý kiến khác nhau khi thảo luận về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đối với Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134), Tội hiếp dâm (Điều 141) và Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169). Một số đại biểu thống nhất với dự thảo Luật do Chính phủ trình, theo đó người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về loại tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng đối với 3 tội danh nêu trên.
Tuy nhiên, không ít ý kiến đề nghị giữ như quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, theo đó đối với 3 tội: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134), Tội hiếp dâm (Điều 141) và Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169), người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về cả tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng./.
Qua thảo luận, đa số ý kiến của đại biểu Quốc hội đánh giá cao Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cơ quan chủ trì thẩm tra đã cùng với các cơ quan liên quan thực hiện nhiêm túc chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tiếp thu đầy đủ, khách quan các ý kiến của đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học, rà soát giải trình cụ thể, chi tiết các vấn đề còn ý kiến khác nhau trong dự thảo Bộ luật.
Về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
Liên quan tới phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đối với Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134), Tội hiếp dâm (Điều 141) và Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169), Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội 2 phương án:
Phương án 1: Giữ như quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, theo đó đối với 3 tội: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134), Tội hiếp dâm (Điều 141) và Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169) thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về cả tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng.
Phương án 2: Giữ như dự thảo Luật do Chính phủ trình, theo đó người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về loại tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng đối với 3 tội danh nêu trên...
Qua phiên thảo luận buổi sáng, các đại biểu Quốc hội có những quan điểm khác nhau về nội dung này.
Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả phiếu thăm dò ý kiến đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 2 về vấn đề này, đã có 266/397 (chiếm tỷ lệ 67%) đại biểu Quốc hội tán thành quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự về một số loại tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng thì còn phải chịu trách nhiệm hình sự cả về loại tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng đối với 3 loại tội danh nêu trên. Vì vậy, theo đại biểu Phúc cần phải ghi nhận kết quả và tôn trọng ý kiến của đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Nguyễn Hữu Chính (Hà Nội) thấy rằng Phương án 1 của dự thảo Luật chưa phù hợp với nguyên tắc xử lý và chính sách hình sự với người chưa thành niên phạm tội, đã mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự cả với tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng. Phương án 2 phù hợp với chính sách hình sự vì đã thu hẹp phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và phù hợp với tình hình đấu tranh phòng chống tội phạm trong điều kiện hiện nay.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Hữu Chính thấy rằng phương án này lại chưa lý giải được tại sao chọn những tội này mà không chọn tội khác, trong khi đó có những tội có tính chất, mức độ nguy hiểm cao hơn như người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội trộm cắp tài sản, nhưng không phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội khủng bố, nhưng không phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân. Luật cũng không quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, dễ bị người khác lợi dụng để thực hiện tội phạm, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội, đại biểu phân tích.
Trước những quan điểm khác nhau của các đại biểu Quốc hội về nội dung này, chủ trì phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị sẽ gửi phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội, nếu đa số chọn phương án nào thì dự thảo sẽ lựa chọn theo phương án đó.
Ý kiến khác nhau về xử lý hình sự vi phạm kinh doanh đa cấp
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết đa số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung 1 điều luật mới về Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp để xử lý hình sự hành vi kinh doanh đa cấp trái phép, tránh để xảy ra hậu quả rồi mới xử lý về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như một số vụ án liên quan đến kinh doanh đa cấp vừa qua. Tuy vậy, một số ý kiến đề nghị không bổ sung quy định này.
Quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng kinh doanh đa cấp là phương thức kinh doanh hiện đại, nếu tuân thủ đúng pháp luật thì sẽ phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, nếu kinh doanh theo phương thức đa cấp mà vi phạm quy định của pháp luật thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ra hậu quả rất lớn.
Thực tế vừa qua, nhiều vụ kinh doanh đa cấp vi phạm quy định của pháp luật đã gây thiệt hại cho hàng chục nghìn người, chủ yếu là người dân nghèo ở các vùng nông thôn.
"Vì vậy, tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội và theo đề nghị của Chính phủ, dự thảo Luật đã bổ sung Điều 217a - Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp", Chủ nhiệm Lê Thị Nga cho biết.
Không đồng tình với quan điểm này, đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) cho rằng chưa rõ cơ sở để bổ sung quy định trên và giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng chưa rõ ràng về nguyên nhân và cách xử lý.
Đại biểu nêu: “Bộ Luật Hình sự đã bỏ Tội kinh doanh trái phép vì nó không phù hợp tình hình thực tế khi người dân có quyền tự do kinh doanh ở lĩnh vực mà pháp luật không cấm, nay có thêm có Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp là không phù hợp," đại biểu nêu.
Theo đại biểu Xuyền, với thiết kế như dự thảo thì chưa chắc xử lý được vì các doanh nghiệp này đều được cấp phép đăng ký kinh doanh đầy đủ. Hơn nữa, khung hình phạt cao nhất chỉ 5 năm tù là nhẹ hơn rất nhiều so với với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản với khung hình phạt lên đến 20 năm và chung thân.
“Bổ sung tội mới có thể tạo khe hở là nơi “trốn” để đối tượng không bị xử lý về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông để chiếm đoạt tài sản", đại biểu Bùi Văn Xuyền lo ngại.
** Chiều cùng ngày, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội tiếp tục cho ý kiến vào dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13.
Đoàn đại biểu Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Cuba do đồng chí José Ramón Balaguer, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban làm Trưởng đoàn dự thính phiên họp.
Băn khoăn về quy định không tố giác tội phạm
Điều khiến các đại biểu băn khoăn là quy định tại Điều 19 về không tố giác tội phạm. Khoản 3 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người bào chữa phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật hình sự.
Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Thành phố Hồ Chí Minh), luật đánh đồng người bào chữa là luật sư và người bào chữa không là luật sư. Người bào chữa là luật sư chịu chi phối của nhiều yếu tố. Tham gia bào chữa, luật sư chịu trách nhiệm ràng buộc nặng nề. Luật sư tố giác thân chủ có thể vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội, có thể vi phạm quyền con người của bị can, bị cáo; trái với lương tâm và đạo đức nghề nghiệp, phản bội lại niềm tin của bị can, bị cáo; trái với thiên chức của luật sư là gỡ tội.
Quy định này có thể ảnh hưởng tới môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Quy định này có thể khiến nhiều người hoang mang không muốn hành nghề luật sư.
Tranh luận về nội dung này, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa) đề nghị làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn mà Ban Soạn thảo đưa ra quy định luật sư phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp biết các thân chủ đã thực hiện các tội, có tham khảo kinh nghiệm quốc tế hay không.
Tranh luận nội dung này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa khẳng định, quan hệ giữa luật sư và khách hàng là quan hệ có quyền bảo vệ tương đối đặc biệt, đây là điều nhiều quốc gia đã thực hiện. Nếu làm khác đi, thu hẹp quá sẽ ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại, đến quá trình hội nhập và thu hút đầu tư.
Luật sư có đặc thù, có quyền riêng của họ, có trách nhiệm với những người mà Hiến pháp, pháp luật giao cho gỡ tội, bào chữa cho họ, không giống như quan hệ gia đình thân thích.
Lý giải về quy định này, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long cho biết, Khoản 3 Điều 19 Bộ luật hình sự 2015 chỉ nói rõ thêm là đã thu hẹp đáng kể các tội mà người bào chữa chịu trách nhiệm đối với tội không tố giác tội phạm.
Nâng mức hình phạt với tội danh bán hàng đa cấp trái pháp luật
Nhiều nội dung khác của Bộ luật liên quan đến quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với tội biểu tình và tài trợ khủng bố, quy định về pháp nhân thương mại, trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, tội danh bán hàng đa cấp… cũng được đại biểu thảo luận.
Các đại biểu còn có nhiều ý kiến khác nhau khi thảo luận về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đối với Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134), Tội hiếp dâm (Điều 141) và Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169). Một số đại biểu thống nhất với dự thảo Luật do Chính phủ trình, theo đó người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về loại tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng đối với 3 tội danh nêu trên.
Tuy nhiên, không ít ý kiến đề nghị giữ như quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, theo đó đối với 3 tội: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134), Tội hiếp dâm (Điều 141) và Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169), người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về cả tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng./.
TTXVN và THX cần góp phần làm sâu sắc hơn tình hữu nghị Việt - Trung  (24/05/2017)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Cuba  (24/05/2017)
Nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị trong các trường công an nhân dân  (24/05/2017)
Rào cản trong thương mại quốc tế: Thực tiễn và giải pháp cho Việt Nam  (24/05/2017)
Việt Nam chúc mừng ngài Hassan Rouhani tái đắc cử Tổng thống Iran  (24/05/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên