Cơ hội để nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam
Nhân dịp đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu tham dự Hội nghị tham vấn Chủ tịch Quốc hội các nước G20 tại Ca-na-đa và thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Cu-ba, ông Nguyễn Văn Son, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam.
- Lần đầu tiên, các nước G20 tổ chức Hội nghị tham vấn Chủ tịch Thượng viện/Chủ tịch Quốc hội, trong đó có mời Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tham dự với tư cách Chủ tịch Hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA). Chuyến tham dự lần này có ý nghĩa như thế nào, thưa Chủ nhiệm?
Ông Nguyễn Văn Son: Việc lần đầu tiên các nước G20 tổ chức Hội nghị tham vấn Chủ tịch Quốc hội các nước G20 với sự tham dự của nước đương nhiệm Chủ tịch AIPA đã cho thấy các thể chế đa phương ngày càng coi trọng vai trò của các cơ quan lập pháp, coi trọng việc tăng cường phối hợp giữa cơ quan lập pháp với cơ quan hành pháp.
Ngày nay, để tăng cường hiệu quả của các cơ chế hợp tác theo nhóm nước, khu vực cũng như toàn cầu, bên cạnh các cuộc họp của những người đứng đầu Nhà nước/Chính phủ các nước, các cuộc họp của những người đứng đầu cơ quan lập pháp trong cùng một cơ chế hợp tác cũng được tổ chức.
Sự có mặt của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam với tư cách Chủ tịch AIPA, đại diện cho AIPA tham dự hội nghị là thể hiện vai trò, trách nhiệm, cũng như cam kết của Việt Nam và của AIPA trong hội nhập khu vực và quốc tế. Đây còn là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy quan hệ song phương với Ca-na-đa, cũng như các nước khác dự hội nghị, là dịp để tăng cường sự hiểu biết, tin cậy, thúc đẩy hợp tác cùng phát triển giữa Việt Nam với bạn bè thế giới, nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của Việt Nam.
Việc Chủ tịch Thượng viện Ca-na-đa mời Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tham dự hội nghị, thể hiện sự coi trọng của các nước G20 đối với Việt Nam; khẳng định Việt Nam là một thành viên tích cực, có trách nhiệm với khu vực và cộng đồng quốc tế.
Tham dự hội nghị này, đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam xác định rõ không chỉ nhân danh Việt Nam, mà còn đại diện cho khu vực; nói tiếng nói của Việt Nam và tiếng nói của khu vực; thúc đẩy sự hợp tác giữa Việt Nam và giữa ASEAN với cộng đồng quốc tế; nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của thế giới, mở rộng giao lưu với nhiều nước công nghiệp phát triển trên thế giới.
- Vậy nội dung chính của hội nghị lần này tập trung vào những vấn đề gì, thưa Chủ nhiệm?
Ông Nguyễn Văn Son: Với chủ đề chính là phát triển kinh tế bền vững, thúc đẩy đối thoại giữa các nước về các vấn đề liên quan đến khắc phục khủng hoảng, ổn định kinh tế toàn cầu, hội nghị tham vấn lần này sẽ tập trung thảo luận về các vấn đề: phối hợp chiến lược đáp ứng yêu cầu sản xuất và phân phối lương thực, thực phẩm; hình mẫu mới về hòa bình và an ninh; các mô hình kinh tế và tài chính thúc đẩy ổn định kinh tế toàn cầu.
Tại hội nghị này, Ban tổ chức đề nghị Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch AIPA-31, phát biểu đề dẫn phiên họp thứ nhất về chủ đề phối hợp chiến lược đáp ứng yêu cầu sản xuất và phân phối lương thực, thực phẩm; đồng thời mong muốn nhận được sự đóng góp của đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam vào các nội dung khác của hội nghị.
Phối hợp chiến lược đáp ứng yêu cầu sản xuất và phân phối lương thực, thực phẩm, là một trong những chủ đề thời sự, là yêu cầu hệ trọng đặt ra đối với nhiều nước trên thế giới, và cũng là một trong những lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam và khu vực ASEAN.
Từ góc độ cơ quan lập pháp, Quốc hội các nước ASEAN có vai trò thúc đẩy, giám sát Chính phủ các nước ASEAN trong việc thực hiện Chiến lược an ninh lương thực, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững.
Ngoài ra, đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam cũng sẽ tích cực tham gia tại các phiên thảo luận về các chủ đề khác, đóng góp tích cực cho sự thành công của hội nghị.
- Trong bối cảnh Việt Nam và Cu-ba đang tích cực chuẩn bị Đại hội Đảng, tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, chuyến thăm sẽ đóng góp như thế nào vào việc vun đắp, phát triển tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống tốt đẹp và quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước?
Ông Nguyễn Văn Son: Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (2/12/1960), quan hệ đoàn kết, ủng hộ và hợp tác toàn diện anh em Việt Nam - Cu-ba không ngừng được vun đắp, phát triển.
Mặc dù cách xa nhau nửa vòng trái đất nhưng nhân dân Cuba luôn đi đầu trong phong trào nhân dân thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập, tự do, xây dựng đất nước của Việt Nam.
Ngày nay, Cu-ba tiếp tục quan tâm thúc đẩy quan hệ mọi mặt với Việt Nam, nhất là trên các lĩnh vực có thế mạnh như xây dựng, giao thông, công nghệ sinh học, giáo dục, y tế, thể dục-thể thao, nông nghiệp (cung cấp con giống, giống mía cao sản, phòng trừ sâu bệnh, công nghệ chăn nuôi bò, cá sấu...).
Hai bên cũng luôn đoàn kết, ủng hộ lẫn nhau trong các hoàn cảnh khó khăn do thiên tai gây ra. Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, vượt qua khó khăn, Việt Nam và Cu-ba đều đạt những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đối ngoại; đều đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới, đang tìm tòi, xây dựng mô hình phát triển phù hợp với đặc điểm và điều kiện của mỗi mỗi.
Trong bối cảnh cả hai bên đang tích cực chuẩn bị cho Đại hội Đảng vào năm sau, đang phối hợp cùng nhau kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu, có ý nghĩa rất quan trọng, tiếp tục đưa mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước tiếp tục phát triển lên một bước mới.
Các cuộc hội đàm và hội kiến cấp cao lần này giữa hai bên, cũng như những cuộc tiếp xúc, gặp gỡ của đoàn với nhân dân Cu-ba, không chỉ là dịp để khẳng định tình đoàn kết gắn bó thủy chung, sự ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, mà còn nhằm trao đổi sâu rộng ý kiến, kinh nghiệm về sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước; về những vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm, nhằm tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, làm sâu sắc thêm mối quan hệ sẵn có, thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực, phát huy được tiềm năng, thế mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển của mỗi nước./.
Bàn thêm về tính chất của Cách mạng Tháng Tám tại Việt Nam  (01/09/2010)
Cách mạng Tháng Tám và Tết Độc lập (2-9) qua con mắt người nước ngoài  (01/09/2010)
Quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ  (01/09/2010)
Giới thiệu tác phẩm Biện chứng của tự nhiên của Ăngghen  (01/09/2010)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên