Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2017 thúc đẩy việc ủng hộ toàn cầu hóa
20:10, ngày 25-03-2017
Tổng Thư ký Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) Chu Văn Trọng cho biết Diễn đàn năm nay tập trung thảo luận cách thức để các nền kinh tế phát triển và đang phát triển thích nghi với toàn cầu hóa.
Tân Hoa Xã dẫn lời ông Chu Văn Trọng cho rằng toàn cầu hóa kinh tế là yêu cầu khách quan của phát triển sức sản xuất xã hội và là kết quả tất yếu của tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Trong nhiều thập kỷ qua, toàn cầu hóa đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như đẩy mạnh tiến trình xóa đói giảm nghèo trên toàn cầu.
Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng làm gia tăng mất cân bằng giữa tăng trưởng và phân phối, vốn và lao động, hiệu quả và công bằng, theo đó chủ nghĩa bảo hộ đang bắt đầu bén rễ. Tuy nhiên, ông Chu khẳng định chống toàn cầu hóa sẽ chỉ làm trầm trọng thêm những khó khăn kinh tế toàn cầu.
Ông cũng nhấn mạnh rằng cách một quốc gia giúp người dân và các ngành công nghiệp thích nghi với toàn cầu hóa sẽ quyết định sự hội nhập của quốc gia đó với các nước khác.
BFA là kênh đối thoại chính của châu Á và các nền kinh tế mới nổi. Từ năm 2001, các cuộc gặp thường niên của BFA đều coi hợp tác và nhất thể hóa khu vực châu Á là trọng tâm thảo luận.
BFA 2017 diễn ra từ ngày 23 đến ngày 26-3, trong đó sáng 25-3 sẽ diễn ra lễ khai mạc chính thức, chiều 26-3 kết thúc (không có lễ bế mạc chính thức).
Với chủ đề “Tương lai toàn cầu hóa và thương mại tự do: Tương lai của châu Á", BFA 2017 sẽ chia làm 4 mảng, gồm toàn cầu hóa, tăng trưởng, cải cách và kinh tế mới. Trong khuôn khổ diễn đàn có 65 hoạt động chính thức và thảo luận tương tác gồm lễ khai mạc, hội nghị toàn thể, 44 phiên thảo luận, 17 hội nghị bàn tròn và 2 hội nghị tiệc chủ đề.
Ông Chu Văn Trọng cho biết BFA 2017 sẽ có lãnh đạo 6 quốc gia, 82 quan chức tổ chức quốc tế và quan chức cấp Bộ trưởng các nước tham dự và sẽ trình bày lập trường và chủ trương chính sách về toàn cầu hóa và thương mại tự do.
Theo báo cáo thường niên của BFA, trong bối cảnh chống toàn cầu hóa gia tăng, khu vực Đông Á đang chịu tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế. Sự độc lập của các nền kinh tế châu Á trong lĩnh vực thương mại và đầu tư đã giảm. Tuy nhiên, bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính làm rung chuyển các nền kinh tế châu Á cách đây 2 thập kỷ đã nhắc nhở rằng cộng đồng khu vực cần thống nhất để ứng phó với khủng hoảng.
Tăng cường hợp tác và hội nhập sẽ giúp các nước châu Á hoàn thành các mục tiêu phát triển của mình và BFA là một nền tảng để thảo luận về con đường hội nhập của châu Á./.
Trong nhiều thập kỷ qua, toàn cầu hóa đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như đẩy mạnh tiến trình xóa đói giảm nghèo trên toàn cầu.
Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng làm gia tăng mất cân bằng giữa tăng trưởng và phân phối, vốn và lao động, hiệu quả và công bằng, theo đó chủ nghĩa bảo hộ đang bắt đầu bén rễ. Tuy nhiên, ông Chu khẳng định chống toàn cầu hóa sẽ chỉ làm trầm trọng thêm những khó khăn kinh tế toàn cầu.
Ông cũng nhấn mạnh rằng cách một quốc gia giúp người dân và các ngành công nghiệp thích nghi với toàn cầu hóa sẽ quyết định sự hội nhập của quốc gia đó với các nước khác.
BFA là kênh đối thoại chính của châu Á và các nền kinh tế mới nổi. Từ năm 2001, các cuộc gặp thường niên của BFA đều coi hợp tác và nhất thể hóa khu vực châu Á là trọng tâm thảo luận.
BFA 2017 diễn ra từ ngày 23 đến ngày 26-3, trong đó sáng 25-3 sẽ diễn ra lễ khai mạc chính thức, chiều 26-3 kết thúc (không có lễ bế mạc chính thức).
Với chủ đề “Tương lai toàn cầu hóa và thương mại tự do: Tương lai của châu Á", BFA 2017 sẽ chia làm 4 mảng, gồm toàn cầu hóa, tăng trưởng, cải cách và kinh tế mới. Trong khuôn khổ diễn đàn có 65 hoạt động chính thức và thảo luận tương tác gồm lễ khai mạc, hội nghị toàn thể, 44 phiên thảo luận, 17 hội nghị bàn tròn và 2 hội nghị tiệc chủ đề.
Ông Chu Văn Trọng cho biết BFA 2017 sẽ có lãnh đạo 6 quốc gia, 82 quan chức tổ chức quốc tế và quan chức cấp Bộ trưởng các nước tham dự và sẽ trình bày lập trường và chủ trương chính sách về toàn cầu hóa và thương mại tự do.
Theo báo cáo thường niên của BFA, trong bối cảnh chống toàn cầu hóa gia tăng, khu vực Đông Á đang chịu tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế. Sự độc lập của các nền kinh tế châu Á trong lĩnh vực thương mại và đầu tư đã giảm. Tuy nhiên, bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính làm rung chuyển các nền kinh tế châu Á cách đây 2 thập kỷ đã nhắc nhở rằng cộng đồng khu vực cần thống nhất để ứng phó với khủng hoảng.
Tăng cường hợp tác và hội nhập sẽ giúp các nước châu Á hoàn thành các mục tiêu phát triển của mình và BFA là một nền tảng để thảo luận về con đường hội nhập của châu Á./.
Thủ tướng Singapore kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam  (25/03/2017)
Lãnh đạo Hà Nội, Đà Nẵng tiếp kiến Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long  (25/03/2017)
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt đoàn viên, thanh niên công an tiêu biểu  (25/03/2017)
Trách nhiệm khi chậm ban hành văn bản quy định chi tiết Luật  (25/03/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Hiệu trưởng Đại học Harvard  (25/03/2017)
Đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Singapore lên một tầm cao  (24/03/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay