Công tác thông tin đối ngoại phải dự báo và tham mưu tốt hơn nữa để định hướng tốt dư luận
TCCSĐT - Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại Trung ương tại Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại các tỉnh, thành khu vực phía Nam diễn ra vào sáng ngày 05-10-2016 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Dự Hội nghị có các đồng chí là lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, thành viên Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại Trung ương và hơn 80 đại biểu đại diện cho 17 Ban Chỉ đạo các tỉnh, thành khu vực phía Nam.
Báo cáo tại Hội nghị, đồng chí Phạm Văn Linh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết: Thực hiện Kết luận số 16 của Bộ Chính trị (khóa XI), ngày 14-02-2012 về “Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011 - 2020”, đến nay đã có 52 tỉnh, thành trên cả nước đã thành lập Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại. Theo đó, khi Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại tại các tỉnh, thành được vận hành thì nhận thức về vai trò công tác thông tin đối ngoại từng bước được nâng cao, cơ cấu tổ chức, bộ máy được tăng cường, nên các hoạt động thông tin đối ngoại tại các địa phương nhìn chung đã bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nổi bật là, những hoạt động thông tin tuyên truyền đối ngoại đang được triển khai có chương trình, kế hoạch rõ ràng; nội dung phương thức các hoạt động thông tin đối ngoại thường xuyên được chú trọng đổi mới, chất lượng, hiệu quả hơn; phạm vi, đối tượng, địa bàn ngày càng được mở rộng. Công tác đấu tranh phản bác thông tin sai sự thật, luận điệu xuyên tạc của các thế lực cơ hội chính trị, thù địch được thực hiện kịp thời và hiệu quả hơn.
Cũng theo đồng chí Phạm Văn Linh, với nỗ lực của các ngành, các cấp, công tác thông tin đối ngoại ở các địa phương đã góp phần tích cực trong việc củng cố sự đồng thuận xã hội, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc gia, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế của đất nước ở khu vực và trên trường quốc tế.
Trao đổi thảo luận tại Hội nghị, đại diện Bộ Ngoại giao cho rằng, hoạt động thông tin đối ngoại đa dạng, phong phú diễn ra trong và ngoài nước đã góp phần quảng bá, giới thiệu Việt Nam với thế giới, cụ thể chỉ tính riêng hơn 2 năm qua, các địa phương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao cấp phép cho hơn 1.100 đoàn phóng viên với hơn 4.500 lượt phóng viên nước ngoài đến hoạt động tại Việt Nam. Bên cạnh đó, một số ý kiến của các đại biểu thẳng thắn nhìn nhận, công tác thông tin đối ngoại của một số địa phương vẫn còn một số điểm cần khắc phục như: Chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác đối ngoại, chưa chú trọng đào tạo cán bộ đối ngoại, hợp tác giữa địa phương với một số vùng của các nước chưa hiệu quả; công tác xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện các nhóm nhiệm vụ thông tin đối ngoại cũng như trong công tác phối hợp với Ban Chỉ đạo và các đơn vị liên quan khác ở Trung ương và các địa phương khác còn bị động, chưa phát huy được hết sức mạnh của các lực lượng làm thông tin đối ngoại trên địa bàn.
Phát biểu kết luận Hội nghị, cùng với việc ghi nhận những nỗ lực và kết quả hoạt động tích cực trong thời gian qua của Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại của các địa phương, đồng chí Võ Văn Thưởng nhấn mạnh: Trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới đang có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, nhiều vấn đề mới, khó dự báo; tình hình trong nước có những thuận lợi và khó khăn đan xen; các thế lực xấu đang quyết liệt đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta,… Bởi vậy, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại các địa phương cần phối hợp tốt với Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại Trung ương thực hiện tốt và thiết thực hơn nữa.
Để công tác thông tin đối ngoại thời gian tới đạt kết quả, đồng chí Võ Văn Thưởng yêu cầu: Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoài các tỉnh, thành cần chú trọng hoàn thiện tổ chức, cơ chế chỉ đạo, phối hợp hoạt động thông tin đối ngoại giữa Trung ương và địa phương nhằm bảo đảm sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả trong triển khai các hoạt động thông tin đối ngoại. Nâng cao hơn nữa tính chủ động, tính kế hoạch trong hoạt động của Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại địa phương. Chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền đối ngoại ở địa phương. Cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, cơ sở lập luận cho các cơ quan báo chí về những vấn đề quan trọng liên quan đến tuyên truyền đối ngoại. Đồng thời, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền đối ngoại một cách hiệu quả theo đúng tinh thần Kết luận số 16 về “Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011 - 2020”.
Đồng chí Võ Văn Thưởng lưu ý thêm, các hoạt động thông tin đối ngoại cũng thường xuyên phải đổi mới nội dung, phương thức, tăng cường thông tin bằng tiếng nước ngoài; không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng công tác dự báo tình hình, tham mưu chỉ đạo định hướng đối với một số vấn đề quan trọng, mới nảy sinh được dư luận quan tâm. Đồng thời, tận dụng tốt hơn nữa vai trò quan trọng của báo chí nước ngoài, các cơ quan đại diện của nước ngoài đóng trên địa bàn trong việc xúc tiến đầu tư, du lịch, quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài./.
Thủ tướng và đoàn đại biểu Hải Phòng tiếp xúc cử tri huyện Vĩnh Bảo  (05/10/2016)
Báo cáo Cập nhật kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương  (05/10/2016)
Bối cảnh quốc tế và việc triển khai Nghị quyết Đại hội XII của Đảng  (05/10/2016)
Đoàn Kinh tế - quốc phòng 327 giúp dân xóa đói, giảm nghèo bền vững ở vùng biên giới Đông Bắc  (05/10/2016)
Ấn Độ hướng tới vai trò cân bằng quyền lực tại châu Á  (05/10/2016)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay