Ngày Dân số thế giới tại Việt Nam: Cam kết hỗ trợ y tế và mang lại cơ hội bình đẳng
TCCSĐT - Hưởng ứng Ngày Dân số thế giới (11-7) năm 2009 với chủ đề “Đối phó với khủng hoảng kinh tế: Đầu tư cho sức khoẻ phụ nữ là lựa chọn sáng suốt”, hôm nay, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức họp báo và đưa ra lời kêu gọi đầu tư cho sức khoẻ phụ nữ và bảo đảm tiến trình đạt được các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tới những thành quả đã đạt được về cải thiện sức khoẻ phụ nữ và giảm nghèo. Phụ nữ và trẻ em gái đang phải chịu tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế này. Để giúp bảo vệ quyền được chăm sóc y tế của phụ nữ và trẻ em gái, cần thiết phải đầu tư xã hội, đặc biệt là sức khoẻ sinh sản.
Mỗi năm, cả thế giới mất 15 tỉ USD giá trị sản phẩm do nguyên nhân tử vong ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai và khi sinh nở. Trong khi đó, chỉ cần chi 6 tỉ USD là đã đủ cung cấp các dịch vụ y tế cần thiết để cứu sống họ. Phần lớn các trường hợp tử vong ở bà mẹ đều có thể phòng ngừa được thông qua phổ cập tiếp cận chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Các hệ thống y tế cần được tăng cường để cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, hộ sinh và cấp cứu sản khoa. Việc này không chỉ bảo đảm tính mạng cho phụ nữ mà còn cải thiện năng suất lao động của thế giới.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn về dân số, đó là quy mô dân số lớn khoảng 86,5 triệu người (là nước đông dân thứ 13 trên thế giới); mức sinh đã giảm nhưng tiềm ẩn những nguy cơ thiếu bền vững; mật độ dân số cao (257người/km2), gấp 6 lần mức trung bình của thế giới; tỷ số giới tính khi sinh đã vượt mức bình thường (112nam/100 nữ); tình trạng di dân tăng nhanh, dân số lưu động ngày càng lớn và diễn biến phức tạp. Chỉ số phát triển con người từng bước được cải thiện, nhưng vẫn ở mức thấp, xếp thứ 105/177 nước trên thế giới; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em còn cao; các yếu tố về tầm vóc, thể lực, chiều cao, cân nặng và sức bền của thanh thiếu niên còn thấp xa so với nhiều nước trên khu vực; tình trạng bệnh dịch, nhất là nhiễm khuẩn đường sinh sản, các bệnh lây qua đường tình dục, và nhiễm HIV/AIDS còn rất cao. Tư tưởng muốn có đông con và phải có con trai để nối dõi tông đường và phụng dưỡng bố mẹ khi về già còn rất nặng nề trong nhiều gia đình.
Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ giai đoạn 2006-2010, Việt Nam lập kế hoạch giảm tỷ suất chết bà mẹ xuống còn 60 trên 100.000 ca sinh cho đến năm 2010. Điều này đòi hỏi Việt Nam cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa nhằm đạt được thành tựu này cũng như mục tiêu phát triển thiên niên kỷ là giảm 75% tỷ suất chết bà mẹ vào năm 2015. Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tạo ra một thách thức lớn đối với Việt Nam trong việc duy trì tiến triển vững chắc này. Đã có sự gia tăng về tỷ lệ chết bà mẹ, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn trong thời gian gần đây.
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Nguyễn Bá Thủy, Thứ trưởng Bộ Y tế, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số và Kế hoạch hoá gia đình, cho biết: “Các nỗ lực chung của chúng ta nhằm đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ cần phải được coi như là một ưu tiên then chốt. Chúng ta cần cùng nhau hợp lực nhằm thúc đẩy vị thế của người phụ nữ và bảo đảm tất cả mọi người đều được tiếp cận sức khoẻ sinh sản vào năm 2015. Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ phụ nữ, bà mẹ và trẻ em”.
Thứ nhất, nỗ lực hết sức để cải thiện chất lượng dịch vụ làm mẹ an toàn cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi.
Thứ hai, củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng và thái độ của những nhân viên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh; ưu tiên để bảo đảm những ca sinh đẻ được thực hiện bởi những người đã được đào tạo; tăng cường hệ thống chuyển tuyến tới các cơ sở y tế có khả năng can thiệp những biến chứng sản khoa, nhằm tránh được những cái chết bi thương và không cần thiết của các bà mẹ.
Thứ ba, có sự lãnh đạo vững mạnh ở tất cả các cấp; tăng ngân sách quốc gia dành cho chăm sóc sức khoẻ phụ nữ và tăng hỗ trợ phát triển quốc tế cho những vùng được xác định có tỷ suất chết bà mẹ cao.
Nhân ngày Dân số thế giới, Bộ Y tế và Tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam cam kết hỗ trợ y tế và mang lại cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người./.
Hội nghị giao ban công tác dân vận toàn quốc  (01/07/2009)
Vai trò quản trị toàn cầu trước những thách thức hiện nay  (01/07/2009)
Giải ngân vốn ODA trong 6 tháng đầu năm 2009 ước đạt 1,27 tỉ USD  (30/06/2009)
Việt Nam được đánh giá là thị trường đầu tư hấp dẫn  (30/06/2009)
Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 171 nghìn tỉ đồng  (30/06/2009)
Diện tích trồng rừng tập trung trên cả nước đạt 74 nghìn ha  (30/06/2009)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên