5.459 phạm nhân được đặc xá
Nhân dịp kỷ niệm 64 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, có 5.459 phạm nhân được đặc xá, trong đó có 13 phạm nhân phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia và 19 phạm nhân mang quốc tịch nước ngoài.
Ngày 31-8, Văn phòng Chủ tịch Nước phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao đã tổ chức họp báo công bố quyết định của Chủ tịch nước đặc xá đợt 2-9 cho 5.459 phạm nhân. Ngay trong chiều 31.8, tất cả các trại giam trên cả nước có phạm nhân được đặc xá đã bắt đầu thực hiện quyết định này.
Tại cuộc họp báo, ông Giang Sơn - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch Nước - đã khẳng định việc Chủ tịch nước ký quyết định đặc xá cho các phạm nhân là tiếp tục khẳng định chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước, truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam đối với những người phạm tội để khuyến khích họ hối cải, chấp hành cải tạo sớm để hoàn lương, trở thành người có ích cho xã hội.
Ông Giang Sơn cũng khẳng định, đặc xá là sự thể hiện, ghi nhận kết quả cải tạo, chấp hành tốt các nội quy, quy chế của phạm nhân và cũng là sự thể hiện, ghi nhận kết quả của quá trình giáo dục, cải tạo phạm nhận ở các trại tạm giam.
Việc xét đặc xá đã được thực hiện đúng nguyên tắc: nghiêm minh, chặt chẽ, công khai, dân chủ, công bằng, đúng đối tượng và không để sót những người có đủ điều kiện được đặc xá, không phân biệt đối xử hoặc hạn chế với bất kỳ phạm nhân nào cho dù họ là người Việt Nam hay là người mang quốc tịch nước ngoài, miễn là có đủ điều kiện theo quy định đều được xét đặc xá.
Tại cuộc họp báo, phóng viên báo chí đã đặt các câu hỏi về số lượng phạm nhân nước ngoài, số lượng phạm nhân phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia được đặc xá đợt này, số tiền bồi thường dân sự mà các phạm nhân đã chấp hành theo quyết định của bản án để được đặc xá đợt này, số lượng phạm nhân được hưởng chế độ đặc xá đặc biệt và Bộ Công an đã làm những gì để giúp đỡ các phạm nhân được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng?
Thứ trưởng Bộ Công an - Thượng tướng Lê Thế Tiệm, Ủy viên thường trực Hội đồng Tư vấn đặc xá - cho biết: Trong tổng số 5.459 phạm nhân được đặc xá đợt này có 794 là nữ, 19 người mang quốc tịch nước ngoài bao gồm 4 người Trung Quốc; 2 người Hàn Quốc; 1 người Lào; 1 người Mi-an-ma; 4 người Cam-pu-chia; 1 người Công-gô; 2 người Ca-na-đa; 1 người Ốt-xtrây-li-a; 1 người Hoa Kỳ và 2 người mang hộ chiếu Đài Loan.
Cũng trong tổng số 5.459 phạm nhân được đặc xá đợt này có 13 người phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia; 47 trường hợp được đặc xá đặc biệt theo Luật Đặc xá. Đây đều là những trường hợp đã chấp hành hình phạt tiền đầy đủ và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Thượng tướng Lê Thế Tiệm còn cho biết: Số tiền bồi thường dân sự theo quyết định của bản án mà các phạm nhân được đặc xá đợt này đã nộp lại là 58 tỉ VND, 971 USD và 119 lượng vàng. Trong đó, nộp nhiều nhất là Đặng Thị Hà - sinh năm 1955, trú tại Phạm Ngũ Lão, Thành phố Hồ Chí Minh - phạm tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" đã nộp lại 16 tỉ VND và 119 lượng vàng.
Thượng tướng Lê Thế Tiệm khẳng định: "Để người được đặc xá sớm trở thành người công dân có ích cho xã hội, Chính phủ đã có công điện gửi tới tất cả các địa phương chỉ đạo các cấp chính quyền khẩn trương tạo mọi điều kiện để tiếp nhận phạm nhân được đặc xá trở về, giúp đỡ họ xóa đi mặc cảm, định kiến, ưu tiên, tạo điều kiện cho họ để họ có công ăn việc làm. Bộ công an cũng chỉ đạo công an các địa phương nhanh chóng cho đăng ký lại hộ khẩu, cấp lại chứng minh thư nhân dân để người đặc xá sớm tái hòa nhập cộng đồng".
Trả lời câu hỏi của một phóng viên nước ngoài về trường hợp ông Nguyễn Văn Lý tại sao không được đặc xá và sức khoẻ ra sao, Thượng tướng Lê Thế Tiệm cho biết: Hiện tại sức khoẻ ông Nguyễn Văn Lý rất tốt, sở dĩ ông Lý không được đặc xá đợt này bởi chính sách đặc xá của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chính sách khoan hồng đối với những người phạm tội đã biết ăn năn hối cải vì những hành vi vi phạm pháp luật của bản thân, trong quá trình cải tạo đã có những tiến bộ.
Trường hợp ông Nguyễn Văn Lý đã vi phạm pháp luật Việt Nam, đã bị phạt tù và đã được đặc xá một lần nhưng ông ta lại tiếp tục phạm tội mà không có sự hối cải, nên không thuộc diện được xét đặc xá đợt này theo quy định của pháp luật.
Từ chiều 31-8, tất cả các trại giam có phạm nhân được đặc xá đã thực hiện quyết định này./.
Cả nước kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9 và 40 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ  (01/09/2009)
Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam  (01/09/2009)
Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam  (01/09/2009)
Việt Nam đầu tư vào Lào là làm cho chính mình  (01/09/2009)
Không nên bắn vào quá khứ  (01/09/2009)
Hội thảo khoa học “40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”  (31/08/2009)
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay