Nga xem xét chiến lược an ninh kinh tế dài hạn đến 2030
23:22, ngày 07-12-2016
Ngày 07-12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chủ trì cuộc họp với các thành viên Hội đồng An ninh Liên bang Nga, xem xét dự án Chiến lược An ninh kinh tế Liên bang Nga giai đoạn đến năm 2030, đồng thời thảo luận biện pháp cấp bách thực thi các phương hướng ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước.
Chiến lược An ninh kinh tế Liên bang Nga hiện nay được thông qua năm 1996. Kể từ đó đến nay, tình hình kinh tế thế giới và của Nga có nhiều biến đổi đáng kể, chính vì vậy, tại cuộc họp hồi tháng 7-2015, Tổng thống Putin và Hội đồng An ninh Liên bang Nga đã quyết định xây dựng Chiến lược An ninh kinh tế mới. Công việc này được thực hiện tích cực kể từ đó đến nay.
Hội đồng An ninh Liên bang Nga là cơ quan tham mưu trực thuộc tổng thống, hoạch định các chính sách đối nội, đối ngoại, quân sự, an ninh, ổn định trật tự chính trị - xã hội, cũng như bảo vệ quyền lợi và tự do của nhân dân. Hội đồng có nhiệm vụ hỗ trợ quá trình thực hiện các chức năng của Tổng thống trong điều hành đất nước.
Cùng ngày, trang web chính thức của Điện Kremlin đã đăng một loạt chỉ thị mới của Tổng thống Putin, giao cho Chính phủ nước này nhiệm vụ đến ngày 01-6-2017 tới hoàn tất quá trình xây dựng hệ thống các biện pháp phát triển nền kinh tế kỹ thuật số của đất nước, đưa Nga hội nhập không gian kinh tế kỹ thuật số với các quốc gia thành viên Liên minh kinh tế Á - Âu.
Tổng thống Putin cũng chỉ thị Chính phủ Nga soạn thảo một kế hoạch gồm các biện pháp nhằm bảo đảm trước năm 2019 hoặc 2020 phải tăng tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Nga, vượt mức tăng trưởng trung bình của nền kinh tế thế giới. Việc soạn thảo các biện pháp này phải được hoàn thành trước ngày 30-5-2017.
Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Nga cũng ra một loạt chỉ thị và mốc thời gian thực hiện cho Chính phủ trong các lĩnh vực như môi trường, số hóa lĩnh vực y tế, rà soát xem xét tính hiệu quả nguồn chi ngân sách cho các dự án kinh tế, có tính đến sự thay đổi giá dầu trên thị trường, nhằm giảm thiểu rủi ro cũng như những tác động tiêu cực đối với xã hội..../.
Hội đồng An ninh Liên bang Nga là cơ quan tham mưu trực thuộc tổng thống, hoạch định các chính sách đối nội, đối ngoại, quân sự, an ninh, ổn định trật tự chính trị - xã hội, cũng như bảo vệ quyền lợi và tự do của nhân dân. Hội đồng có nhiệm vụ hỗ trợ quá trình thực hiện các chức năng của Tổng thống trong điều hành đất nước.
Cùng ngày, trang web chính thức của Điện Kremlin đã đăng một loạt chỉ thị mới của Tổng thống Putin, giao cho Chính phủ nước này nhiệm vụ đến ngày 01-6-2017 tới hoàn tất quá trình xây dựng hệ thống các biện pháp phát triển nền kinh tế kỹ thuật số của đất nước, đưa Nga hội nhập không gian kinh tế kỹ thuật số với các quốc gia thành viên Liên minh kinh tế Á - Âu.
Tổng thống Putin cũng chỉ thị Chính phủ Nga soạn thảo một kế hoạch gồm các biện pháp nhằm bảo đảm trước năm 2019 hoặc 2020 phải tăng tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Nga, vượt mức tăng trưởng trung bình của nền kinh tế thế giới. Việc soạn thảo các biện pháp này phải được hoàn thành trước ngày 30-5-2017.
Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Nga cũng ra một loạt chỉ thị và mốc thời gian thực hiện cho Chính phủ trong các lĩnh vực như môi trường, số hóa lĩnh vực y tế, rà soát xem xét tính hiệu quả nguồn chi ngân sách cho các dự án kinh tế, có tính đến sự thay đổi giá dầu trên thị trường, nhằm giảm thiểu rủi ro cũng như những tác động tiêu cực đối với xã hội..../.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả quyền tham gia giám sát và phản biện chính sách của người dân  (07/12/2016)
Cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới  (07/12/2016)
Xây dựng văn hóa gia đình - Cái gốc của việc xây dựng con người và xây dựng xã hội văn hóa, đạo đức, văn minh  (07/12/2016)
Sẽ xử lý đơn vị cổ phần hóa chậm, làm thất thoát tài sản Nhà nước  (07/12/2016)
Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri: Ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết  (07/12/2016)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ thăm chính thức Ấn Độ  (07/12/2016)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên