“Luật hoá” trách nhiệm lãnh đạo địa phương để tai nạn giao thông gia tăng
21:39, ngày 16-03-2017
Đây là ý kiến của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về bảo đảm trật tự an toàn giao thông quý I-2017 tổ chức chiều 16-3-2017, tại Hà Nội. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo 63 tỉnh, thành và Ban An toàn giao thông các địa phương trong cả nước.
Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chỉ rõ những kết quả, cũng như hạn chế, yếu kém của công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nguyên nhân và giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Theo Phó Thủ tướng Thường trực, một trong những nguyên nhân của tình trạng tai nạn giao thông diễn biến phức tạp là có phần trách nhiệm người đứng đầu địa phương trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, xử lý các vấn đề phát sinh. Do đó, các cấp chính quyền cần phát huy sức mạnh tổng hợp của của hệ thống chính trị, coi đây là vấn đề thường xuyên, liên tục của các cấp chính quyền, sự tham gia của người dân trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn. Đồng thời, xây dựng và tuyên truyền văn hoá giao thông, tinh thần thượng tôn pháp luật của mỗi người dân khi tham gia giao thông, qua đó, từng bước kéo giảm tai nạn giao thông, đem lại hạnh phúc cho người dân.
“Tới đây sẽ ‘luật hoá’ quy định trách nhiệm của lãnh đạo địa phương khi để tai nạn giao thông tăng cao trên địa bàn”, Phó Thủ tướng Thường trực cho biết.
Về nhiệm vụ trọng tâm trong quý II-2017 nhằm mục tiêu kéo giảm số vụ tai nạn giao thông, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông từ 5-10%, giảm ùn tắc giao thông, Phó Thủ tướng Thường trực yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục thực hiện quyết liệt một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Khẩn trương trình Quốc hội ban hành Luật Đường sắt (sửa đổi); tổng kết và xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giao thông đường bộ, Luật Xử phạt vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật trong lĩnh vực này.
Quá trình tuyên truyền cần đổi mới phương pháp, cách phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, xây dựng văn hoá giao thông; hoàn thiện chương trình đào tạo gắn liền giữa lý thuyết với thực hành về văn hoá giao thông và đưa vào chương trình chính khóa trong trường phổ thông.
Tổ chức tháng cao điểm toàn quốc về tuyên truyền vận động và giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt; thúc đẩy tiến độ đầu tư, xây dựng các tuyến đường sắt đô thị và vận tải công cộng khối lượng lớn theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, bảo đảm kết nối thuận tiện và gắn với tiến độ đầu tư phát triển các khu đô thị; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, phát triển giao thông thông minh, năng lực giám sát, điều hành trực tuyến hoạt động giao thông, vận tải công cộng.
Đối với nhiệm vụ trọng tâm của các bộ, ngành, địa phương thời gian tới, Phó Thủ tướng Thường trực chỉ đạo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia chối hợp với các cơ quan thành viên xây dựng dự thảo Công điện của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đợt nghỉ lễ 30-4 và 01-5; triển khai thực hiện Kế hoạch số 48/KH-UBATGTQG về tổ chức Tuần lễ An toàn giao thông đường bộ lần thứ 4 (từ ngày 08-5 đến ngày 14-5-2017) do Liên hợp quốc phát động với chủ đề “Tốc độ”.
Ủy ban An toàn giao thông quốc gia phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2017-2021; chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý, lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt.
Phó Thủ tướng Thường trực giao Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu sửa đổi Thông tư 91/2016/TT-BGTVT quy định về tốc độ xe cơ giới đường bộ; rà soát, sửa đổi, bổ sung chương trình đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái ô tô và chương trình khung tập huấn cho lái xe ô tô kinh doanh vận tải.
Bộ Giao thông vận tải chủ trì tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định 994/QĐ-TTg ngày 19-6-2014 của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng, thực hiện kế hoạch theo thứ tự ưu tiên và lộ trình thời gian cụ thể để cập nhật, thay thế hệ thống biển báo hiệu đường bộ; chỉ đạo Tổng Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, các sở giao thông vận tải xây dựng và triển khai kế hoạch tháng cao điểm tuyên truyền, vận động thực hiện quy định pháp luật và xử lý vi phạm về hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt (từ ngày 16-5 đến ngày 15-6-2017).
Xây dựng và ban hành hướng dẫn thiết kế và thi công gờ giảm tốc và biển cảnh báo tại các điểm giao cắt đường bộ đường sắt. Chỉ đạo Tổng Cục Đường bộ Việt Nam và các sở giao thông vận tải ưu tiên sử dụng kinh phí từ Quỹ bảo trì đường bộ để làm gờ giảm tốc và cắm biển cảnh báo nguy hiểm trên tất cả các điểm giao cắt đường bộ với đường sắt trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ; chủ trì, phối hợp với ủy ban nhân dân các địa phương tổ chức tổng điều tra phương tiện đường thuỷ nội địa trên cả nước.
Bộ Công an tham mưu cho Đảng ủy Công an Trung ương, tổ chức thực hiện tốt Công văn số 28-CV/TW ngày 02-11-2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04-9-2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông”.
Chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tăng cường tuần tra kiểm soát, chú trọng tuần tra lưu động; mở đợt cao điểm về xử lý vi phạm tốc độ để hưởng ứng Tuần lễ an toàn đường bộ toàn cầu (08-5 đến ngày 14-5-2017); đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao để phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông.
Đồng thời, gắn và xử lý trách nhiệm người đứng đầu của từng đơn vị theo địa bàn được phân công phụ trách; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tăng cường chỉ đạo công tác kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ, xe khách hợp đồng hoạt động trái phép, vận chuyển vật liệu nổ, hàng cấm, xử lý phương tiện giao thông đường bộ hết niên hạn sử dụng; tăng cường xử lý các phương tiện mang biển xanh vi phạm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông gắn với hoạt động tuần tra kiểm soát; tiếp tục triển khai cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hoá giao thông gắn với bình yên sông nước”.
Các bộ, ngành, đoàn thể, các cơ quan thành viên của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, các tổ chức chính trị-xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương, đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật trật tự an toàn giao thông để nâng cao ý thức tự giác của người tham gia giao thông, đặc biệt đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông đến tận cơ sở, phường, xã, thị trấn, tổ dân phố.
Báo cáo tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam Trương Minh Hiến cho biết: Vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra sáng nay tại tỉnh làm 03 người chết, 14 người bị thương. Ngay sau vụ tai nạn, lãnh đạo tỉnh tổ chức thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình các nạn nhân. Theo đó, tỉnh chỉ đạo bệnh viện tập trung cao nhất để cứu chữa các nạn nhân; hỗ trợ ban đầu 5 triệu đồng cho gia đình có người chết, 3 triệu đồng cho người bị thương. Chỉ đạo cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng này.
Phó Ban An toàn giao thông Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Ngọc Tường cho biết, quý I-2017 tại Thành phố không xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, không xảy ra đua xe trái phép. Về tình trạng ùn tắc giao thông, hiện Thành phố Hồ Chí Minh đang từng bước khắc phục, trong đó có việc kiên quyết lập lại trật tự vỉa hè, lòng lề đường, vì việc buôn bán, lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường là vấn đề “nóng” từ nhiều năm qua, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến tai nạn giao thông và mỹ quan đô thị.
Do đó, Thành phố Hồ Chí Minh xác định kiên quyết lập lại trật tự vỉa hè, lòng lề đường trên toàn Thành phố để xây dựng Thành phố văn minh, hiện đại, có cuộc sống tốt hơn trên tinh thần tập trung chấn chỉnh chợ tự phát, lấn chiếm vỉa hè để buôn bán, chạy xe trên vỉa hè… nhưng không đẩy, đuổi người buôn bán. Đến nay, sau 2 tháng triển khai quyết liệt, nhiều nơi đạt 80% lòng lề đường, vỉa hè không bị lấn chiếm, nhiều nơi người dân tự tháo dỡ, được dư luận xã hội hoan nghênh.
Bên cạnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh đang quy hoạch lại các tuyến đường được dừng, đỗ xe có thu phí và quy hoạch lại tuyến phố buôn bán trong khu vực cho phép, kiên quyết không để lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường. Kết quả này là bước đầu quan trọng và tiền đề cho Thành phố tiếp tục giữ vững kết quả này trong thời gian tới.
Tổng Cục trưởng Tổng Cục Đường bộ Nguyễn Văn Huyện cho biết, hiện có 33 tỉnh dừng kiểm soát tải trọng xe ở trạm Bộ Giao thông vận tải đã giao. Hiện tượng xe quá tải đã tái trở lại. Tổng Cục Đường bộ Việt Nam đã thực hiện việc giám sát trên địa bàn Hà Nội, có ngày xử lý 35 xe với số tiền phạt lên đến 1 tỷ đồng. Tổng Cục trưởng Tổng Cục Đường bộ đề nghị tiếp tục thực hiện việc kiểm soát tải trọng xe, có như vậy thì mới xử lý triệt để được vấn đề này.
Về tình hình tai nạn giao thông tại các địa phương trong 2 tháng đầu năm, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Khuất Việt Hùng cho biết, có 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số người chết vì tai nạn giao thông giảm so với cùng kỳ năm 2016, trong đó 12 địa phương giảm trên 30% số người chết là: Cao Bằng, Hà Giang, Cà Mau, Bắc Kạn, Hậu Giang, Phú Thọ, Đà Nẵng, Long An, Lào Cai, Kiên Giang, Quảng Nam, Tây Ninh. Đặc biệt, Cao Bằng, Hà Giang, Cà Mau, Bắc Kạn giảm trên 50% số người chết do tai nạn giao thông.
Tuy nhiên, vẫn còn 26 địa phương có số người chết vì tai nạn giao thông tăng so với cùng kỳ 2016, trong đó 10 tỉnh tăng trên 40% là: Đắk Nông, Bắc Giang, Lâm Đồng, Phú Yên, Bạc Liêu, Thái Bình, Quảng Trị, Lạng Sơn, An Giang, Yên Bái. Trong đó, có 3 tỉnh có số người chết tăng trên 100% là: Lạng Sơn, An Giang, Yên Bái./.
Theo Phó Thủ tướng Thường trực, một trong những nguyên nhân của tình trạng tai nạn giao thông diễn biến phức tạp là có phần trách nhiệm người đứng đầu địa phương trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, xử lý các vấn đề phát sinh. Do đó, các cấp chính quyền cần phát huy sức mạnh tổng hợp của của hệ thống chính trị, coi đây là vấn đề thường xuyên, liên tục của các cấp chính quyền, sự tham gia của người dân trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn. Đồng thời, xây dựng và tuyên truyền văn hoá giao thông, tinh thần thượng tôn pháp luật của mỗi người dân khi tham gia giao thông, qua đó, từng bước kéo giảm tai nạn giao thông, đem lại hạnh phúc cho người dân.
“Tới đây sẽ ‘luật hoá’ quy định trách nhiệm của lãnh đạo địa phương khi để tai nạn giao thông tăng cao trên địa bàn”, Phó Thủ tướng Thường trực cho biết.
Về nhiệm vụ trọng tâm trong quý II-2017 nhằm mục tiêu kéo giảm số vụ tai nạn giao thông, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông từ 5-10%, giảm ùn tắc giao thông, Phó Thủ tướng Thường trực yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục thực hiện quyết liệt một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Khẩn trương trình Quốc hội ban hành Luật Đường sắt (sửa đổi); tổng kết và xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giao thông đường bộ, Luật Xử phạt vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật trong lĩnh vực này.
Quá trình tuyên truyền cần đổi mới phương pháp, cách phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, xây dựng văn hoá giao thông; hoàn thiện chương trình đào tạo gắn liền giữa lý thuyết với thực hành về văn hoá giao thông và đưa vào chương trình chính khóa trong trường phổ thông.
Tổ chức tháng cao điểm toàn quốc về tuyên truyền vận động và giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt; thúc đẩy tiến độ đầu tư, xây dựng các tuyến đường sắt đô thị và vận tải công cộng khối lượng lớn theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, bảo đảm kết nối thuận tiện và gắn với tiến độ đầu tư phát triển các khu đô thị; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, phát triển giao thông thông minh, năng lực giám sát, điều hành trực tuyến hoạt động giao thông, vận tải công cộng.
Đối với nhiệm vụ trọng tâm của các bộ, ngành, địa phương thời gian tới, Phó Thủ tướng Thường trực chỉ đạo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia chối hợp với các cơ quan thành viên xây dựng dự thảo Công điện của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đợt nghỉ lễ 30-4 và 01-5; triển khai thực hiện Kế hoạch số 48/KH-UBATGTQG về tổ chức Tuần lễ An toàn giao thông đường bộ lần thứ 4 (từ ngày 08-5 đến ngày 14-5-2017) do Liên hợp quốc phát động với chủ đề “Tốc độ”.
Ủy ban An toàn giao thông quốc gia phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2017-2021; chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý, lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt.
Phó Thủ tướng Thường trực giao Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu sửa đổi Thông tư 91/2016/TT-BGTVT quy định về tốc độ xe cơ giới đường bộ; rà soát, sửa đổi, bổ sung chương trình đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái ô tô và chương trình khung tập huấn cho lái xe ô tô kinh doanh vận tải.
Bộ Giao thông vận tải chủ trì tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định 994/QĐ-TTg ngày 19-6-2014 của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng, thực hiện kế hoạch theo thứ tự ưu tiên và lộ trình thời gian cụ thể để cập nhật, thay thế hệ thống biển báo hiệu đường bộ; chỉ đạo Tổng Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, các sở giao thông vận tải xây dựng và triển khai kế hoạch tháng cao điểm tuyên truyền, vận động thực hiện quy định pháp luật và xử lý vi phạm về hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt (từ ngày 16-5 đến ngày 15-6-2017).
Xây dựng và ban hành hướng dẫn thiết kế và thi công gờ giảm tốc và biển cảnh báo tại các điểm giao cắt đường bộ đường sắt. Chỉ đạo Tổng Cục Đường bộ Việt Nam và các sở giao thông vận tải ưu tiên sử dụng kinh phí từ Quỹ bảo trì đường bộ để làm gờ giảm tốc và cắm biển cảnh báo nguy hiểm trên tất cả các điểm giao cắt đường bộ với đường sắt trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ; chủ trì, phối hợp với ủy ban nhân dân các địa phương tổ chức tổng điều tra phương tiện đường thuỷ nội địa trên cả nước.
Bộ Công an tham mưu cho Đảng ủy Công an Trung ương, tổ chức thực hiện tốt Công văn số 28-CV/TW ngày 02-11-2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04-9-2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông”.
Chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tăng cường tuần tra kiểm soát, chú trọng tuần tra lưu động; mở đợt cao điểm về xử lý vi phạm tốc độ để hưởng ứng Tuần lễ an toàn đường bộ toàn cầu (08-5 đến ngày 14-5-2017); đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao để phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông.
Đồng thời, gắn và xử lý trách nhiệm người đứng đầu của từng đơn vị theo địa bàn được phân công phụ trách; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tăng cường chỉ đạo công tác kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ, xe khách hợp đồng hoạt động trái phép, vận chuyển vật liệu nổ, hàng cấm, xử lý phương tiện giao thông đường bộ hết niên hạn sử dụng; tăng cường xử lý các phương tiện mang biển xanh vi phạm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông gắn với hoạt động tuần tra kiểm soát; tiếp tục triển khai cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hoá giao thông gắn với bình yên sông nước”.
Các bộ, ngành, đoàn thể, các cơ quan thành viên của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, các tổ chức chính trị-xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương, đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật trật tự an toàn giao thông để nâng cao ý thức tự giác của người tham gia giao thông, đặc biệt đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông đến tận cơ sở, phường, xã, thị trấn, tổ dân phố.
Báo cáo tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam Trương Minh Hiến cho biết: Vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra sáng nay tại tỉnh làm 03 người chết, 14 người bị thương. Ngay sau vụ tai nạn, lãnh đạo tỉnh tổ chức thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình các nạn nhân. Theo đó, tỉnh chỉ đạo bệnh viện tập trung cao nhất để cứu chữa các nạn nhân; hỗ trợ ban đầu 5 triệu đồng cho gia đình có người chết, 3 triệu đồng cho người bị thương. Chỉ đạo cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng này.
Phó Ban An toàn giao thông Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Ngọc Tường cho biết, quý I-2017 tại Thành phố không xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, không xảy ra đua xe trái phép. Về tình trạng ùn tắc giao thông, hiện Thành phố Hồ Chí Minh đang từng bước khắc phục, trong đó có việc kiên quyết lập lại trật tự vỉa hè, lòng lề đường, vì việc buôn bán, lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường là vấn đề “nóng” từ nhiều năm qua, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến tai nạn giao thông và mỹ quan đô thị.
Do đó, Thành phố Hồ Chí Minh xác định kiên quyết lập lại trật tự vỉa hè, lòng lề đường trên toàn Thành phố để xây dựng Thành phố văn minh, hiện đại, có cuộc sống tốt hơn trên tinh thần tập trung chấn chỉnh chợ tự phát, lấn chiếm vỉa hè để buôn bán, chạy xe trên vỉa hè… nhưng không đẩy, đuổi người buôn bán. Đến nay, sau 2 tháng triển khai quyết liệt, nhiều nơi đạt 80% lòng lề đường, vỉa hè không bị lấn chiếm, nhiều nơi người dân tự tháo dỡ, được dư luận xã hội hoan nghênh.
Bên cạnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh đang quy hoạch lại các tuyến đường được dừng, đỗ xe có thu phí và quy hoạch lại tuyến phố buôn bán trong khu vực cho phép, kiên quyết không để lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường. Kết quả này là bước đầu quan trọng và tiền đề cho Thành phố tiếp tục giữ vững kết quả này trong thời gian tới.
Tổng Cục trưởng Tổng Cục Đường bộ Nguyễn Văn Huyện cho biết, hiện có 33 tỉnh dừng kiểm soát tải trọng xe ở trạm Bộ Giao thông vận tải đã giao. Hiện tượng xe quá tải đã tái trở lại. Tổng Cục Đường bộ Việt Nam đã thực hiện việc giám sát trên địa bàn Hà Nội, có ngày xử lý 35 xe với số tiền phạt lên đến 1 tỷ đồng. Tổng Cục trưởng Tổng Cục Đường bộ đề nghị tiếp tục thực hiện việc kiểm soát tải trọng xe, có như vậy thì mới xử lý triệt để được vấn đề này.
Về tình hình tai nạn giao thông tại các địa phương trong 2 tháng đầu năm, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Khuất Việt Hùng cho biết, có 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số người chết vì tai nạn giao thông giảm so với cùng kỳ năm 2016, trong đó 12 địa phương giảm trên 30% số người chết là: Cao Bằng, Hà Giang, Cà Mau, Bắc Kạn, Hậu Giang, Phú Thọ, Đà Nẵng, Long An, Lào Cai, Kiên Giang, Quảng Nam, Tây Ninh. Đặc biệt, Cao Bằng, Hà Giang, Cà Mau, Bắc Kạn giảm trên 50% số người chết do tai nạn giao thông.
Tuy nhiên, vẫn còn 26 địa phương có số người chết vì tai nạn giao thông tăng so với cùng kỳ 2016, trong đó 10 tỉnh tăng trên 40% là: Đắk Nông, Bắc Giang, Lâm Đồng, Phú Yên, Bạc Liêu, Thái Bình, Quảng Trị, Lạng Sơn, An Giang, Yên Bái. Trong đó, có 3 tỉnh có số người chết tăng trên 100% là: Lạng Sơn, An Giang, Yên Bái./.
Nâng cao giá trị, hiệu quả chuyển giao công nghệ và quản lý rừng  (16/03/2017)
Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong ngành Giao thông Vận tải  (16/03/2017)
Tạo cơ sở pháp lý để Mặt trận Tổ quốc giám sát, phản biện xã hội  (16/03/2017)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Bộ trưởng Bộ An ninh Lào  (16/03/2017)
Tăng cường hơn nữa công tác dự báo về hội nhập kinh tế quốc tế  (16/03/2017)
Tăng cường hơn nữa công tác dự báo về hội nhập kinh tế quốc tế  (16/03/2017)
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay