Tăng cường hơn nữa công tác dự báo về hội nhập kinh tế quốc tế
21:38, ngày 16-03-2017
Tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu, dự báo về những vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và đàm phán các FTA nói riêng, từ đó đề xuất chính sách cho giai đoạn hội nhập từ nay và trong 10 năm tới. Đây là nội dung tại Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế tại Phiên họp Ban Chỉ đạo lần thứ nhất năm 2017.
Trong đó, về công tác liên ngành về hội nhập kinh tế quốc tế, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, Đoàn Đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế trong việc đưa ra phương án hợp lý để hoàn thiện việc đàm phán và ký kết 4 FTA còn lại, đảm bảo cân bằng lợi ích (RCEP, Việt Nam - EFTA, Việt Nam - Ixraen, ASEAN - Hồng Kong); thúc đẩy việc ký kết và phê chuẩn Hiệp định EVFTA.
Các bộ, ngành và địa phương chủ động và tích cực triển khai hiệu quả các chương trình hành động của bộ, ngành và địa phương mình trên cơ sở cụ thể hóa chi tiết nhiệm vụ phù hợp với đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành, địa phương, nhằm thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết của Chính phủ về hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm tạo lập môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc cần kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế để có phương án giải quyết.
Phó Thủ tướng giao Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế chủ trì xây dựng Đề án tổ chức Diễn đàn hội nhập kinh tế quốc tế thường niên năm 2017, kết hợp tổ chức đánh giá 10 năm gia nhập WTO của Việt Nam, có sự tham gia của đầy đủ các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các nhà khoa học, các chuyên gia, các tổ chức quốc tế... tạo cầu nối chia sẻ thông tin và kiến nghị các điều chỉnh phù hợp cho chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Nghiên cứu và đề xuất khả năng tổ chức Diễn đàn hội nhập quốc tế thường kỳ hằng năm.
Bên cạnh đó, tiếp tục tổ chức các diễn đàn, hội nghị chuyên đề, các lớp tập huấn về công tác thông tin tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới, theo đó cần tập trung vào một số điểm mới với các trọng tâm ưu tiên, bao gồm: Có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp; có kế hoạch tổng thể theo từng năm; chuyển từ phổ biến đến hướng dẫn, từ giới thiệu đến thực thi cam kết hội nhập; ưu tiên phổ biến cho các cán bộ quản lý nhà nước tại địa phương và các doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng; phổ biến các kết quả nghiên cứu (nếu không phải tài liệu mật) để tăng cường thông tin cho các doanh nghiệp và người dân về công tác hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Tăng cường thực hiện vai trò giám sát thực thi thông qua mối liên hệ thường xuyên với các đầu mối về công tác hội nhập kinh tế quốc tế tại các bộ, ngành, địa phương để kịp thời báo cáo Lãnh đạo Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, đặc biệt, trong thời gian tới, khi có thêm các FTA mới được thực thi, việc triển khai các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế ở địa phương có vai trò quan trọng và trực tiếp với các doanh nghiệp và người dân./.
Các bộ, ngành và địa phương chủ động và tích cực triển khai hiệu quả các chương trình hành động của bộ, ngành và địa phương mình trên cơ sở cụ thể hóa chi tiết nhiệm vụ phù hợp với đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành, địa phương, nhằm thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết của Chính phủ về hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm tạo lập môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc cần kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế để có phương án giải quyết.
Phó Thủ tướng giao Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế chủ trì xây dựng Đề án tổ chức Diễn đàn hội nhập kinh tế quốc tế thường niên năm 2017, kết hợp tổ chức đánh giá 10 năm gia nhập WTO của Việt Nam, có sự tham gia của đầy đủ các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các nhà khoa học, các chuyên gia, các tổ chức quốc tế... tạo cầu nối chia sẻ thông tin và kiến nghị các điều chỉnh phù hợp cho chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Nghiên cứu và đề xuất khả năng tổ chức Diễn đàn hội nhập quốc tế thường kỳ hằng năm.
Bên cạnh đó, tiếp tục tổ chức các diễn đàn, hội nghị chuyên đề, các lớp tập huấn về công tác thông tin tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới, theo đó cần tập trung vào một số điểm mới với các trọng tâm ưu tiên, bao gồm: Có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp; có kế hoạch tổng thể theo từng năm; chuyển từ phổ biến đến hướng dẫn, từ giới thiệu đến thực thi cam kết hội nhập; ưu tiên phổ biến cho các cán bộ quản lý nhà nước tại địa phương và các doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng; phổ biến các kết quả nghiên cứu (nếu không phải tài liệu mật) để tăng cường thông tin cho các doanh nghiệp và người dân về công tác hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Tăng cường thực hiện vai trò giám sát thực thi thông qua mối liên hệ thường xuyên với các đầu mối về công tác hội nhập kinh tế quốc tế tại các bộ, ngành, địa phương để kịp thời báo cáo Lãnh đạo Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, đặc biệt, trong thời gian tới, khi có thêm các FTA mới được thực thi, việc triển khai các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế ở địa phương có vai trò quan trọng và trực tiếp với các doanh nghiệp và người dân./.
Hội thảo xuất bản sách "Quảng Ninh 30 năm đổi mới cùng đất nước"  (16/03/2017)
Hội thảo xuất bản sách "Quảng Ninh 30 năm đổi mới cùng đất nước"  (16/03/2017)
Binh chủng Tăng thiết giáp thực hiện tốt công tác chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội  (16/03/2017)
Binh chủng Tăng thiết giáp thực hiện tốt công tác chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội  (16/03/2017)
Nhiều hình thức công khai báo cáo tài chính nhà nước  (15/03/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên