Cách mạng Tháng Tám và Tết Độc lập (2-9) qua con mắt người nước ngoài
TCCSĐT - Cách mạng Tháng Tám và Tết Độc lập (2-9) của dân tộc Việt Nam luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu quốc tế. Nhiều người trong số họ đã đến Việt Nam để tìm hiểu, để cảm nhận, chứng kiến tận mắt những gì đã và đang diễn ra tại Việt Nam và viết ra những suy nghĩ, cảm xúc của mình.
Trong con mắt các chính khách, nhà báo...
Nguyên Đại sứ Nga tại Việt Nam Va-đim Xê-ra-phi-mốp: Cuộc Cách mạng Tháng Tám và Tuyên ngôn của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã trở thành một bước ngoặt trong lịch sử phát triển đất nước, tạo điều kiện cho Việt Nam giành được độc lập và phát triển. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố trước nửa triệu quốc dân đồng bào tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945, lần đầu tiên trong lịch sử các nước thuộc địa và bán thuộc địa, một chính đảng mới chỉ tồn tại có 15 năm, đã đưa sự nghiệp cách mạng tới thắng lợi và giành được chính quyền về tay mình trong cả nước.
Theo ông V. Xê-ra-phi-mốp, cuộc Cách mạng Tháng Tám không chỉ đóng vai trò quyết định trong việc xác định con đường phát triển cho Việt Nam, mà còn cổ vũ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước láng giềng như Lào và Cam-pu-chia, tạo những bước chuyển mình quan trọng về chất đối với tình hình ở Đông - Nam Á. Đồng thời tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và chống thực dân tại các châu lục khác trên thế giới. V. Xê-ra-phi-mốp nhấn mạnh: “Chính thắng lợi của Việt Nam đã chặt đứt một mắt xích quan trọng trong sợi xích đang trói buộc các dân tộc trong tôi đòi và lệ thuộc".
Đại diện lâm thời sứ quán Cu-ba tại Việt Nam Ga-bri-en Pê-ret Ta-rao, Cách mạng Tháng Tám đã thể hiện khát vọng tự do và công lý của các dân tộc thuộc địa và là minh chứng đánh dấu chấm hết của chủ nghĩa đế quốc thực dân.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam và Bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại có một ý nghĩa vô cùng to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc và giải phóng thuộc địa trên thế giới. Cách mạng Tháng Tám đã thể hiện khát vọng tự do và công lý của các dân tộc thuộc địa, là tấm gương và nguồn động viên đối với các dân tộc thuộc địa và là minh chứng đánh dấu chấm hết của chủ nghĩa đế quốc thực dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Cách mạng Tháng Tám đã đạt được thành công lớn là không chỉ giành độc lập cho dân tộc mà đã chấm dứt chế độ bóc lột, mang lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân Việt Nam.
Nguyên Đại sứ Cam-pu-chia tại Việt Nam, ông Long Kem cho rằng, Cách mạng Tháng Tám đã mở ra một thời kỳ mới cho Việt Nam, đó là kỷ nguyên độc lập, tự do, thoát khỏi ách đô hộ của nước ngoài như chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói "Không có gì quý hơn độc lập tự do". Việt Nam tiến hành Cách mạng Tháng Tám và lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2-9-1945 là cơ hội để nhân dân Việt Nam phát triển đất nước trong thời kỳ thoát khỏi ách đô hộ của thực dân.
Cách mạng Tháng Tám của Việt Nam đã tạo ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa trên toàn thế giới. Các dân tộc bị thực dân áp bức, bóc lột đã đứng dậy giành độc lập, chủ quyền, tự do, thoát khỏi ách đô hộ của thực dân cũ và mới cũng là do Cách mạng Tháng Tám của Việt Nam. Đối với nhân dân Cam-pu-chia, do thực dân đã mất chỗ dựa ở Việt Nam nên Cam-pu-chia cũng có điều kiện để tiến hành đấu tranh. Cách mạng Tháng Tám của Việt Nam đã làm suy yếu thực dân, tạo điều kiện cho hai nước láng giềng là Cam-pu-chia và Lào đấu tranh giành thắng lợi.
Giáo sư A. Xô-kô-lốp-xki, Trưởng khoa nghiên cứu các nước Nam Á và Đông - Nam Á, Trường Đại học Tổng hợp Viễn Đông, Giám đốc Trung tâm văn hóa Việt Nam duy nhất ở Liên bang Nga nói: “Theo tôi, cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và sự hình thành của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa có ý nghĩa rất to lớn. Động lực thúc đẩy cuộc Cách mạng này chính là tinh thần yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân. Mục đích của Cách mạng Tháng Tám trước hết là nhiệm vụ giải phóng đất nước khỏi những kẻ ngoại xâm - thực dân Pháp và quân phiệt Nhật. Khi cuộc cách mạng thắng lợi, những từ chính yếu nhất trong Bản Tuyên ngôn độc lập chính là "Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Bản thân cuộc cách mạng đã diễn ra không phải dưới khẩu hiệu của chủ nghĩa mác-xít "vô sản các nước liên hiệp lại" mà là "Độc lập - tự do - hạnh phúc". Tôi không hình dung điều gì sẽ đến với Việt Nam nếu không có cuộc cách mạng này, thậm chí khái niệm Việt Nam thống nhất cũng sẽ không tồn tại. Thời Pháp chỉ có nước An Nam và Đông Dương. Có thể nói, Cách mạng Tháng Tám đã mở ra một trang sử mới, một kỷ nguyên mới trong lịch sử Việt Nam".
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã ảnh hưởng lớn tới sự nghiệp giải phóng của các dân tộc khác ở Nam Á và Đông - Nam Á. Trước tấm gương tích cực của Việt Nam, năm 1946, Ấn Độ đã được giải phóng khỏi sự thống trị của Anh Quốc. Năm 1949, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa được hình thành. Sau đó, các dân tộc khác ở châu Á cũng dần dần được giải phóng như Miến Điện, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Triều Tiên. Có thể nói, tấm gương của Việt Nam rất ấn tượng với các dân tộc, các nước lân cận trong sự nghiệp giải phóng khỏi ách thuộc địa.
Nhà báo Pháp D.Ru-sen: Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Đây là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam và thế giới, bởi lẽ nó tượng trưng cho thắng lợi của cuộc đấu tranh chính nghĩa giành độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam, đánh dấu bước chuyển lớn trong lịch sử Việt Nam, đồng thời biểu trưng cho sức mạnh đoàn kết dân tộc của toàn thể người dân Việt Nam. Nổi bật trong sự kiện trọng đại này là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo vĩ đại, người anh hùng dân tộc của Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gắn với lịch sử dân tộc Việt Nam.
Bảy năm liền sống và làm việc ở Việt Nam (1979-1986) với tư cách là phóng viên thường trú của báo Nhân Đạo cùng với nhiều lần đến Việt Nam những năm sau đó, D.Ru-sen hiểu rất rõ về đất nước và lịch sử Việt Nam. Ông là tác giả của không ít phóng sự và bộ phim về đất nước và cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, ông từng được gặp và nói chuyện với các nhà lãnh đạo Việt Nam như: Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp... Đó là những nhân chứng lịch sử sinh động, những nhân vật tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam và ông đã hoàn thành một bộ phim về Chủ tịch Hồ Chí Minh dài 30 phút nhan đề "Bác Hồ". D.Ru-sen cho biết, sở dĩ ông lấy tên bộ phim như vậy là bởi vì "đó là cái tên rất trìu mến đối với tất cả người Việt Nam, và mọi người Việt Nam đều gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh với cái tên như vậy".
Ông D. Mát, Chủ tịch Hội hữu nghị vùng Cốt-đi-voa ủng hộ làng Vân Canh ở Việt Nam, đã đến Việt Nam năm 1990, cũng có những cảm nhận sâu sắc về sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa của dân tộc ta: “Thành công của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 của nhân dân Việt Nam đứng lên giành lại độc lập tự do cho dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mang nhiều ý nghĩa to lớn. Dân tộc Việt Nam đã phải chịu áp bức trong nhiều năm. Họ đã kiên cường đấu tranh để giành lại độc lập tự do cho dân tộc mình. Họ đã đạt được điều đó. Ngay sau thành công của Cách mạng Tháng Tám 1945 tại Việt Nam, nhiều dân tộc bị áp bức khác trên thế giới cũng nổi dậy đấu tranh chống áp bức, đòi lại tự do cho dân tộc".
... Trong con mắt các nhà sử học Pháp
Với nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và sử gia người Pháp, thành công của cuộc Cách mạng Tháng Tám của dân tộc Việt Nam là sự kiện đặc biệt ấn tượng. Họ thực sự quan tâm và dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu. Một trong những chuyên gia người Pháp được nhiều người biết tới là Nhà sử học A lanh Ru-xi-ô. Ông đã có trên 15 tác phẩm viết về lịch sử Việt Nam, các cuộc kháng chiến, về cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của dân tộc Việt Nam.
Đã hơn 30 năm nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, càng đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu, nhà sử học A lanh Ru-xi-ô càng thấy những điều hấp dẫn và cảm phục trước những thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong các cuộc kháng chiến, đặc biệt là thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945: “Chiến thắng năm 1945 của Việt Nam không chỉ là sự kiện gây bất ngờ, mà đó cũng là sự tất yếu mang tính logic trong lịch sử phong trào đấu tranh của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam là dân tộc đầu tiên trong số các dân tộc trên thế giới bị thực dân Pháp đô hộ đã thành công trong cuộc kháng chiến của mình. Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã có ảnh hưởng rất lớn tới phong trào đấu tranh đòi độc lập của các nước thuộc địa trên thế giới lúc bấy giờ, nhất là các nước ở châu Phi. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người có vai trò quan trọng, là người đầu tiên tuyên bố độc lập của một nước thuộc địa”.
Nhà sử học Sác-lơ pho-ni-ơ, nguyên Chủ tịch Hội hữu nghị Pháp - Việt là người luôn quan tâm tới các sự kiện diễn ra tại Việt Nam cũng như lịch sử Việt Nam. Ông đã từng đến Việt Nam và càng hiểu rõ hơn ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tháng Tám. Theo ông: "Cuộc Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam là cuộc cách mạng hết sức quan trọng không chỉ đối với Việt Nam. Đây là cuộc cách mạng thực sự, với sự đồng lòng, chung sức của cả dân tộc. Đây là cuộc cách mạng lớn, của toàn dân tộc Việt Nam, đứng lên giành độc lập dân tộc. Thực tế, cuộc cách mạng của Việt Nam đã có tác động lớn trên thế giới, nhất là đối với các nước thuộc địa khi đó. Cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 đánh dấu thời điểm quan trọng trong lịch sử Việt Nam, phản ánh cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc Việt Nam chống lại sự chiếm đóng của giặc ngoại xâm, đồng thời đánh dấu sự chuyển sang thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam. Không những thế, thành công của cuộc Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam còn có ý nghĩa quốc tế, bởi lẽ đây là một trong những phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đầu tiên trên thế giới. Đối với phong trào cách mạng Đông Dương cũng như thế giới, Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng".
Nhà sử học Sác-lơ pho-ni-ơ cũng bày tỏ lòng kính trọng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - người anh hùng giải phóng dân tộc, người đã dành cả cuộc đời mình để lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Cùng chung nhận xét với nhà sử học Sác-lơ pho-ni-ơ, ông Rô-giơ Mi-sen, khẳng định: sự kiện Cách mạng Tháng Tám và ngày 2-9-1945 không chỉ đánh dấu một mốc lớn đối với Việt Nam mà có ý nghĩa lớn đối với nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới. Thành công của cuộc Cách mạng Tháng Tám dẫn đến ngày tuyên bố độc lập ngày 2-9-1945 ở Việt Nam, mở đầu cho cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa thời bấy giờ. Nhân dân Việt Nam đã không ngừng đấu tranh và các bạn đã chiến thắng. Chúng tôi vô cùng cảm phục tinh thần đấu tranh và những thành quả mà các bạn đạt được.
Chuyên gia sử học Phờ-răng-xoa Gien-rơ-ô cũng là người có nhiều gắn bó với lịch sử Việt Nam. Với ông, dân tộc Việt Nam đã làm nên điều kỳ diệu, quyết định vận mệnh và tương lai của mình: “Nổi bật trong cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã nắm bắt được tình hình thế giới, tận dụng thời cơ, phối hợp hành động, đồng thời tạo ra sức mạnh tổng hợp”.
Nhà nghiên cứu sử học Gi-ben Scun, người cũng đã có thời gian dài tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, về Chủ tịch Hồ Chí Minh, khẳng định: Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam là sự kiện đánh dấu thời điểm quan trọng trong lịch sử Việt Nam, phản ánh cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc Việt Nam chống giặc ngoại xâm, đánh dấu bước chuyển sang thời kỳ mới. Thành công của Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam còn có ý nghĩa quốc tế, nhất là đối với nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới vào thời điểm đó, mở đầu cho cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa.
Và trong con mắt chuyên gia Thái Lan
Cách mạng Tháng Tám không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam mà còn là hình mẫu, sự khích lệ mạnh mẽ đối với nhiều nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh, đặc biệt là các nước láng giềng đang bị ách đô hộ của thực dân.
Bà Tha-ny-a-thip Sri-pa-na, chuyên gia về Việt Nam, Viện châu Á, trường đại học Chu-la-long-kon, người có nhiều công trình nghiên cứu về Việt Nam cho rằng, Cách mạng Tháng Tám là tấm gương cho các nước thuộc địa noi theo, đặc biệt là các nước láng giềng.
Theo bà Tha-ny-a-thip, Cách mạng Tháng Tám không chỉ là chiến thắng vang dội của Việt Nam trong thế kỷ XX mà còn có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của Việt Nam trong thời đại ngày nay. Bà Tha-ny-a-thip cho rằng điều không thể phủ nhận là Cách mạng Tháng Tám và các sự kiện lịch sử khác, cuộc đấu tranh kiên trì anh dũng, tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam là những yếu tố đưa nước Việt Nam phát triển ổn định, vững chắc như ngày hôm nay.
Sáu mươi nhăm năm qua, Chính phủ Việt Nam đã áp dụng phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh trong quan hệ với các nước trên thế giới, đạt được nhiều thành công trên trường quốc tế. Vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao, Việt Nam ngày càng có tiếng nói quan trọng trên các diễn đàn quốc tế.
Về phong cách và đường lối ngoại giao Hồ Chí Minh, bà Thanyathip chia sẻ: “Điều đầu tiên tôi biết và học được từ Người đó là Người coi trọng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước láng giềng. Hồ Chí Minh có phong cách ngoại giao của mình, Người coi trọng ngoại giao mang lại nhiều bạn bè và láng giềng thân thiết. Phong cách đó mang lại bình yên, hòa bình, sự hợp tác tạo thuận lợi cho sự phát triển đất nước Việt Nam. Vì vậy có thể thấy rõ, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh có ảnh hưởng sâu sắc đến chính sách ngoại giao của Việt Nam hiện nay. Đó là nhấn mạnh đến ngoại giao trong mọi lĩnh vực, ngoại giao đa phương. Ngoài lĩnh vực chính trị và kinh tế, chủ tịch Hồ Chí Minh còn coi trọng lĩnh vực văn hóa. Đó là yếu tố giúp Việt Nam mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới từ xa đến gần. Ngày nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với các nước tại các châu lục, là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế lớn như: Liên hợp quốc, APEC, WTO...”.
Bà Tha-ny-a-thip Sri-pha-na có nhiều công trình nghiên cứu về Việt Nam đã được xuất bản, nhận được sự quan tâm của độc giả Thái Lan và Việt Nam cũng như các nhà nghiên cứu, như tác phẩm “Việt kiều tại Thái Lan trong mối quan hệ Thái Lan - Việt Nam” cùng hợp tác với Viện Đông - Nam Á của Việt Nam. Ngoài ra, bà còn nghiên cứu về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao và văn hóa của Việt Nam./.
Quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ  (01/09/2010)
Giới thiệu tác phẩm Biện chứng của tự nhiên của Ăngghen  (01/09/2010)
Thành tựu trong xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam 25 năm đổi mới (1986-2010)  (01/09/2010)
Quảng Ninh có Chủ tịch Ủy ban nhân dân mới  (01/09/2010)
1.700 tỉ đồng ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan nhà nước  (01/09/2010)
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay