Việt Nam đầu tư vào Lào là làm cho chính mình
Ngày 31-8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bộ Kế hoạch - Đầu tư nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vào Lào. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Lào Som-sa-vát Leng-sa-vát dẫn đầu đoàn Lào đến dự Hội nghị. Cùng dự còn có đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; Lê Hoàng Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, cùng đại diện nhiều bộ ngành và doanh nghiệp hai nước.
Ðây là lần đầu tiên, một hội nghị xúc tiến đầu tư vào Lào được tổ chức tại Việt Nam nhằm lắng nghe những đề xuất, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp với Chính phủ hai nước để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính, cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Phát biểu ý kiến tại Hội nghị, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nêu rõ: Trên cơ sở tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa hai nước, các bộ, ngành liên quan cần tạo mọi điều kiện hết sức thông thoáng, thuận lợi giúp các doanh nghiệp hợp tác đầu tư vào Lào.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh, hợp tác với Lào là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên. Việt Nam đầu tư vào Lào là làm cho chính mình. Các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm kiếm mọi cơ hội, chọn đúng thế mạnh của mình để đầu tư lâu dài vào Lào; vừa dành hết tình cảm, tâm huyết, vừa giám sát chặt chẽ các dự án để việc đầu tư bảo đảm hiệu quả kinh tế, chính trị và xã hội.
Thay mặt Ðảng, Nhà nước và nhân dân Lào, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Lào Som-sa-vát Leng-sa-vát đánh giá cao các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào Lào trên nhiều lĩnh vực, đang đứng vị trí hàng đầu trong số nước đầu tư vào Lào. Sự đầu tư này cộng với sự giúp đỡ về các mặt của Chính phủ Việt Nam đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và cải thiện cuộc sống của nhân dân Lào.
Phó Thủ tướng Som-sa-vát Leng-sa-vát bày tỏ hy vọng Hội nghị sẽ góp phần quan trọng tạo bước đột phá mới, nâng cao kim ngạch thương mại và đầu tư giữa hai nước tương xứng với thế mạnh, tiềm năng của mỗi nước cũng như tăng cường sự gắn bó keo sơn, đặc biệt là về chính trị giữa hai Đảng và hai Nhà nước, cùng xây dựng kiểu mẫu trong sáng về hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi.
Lào đang rất cần thu hút đầu tư vào các ngành nông - lâm sản như trồng và chế biến cà phê, cao su, ca cao; khoáng sản, thủy điện, dịch vụ du lịch - nhà hàng - khách sạn, cầu đường, bệnh viện… Lào đang thực hiện chính sách đầu tư hết sức ưu đãi, giải quyết thủ tục đầu tư bằng cơ chế một cửa, miễn trừ tiền thuê đất, cải cách chính sách thuế…
Các đại biểu tham dự Hội nghị đã nghe đại diện Bộ Kế hoạch và Ðầu tư Việt Nam, đại diện Cục Xúc tiến đầu tư - Bộ Kế hoạch và Ðầu tư Lào giới thiệu cơ hội và môi trường đầu tư, kinh doanh tại Lào, và chính sách đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam; đại diện các doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu kinh nghiệm đầu tư và kinh doanh tại Lào.
Đến hết tháng 6-2009, Chính phủ Lào cấp phép 186 dự án của các doanh nghiệp Việt Nam với tổng số vốn đạt trên 2 tỉ USD. Thương mại hai chiều giữa hai nước năm 2008 đạt trên 455 triệu USD, tăng hơn 45% so với cùng kỳ. Riêng 6 tháng đầu năm 2009, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng doanh số thương mại giữa hai nước vẫn đạt 196 triệu USD.
Tuy nhiên, theo nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang đầu tư tại Lào, phía Lào cần có những quy định chi tiết và rõ ràng hơn về luật đầu tư, quy hoạch sử dụng và giá thuê đất; thông thoáng hơn về chính sách nhập khẩu lao động nước ngoài…
Theo “Đề án phát triển thương mại Việt Nam – Lào giai đoạn 2008-2015”, hai nước đề ra mục tiêu tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều lên 1 tỉ USD vào năm 2010 và 2 tỉ USD vào năm 2015.
Tại Hội nghị, phía Lào và Việt Nam đã ký kết 7 hợp đồng và biên bản ghi nhớ hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Lào trong lĩnh vực khai khoáng, thủy điện, du lịch và xây dựng khách sạn./.
Không nên bắn vào quá khứ  (01/09/2009)
Hội thảo khoa học “40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”  (31/08/2009)
Hội thảo khoa học “40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”  (31/08/2009)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay