Khai mạc Diễn đàn châu Á Bác Ngao năm 2017 tại Trung Quốc
TCCSĐT - Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2017 đã chính thức khai mạc sáng 25-3 tại Bác Ngao, thị trấn duyên hải thuộc tỉnh Hải Nam (Hainan), miền Nam Trung Quốc.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ đã tham dự lễ khai mạc và có bài phát biểu mang tính định hướng. Ngoài ra, còn có lãnh đạo 5 quốc gia, hơn 80 quan chức cấp bộ trưởng phụ trách vấn đề kinh tế các nước và những người phụ trách các tổ chức quốc tế, cùng nhiều doanh nhân, học giả, phóng viên đến từ 50 nước và khu vực tham dự diễn đàn.
Sau lễ khai mạc diễn ra một hội nghị toàn thể giữa chính khách các nước với các chuyên gia, học giả, doanh nhân nhằm rút ngắn khoảng cách giao lưu giữa lãnh đạo chính quyền và các giới nêu trên.
Với chủ đề “Toàn cầu hóa và thương mại tự do: Tương lai của châu Á”, diễn đàn lần này xoay quanh bốn mảng chính gồm: Toàn cầu hóa (tập trung vào “Một vành đai, một con đường”, hợp tác khu vực châu Á, vòng đàm phán Doha, xây dựng lại chuỗi giá trị toàn cầu, khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương); Tăng trưởng (Giới hạn của chính sách tiền tệ, đầu tư xuyên biên giới, tinh thần người thợ, phục hồi đầu tư nhân dân…); Cải cách (Cải cách kết cấu cung cầu, cải cách thị trường lao động, cải cách y tế, cải cách cơ chế đất đai, cải cách thương mại, Cách mạng công nghiệp lần 4…); Kinh tế mới (Thiết kế công nghiệp, kinh tế chia sẻ, sáng tạo thung lũng Silicon, khởi nghiệp và nguồn vốn, khoa học - công nghệ trong lĩnh vực tài chính…).
Dự kiến, sẽ có 65 hoạt động chính thức và thảo luận tương tác gồm lễ khai mạc, hội nghị toàn thể, 44 phiên thảo luận, 17 hội nghị bàn tròn và 2 hội nghị chủ đề trong khuôn khổ diễn đàn năm nay.
Khẳng định tầm quan trọng của Diễn đàn Bác Ngao 2017
Được thành lập năm 2001 với mục tiêu thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương thông qua tăng cường hội nhập kinh tế khu vực cũng như thương mại và đầu tư, đến nay Diễn đàn châu Á Bác Ngao thường niên đã trở thành diễn đàn đối thoại quan trọng giữa các nhà lãnh đạo, học giả và giới doanh nghiệp các nước về nhiều lĩnh vực của châu Á.
Tại Diễn đàn lần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thư chúc mừng. Trong thư chúc mừng được đọc tại lễ khai mạc, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định, trong 16 năm qua kể từ khi thành lập, Diễn đàn châu Á Bác Ngao đã dựa trên nền tảng châu Á để vươn ra thế giới, đã phát huy vai trò to lớn trong việc thống nhất nhận thức chung của các nước châu Á, thúc đẩy hợp tác châu lục và nâng cao tầm ảnh hưởng của các nước châu Á trên trường quốc tế.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh việc lựa chọn chủ đề diễn đàn năm nay là “Toàn cầu hóa và thương mại tự do: Tương lai của châu Á” đã thể hiện sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nền kinh tế châu Á, đối với vấn đề toàn cầu hóa. Chủ tịch Tập Cận Bình bày tỏ mong muốn các đại biểu tham dự diễn đàn phát huy trí tuệ tập thể để đưa ra những biện pháp hiệu quả nhằm giải quyết những vấn đề nổi cộm mà thế giới và các nền kinh tế khu vực đang phải đối mặt, qua đó cùng thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa kinh tế có tiềm năng phát triển hơn và bền vững hơn.
Tại lễ khai mạc, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trung Quốc Trương Cao Lệ cũng có bài phát biểu quan trọng mang tính định hướng, trong đó nhấn mạnh tới việc cần hợp tác và phối hợp hành động chặt chẽ hơn nữa của cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết các thách thức của thời đại là chủ nghĩa khủng bố, biến đổi khí hậu, cuộc khủng hoảng người di cư và thiên tai. Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ cũng kêu gọi các nước tăng cường hợp tác chiến lược và tin cậy lẫn nhau. Ông cho rằng, các cường quốc trên thế giới cần có trách nhiệm đối với hòa bình thế giới và đóng vai trò tích cực trong các vấn đề quốc tế. Đề cập tới xu thế bảo hộ đang gia tăng trên thế giới hiện nay, Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ khẳng định Trung Quốc ủng hộ tự do thương mại và hợp tác tích cực.
Với chủ đề “Toàn cầu hóa và thương mại tự do: Tương lai của châu Á", Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2017 còn tập trung thảo luận cách thức để các nền kinh tế phát triển và đang phát triển thích nghi với toàn cầu hóa. Theo báo cáo thường niên diễn đàn, trong bối cảnh chống toàn cầu hóa gia tăng, khu vực Đông Á đang chịu tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế. Sự độc lập của các nền kinh tế châu Á trong lĩnh vực thương mại và đầu tư đã giảm. Tuy nhiên, bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính làm rung chuyển các nền kinh tế châu Á cách đây hai thập niên đã nhắc nhớ rằng cộng đồng khu vực cần thống nhất để ứng phó với khủng hoảng. Tăng cường hợp tác và hội nhập sẽ giúp các nước châu Á hoàn thành các mục tiêu phát triển của mình và Diễn đàn châu Á Bác Ngao là một nền tảng để thảo luận về con đường hội nhập của châu Á./.
Quảng Nam kỷ niệm 20 năm tái lập và 42 năm ngày giải phóng tỉnh  (25/03/2017)
Khai mạc Hội nghị Ủy ban về các vấn đề nghị viện của APF  (25/03/2017)
Việt Nam dự Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng Chánh án các nước ASEAN  (25/03/2017)
Tổng thống Israel và Phu nhân thăm dự án nông nghiệp VinEco Tam Đảo  (25/03/2017)
Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2017 thúc đẩy việc ủng hộ toàn cầu hóa  (25/03/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên