Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ thăm chính thức Ấn Độ
Nhận lời mời của Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Ấn Độ Mohammad Hamid Ansarin, Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Ấn Độ Sumitra Mahajan, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu sẽ thăm chính thức Cộng hòa Ấn Độ từ ngày 8 đến 11-12-2016.
Cộng hòa Ấn Độ có nền kinh tế mới nổi trên thế giới, có diện tích rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, tiềm lực kinh tế và trình độ khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Tốc độ tăng trưởng GDP của Ấn Độ cao nhất thế giới trong 2 năm qua (7,5%). Tổng GDP năm 2015 đạt 2.180 tỷ USD, với tỷ lệ dịch vụ chiếm 65% tổng GDP.
Chính sách "hướng Đông" là chính sách ngoại giao chiến lược quan trọng sau khi Ấn Độ bắt đầu thực hiện cải cách kinh tế, tự do hóa thương mại vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX.
Mục tiêu của chính sách "hướng Đông" được đặt ra trong chiến lược phát triển của Ấn Độ ban đầu là tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á. Sau đó, chính sách này dần được mở rộng ra khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Từ mối quan hệ chủ yếu tập trung vào hợp tác kinh tế, quan hệ đối tác ASEAN-Ấn Độ đã phát triển nhanh chóng, năng động và toàn diện nhất trong quan hệ của ASEAN với các đối tác.
Trong chính sách "hướng Đông" của Ấn Độ, Việt Nam được xem là một trong những trụ cột quan trọng.
Việt Nam và Ấn Độ có mối quan hệ hữu nghị truyền thống, gắn bó lâu đời, được các thế hệ lãnh đạo hai nước gìn giữ, vun đắp và liên tục phát triển lên tầm cao mới.
Từ những năm 50 của thế kỷ trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawaharlal Nehru đã khẳng định tình hữu nghị thủy chung của hai dân tộc.
Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru là một trong những vị khách quốc tế đầu tiên đến thăm Việt Nam ngay sau khi Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (năm 1954).
Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Ấn Độ và một năm sau, Tổng thống Ấn Độ thăm Việt Nam.
Ngày 7-01-1972, Việt Nam và Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra một chương mới trong quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước.
Vào những năm đầu của thế kỷ XXI, quan hệ Việt Nam-Ấn Độ đã dần đi vào chiều sâu và là hình mẫu cho sự hợp tác hòa bình, hữu nghị giữa hai quốc gia, hai dân tộc, cùng nhau hợp tác phát triển vì sự phồn vinh của mỗi nước.
Tháng 7-2007, Ấn Độ và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược.
Trong những năm gần đây, mối quan hệ Việt Nam-Ấn Độ ngày càng phát triển hơn khi có ngày ngày càng nhiều cuộc tiếp xúc cấp cao giữa lãnh đạo hai nước. Về phía Việt Nam sang thăm Ấn Độ có: Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (năm 2003); Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (năm 2007); Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan (năm 2009); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (năm 2010); Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (năm 2011); Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (năm 2012); Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ( năm 2013) và gần đây nhất là chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào năm 2014.
Về phía Ấn Độ, Thủ tướng Atal Behari Vajpayee đã có chuyến thăm Việt Nam vào năm 2001. Tiếp đó là các chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil (năm 2008); Thủ tướng Manmohan Singh (năm 2010); Phó Tổng thống Md. Hamid Ansari (năm 2013) nhân dịp tham dự Lễ bế mạc Năm Hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ; Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee (năm 2014).
Tháng 9-2016, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã thăm chính thức Việt Nam và hai bên chính thức đưa mối quan hệ hai nước lên tầm cao mới - quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
Quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ có những biến chuyển hết sức tích cực.
Hiện nay, Ấn Độ đã trở thành một trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, trong khi đó Việt Nam cũng là đối tác ưu tiên hàng đầu trong chính sách "hướng Đông" của Ấn Độ.
Kim ngạch thương mại hai chiều tăng dần qua các năm: năm 2013 đạt 5,23 tỷ USD, năm 2014 đạt 5,6 tỷ USD và 9 tháng đầu năm 2016 đạt 3,9 tỷ USD, hai bên đang hướng tới mục tiêu 15 tỷ USD vào năm 2020.
Ấn Độ đứng thứ 28 trong số 116 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam; hiện có 118 dự án đầu tư của Ấn Độ còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 590 triệu USD.
Về giáo dục-đào tạo, Ấn Độ đang giúp Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trên nhiều lĩnh vực như: công nghệ thông tin, kinh tế, luật, tiếng Anh… thông qua nhiều học bổng ngắn hạn và dài hạn.
Quan hệ giữa các cơ quan lập pháp hai nước trong những năm qua được củng cố và phát triển tích cực, góp phần quan trọng phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Ấn Độ và Việt Nam.
Quốc hội hai nước tăng cường trao đổi thông tin, trao đổi các đoàn cấp cao, cấp Ủy ban, các đại biểu Quốc hội, nhóm nghị sỹ để chia sẻ kinh nghiệm hoạt động; ủng hộ và tạo điều kiện về chính sách, pháp luật trong quan hệ hữu nghị, hợp tác song phương, đặc biệt là các vấn đề hai bên cùng quan tâm, có lợi ích thiết thực về chính trị, an ninh-quốc phòng và khoa học-công nghệ...
Tại các diễn đàn liên nghị viện quốc tế và khu vực, các đoàn Đại biểu Quốc hội của hai nước đã chia sẻ và ủng hộ những quan điểm đã được lãnh đạo hai nước thống nhất về tình hình quốc tế, đặc biệt là quan điểm về Biển Đông.
Quốc hội Ấn Độ đã ủng hộ Quốc hội Việt Nam đăng cai Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 ( IPU-132 ) vào tháng 3/2015 và Chủ tịch Quốc hội Ấn Độ đã dẫn đầu đoàn đại biểu Nghị viện Ấn Độ tham dự Đại hội đồng.
Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ấn Độ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có ý nghĩa quan trọng, làm sâu sắc thêm quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ; cụ thể hóa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước; củng cố và tăng cường hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Ấn Độ trong bối cảnh hai nước hướng tới kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1972-2017) và 10 năm thiết lập Quan hệ Đối tác chiến lược (2007-2017).
Chuyến thăm nhằm thúc đẩy quan hệ sâu rộng hơn nữa giữa Quốc hội Việt Nam và cơ quan lập pháp Ấn Độ, đặt cơ sở vững chắc cho quan hệ ổn định lâu dài với Ấn Độ, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới./.
Phối hợp thực hiện công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài  (07/12/2016)
Hoạt động đầu tiên trong chuỗi các sự kiện Năm APEC Việt Nam  (07/12/2016)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Xử đúng mới là nghiêm  (07/12/2016)
Công an thành phố Vĩnh Yên: Các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh và 10 năm thành lập thành phố Vĩnh Yên  (07/12/2016)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên