Việt Nam-Lào chia sẻ kinh nghiệm quản lý thuế, hải quan và kho bạc
22:24, ngày 30-03-2017
Sáng 30-3-2017 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội thảo Cấp cao về quản lý 3 đơn vị ngành dọc thuộc Bộ Tài chính gồm: thuế, hải quan, kho bạc, dưới sự đồng chủ trì của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Lào Somdy Duangdy và Bộ trưởng Tài chính Việt Nam Đinh Tiến Dũng.
Tham dự hội thảo, còn có Công sứ Việt Nam tại Lào Hoàng Xuân Hải; đại diện các bộ, các tỉnh trưởng, lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Tài chính Lào; cùng lãnh đạo nhiều cục, vụ thuộc Bộ Tài Chính Việt Nam.
Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Lào Somdy Duangdy nhấn mạnh, hội thảo lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì diễn ra vào thời điểm toàn Đảng, toàn quân và toàn dân hai nước Lào và Việt Nam anh em đang nô nức chuẩn bị cho hai ngày kỷ niệm trọng đại là 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 40 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Somdy Duangdy cho biết, hội thảo lần này sẽ lắng nghe các bài học, kinh nghiệm trong công tác quản lý 3 ngành dọc, những thành tựu, những tồn tại và phương hướng trong thời gian tới của Việt Nam. Đây là những kinh nghiệm quý báu cho ngành tài chính nói chung và cho ba ngành dọc của Bộ Tài chính Lào nói riêng. Lào sẽ nghiên cứu và vận dụng những kinh nghiệm quý báu này một cách phù hợp với tình hình thực tế của đất nước nhằm đưa công tác tài chính đi vào hệ thống, giúp thu ngân sách đạt hiệu quả cao, bảo đảm phân chia quản lý giữa ngành dọc và ngành ngang được rõ ràng, thuận lợi trong công tác phối hợp, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, hoàn thành chiến lược phát triển kinh tế-xã hội quốc gia mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Tại hội thảo, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trình bày tham luận về quá trình xây dựng và phát triển; về những thế mạnh và hiệu quả của mô hình ngành dọc và một số bài học kinh nghiệm sau 25 năm xây dựng và phát triển của hệ thống Kho bạc nhà nước, cơ quan thuế, hải quan theo mô hình ngành dọc của Bộ Tài chính Việt Nam.
Bộ trưởng nhấn mạnh, sau 25 năm xây dựng và phát triển của Kho bạc Nhà nước, Tổng Cục thuế, hải quan theo mô hình ngành dọc, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả và đây là bước chuyển đổi thành công, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ tài chính ngân sách của ngành tài chính Việt Nam những năm qua.
Thực tiễn cũng cho thấy, việc tổ chức theo ngành dọc của các cơ quan này là yêu cầu khách quan trong quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa và xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Đồng thời, mô hình này cũng góp phần quan trọng trong việc tập trung và điều tiết kịp thời nguồn thu ngân sách, kiểm soát chặt chẽ chi ngân sách ở cả trung ương và địa phương, phục vụ tốt nhất nhiệm vụ chi tiêu của nhà nước và đáp ứng nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định, để xây dựng thành công mô hình tổ chức theo ngành dọc cần có sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị; xây dựng địa vị pháp lý và mô hình tổ chức của các cơ quan đó, tiếp đến là xây dựng bộ máy và cán bộ, hoàn thiện hệ thống luật pháp và qui trình thủ tục, gắn với hiện đại hóa quản lý, nhất là hệ thống công nghệ thông tin và đào tạo nguồn nhân lực.
Bộ trưởng cho rằng, mô hình ngành dọc nói trên đã góp phần quan trọng vào những kết quả và thành tựu trong lĩnh vực tài chính, ngân sách của Việt Nam trong những năm qua; bày tỏ hy vọng, đây sẽ là một kinh nghiệm hay, là cơ sở để Bộ Tài chính Lào cân nhắc, lựa chọn bước đi thích hợp cho việc hoàn thiện mô hình tổ chức của hệ thống kho bạc, thuế và hải quan Lào.
Tại hội thảo, với tinh thần thẳng thắn, sôi nổi và thắm tình anh em Việt-Lào, các chuyên viên, lãnh đạo các cục, vụ của Bộ Tài chính Việt Nam đã thảo luận và trả lời một cách thấu đáo, cặn kẽ các câu hỏi, ý kiến mà các đại biểu tham dự của phía Lào đưa ra liên quan đến các vấn đề của thống ngành dọc thuế, hải quan và kho bạc.
Dự kiến, cũng trong chiều 30/3, Đoàn đại biểu Bộ Tài chính Việt Nam do Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng làm Trưởng đoàn sẽ đến chào xã giao Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith; tổ chức Họp Ban chỉ đạo chương trình hợp tác giữa hai Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính Lào trước khi lên đường về nước vào tối cùng ngày./.
Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Lào Somdy Duangdy nhấn mạnh, hội thảo lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì diễn ra vào thời điểm toàn Đảng, toàn quân và toàn dân hai nước Lào và Việt Nam anh em đang nô nức chuẩn bị cho hai ngày kỷ niệm trọng đại là 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 40 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Somdy Duangdy cho biết, hội thảo lần này sẽ lắng nghe các bài học, kinh nghiệm trong công tác quản lý 3 ngành dọc, những thành tựu, những tồn tại và phương hướng trong thời gian tới của Việt Nam. Đây là những kinh nghiệm quý báu cho ngành tài chính nói chung và cho ba ngành dọc của Bộ Tài chính Lào nói riêng. Lào sẽ nghiên cứu và vận dụng những kinh nghiệm quý báu này một cách phù hợp với tình hình thực tế của đất nước nhằm đưa công tác tài chính đi vào hệ thống, giúp thu ngân sách đạt hiệu quả cao, bảo đảm phân chia quản lý giữa ngành dọc và ngành ngang được rõ ràng, thuận lợi trong công tác phối hợp, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, hoàn thành chiến lược phát triển kinh tế-xã hội quốc gia mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Tại hội thảo, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trình bày tham luận về quá trình xây dựng và phát triển; về những thế mạnh và hiệu quả của mô hình ngành dọc và một số bài học kinh nghiệm sau 25 năm xây dựng và phát triển của hệ thống Kho bạc nhà nước, cơ quan thuế, hải quan theo mô hình ngành dọc của Bộ Tài chính Việt Nam.
Bộ trưởng nhấn mạnh, sau 25 năm xây dựng và phát triển của Kho bạc Nhà nước, Tổng Cục thuế, hải quan theo mô hình ngành dọc, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả và đây là bước chuyển đổi thành công, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ tài chính ngân sách của ngành tài chính Việt Nam những năm qua.
Thực tiễn cũng cho thấy, việc tổ chức theo ngành dọc của các cơ quan này là yêu cầu khách quan trong quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa và xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Đồng thời, mô hình này cũng góp phần quan trọng trong việc tập trung và điều tiết kịp thời nguồn thu ngân sách, kiểm soát chặt chẽ chi ngân sách ở cả trung ương và địa phương, phục vụ tốt nhất nhiệm vụ chi tiêu của nhà nước và đáp ứng nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định, để xây dựng thành công mô hình tổ chức theo ngành dọc cần có sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị; xây dựng địa vị pháp lý và mô hình tổ chức của các cơ quan đó, tiếp đến là xây dựng bộ máy và cán bộ, hoàn thiện hệ thống luật pháp và qui trình thủ tục, gắn với hiện đại hóa quản lý, nhất là hệ thống công nghệ thông tin và đào tạo nguồn nhân lực.
Bộ trưởng cho rằng, mô hình ngành dọc nói trên đã góp phần quan trọng vào những kết quả và thành tựu trong lĩnh vực tài chính, ngân sách của Việt Nam trong những năm qua; bày tỏ hy vọng, đây sẽ là một kinh nghiệm hay, là cơ sở để Bộ Tài chính Lào cân nhắc, lựa chọn bước đi thích hợp cho việc hoàn thiện mô hình tổ chức của hệ thống kho bạc, thuế và hải quan Lào.
Tại hội thảo, với tinh thần thẳng thắn, sôi nổi và thắm tình anh em Việt-Lào, các chuyên viên, lãnh đạo các cục, vụ của Bộ Tài chính Việt Nam đã thảo luận và trả lời một cách thấu đáo, cặn kẽ các câu hỏi, ý kiến mà các đại biểu tham dự của phía Lào đưa ra liên quan đến các vấn đề của thống ngành dọc thuế, hải quan và kho bạc.
Dự kiến, cũng trong chiều 30/3, Đoàn đại biểu Bộ Tài chính Việt Nam do Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng làm Trưởng đoàn sẽ đến chào xã giao Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith; tổ chức Họp Ban chỉ đạo chương trình hợp tác giữa hai Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính Lào trước khi lên đường về nước vào tối cùng ngày./.
Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam-Nam Phi lần thứ 2  (30/03/2017)
Khởi động Chương trình thoát nước và chống ngập úng đô thị đồng bằng sông Cửu Long  (30/03/2017)
Hành trình Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN: Nhìn lại và đi tới  (30/03/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên