Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình dự Đại hội thành lập Hội Luật quốc tế Việt Nam
22:08, ngày 17-09-2016
Sáng 17-9-2016, tại Hà Nội, Ban Vận động thành lập Hội Luật quốc tế Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2016-2019. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tới dự.
Tại Đại hội, lãnh đạo Bộ Nội vụ đã công bố và trao Quyết định về việc cho phép thành lập Hội Luật quốc tế Việt Nam cho Ban Vận động thành lập Hội.
Theo đó, Hội Luật quốc tế Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp; được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt; tuân thủ quy định của pháp luật và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, tự bảo đảm kinh phí, trụ sở và phương tiện hoạt động.
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chúc mừng và nhấn mạnh sự ra đời của Hội Luật quốc tế Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ; là sự kế thừa và phát huy truyền thống vận dụng pháp luật quốc tế phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Hội được thành lập cũng đáp ứng nhu cầu chính đáng của đông đảo giới nghiên cứu, thực hành pháp luật quốc tế thuộc nhiều thế hệ tại Việt Nam.
Phó Thủ tướng yêu cầu sau khi chính thức đi vào hoạt động, với tư cách là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp, hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản, Hội Luật quốc tế Việt Nam cần tạo ra một diễn đàn tập hợp đông đảo các học giả, các nhà quản lý và thực hành pháp luật quốc tế, tổ chức những hoạt động có hiệu quả nhằm tuyên truyền, đào tạo, nghiên cứu luật pháp quốc tế phục vụ hội nhập quốc tế cũng như các yêu cầu khác của đất nước.
Là nơi quy tụ những chuyên gia đầu ngành về luật quốc tế, Hội cần cùng với những tổ chức pháp lý đã hình thành tại Việt Nam như Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam có những đóng góp, tư vấn và phản biện cho các cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp, bảo đảm sự hài hòa và phù hợp giữa pháp luật quốc gia với các cam kết quốc tế; phù hợp với nguyên tắc được quy định tại Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam "tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên".
Theo Phó Thủ tướng, tổng kết 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII đánh giá chúng ta đã “kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững hoà bình, ổn định. Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hiệu quả. Vị thế, uy tín quốc tế của nước ta tiếp tục được nâng cao”. Để có được những thành tựu đó, việc vận dụng sáng tạo, hiệu quả pháp luật quốc tế đóng một vai trò quan trọng.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình bày tỏ tin tưởng trước những cơ hội và thách thức mới của đất nước, trước nhu cầu bắt nhịp với sự vận động, phát triển mới của khoa học và thực tiễn pháp lý quốc tế, Hội Luật quốc tế Việt Nam sẽ không chỉ có vai trò quan trọng đối với các hội viên mà còn có thể có những đóng góp có ý nghĩa đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước, hòa mình vào sự phát triển chung của cộng đồng pháp luật quốc tế.
Phó Thủ tướng cho rằng là nơi quy tụ những chuyên gia đầu ngành về luật quốc tế, Hội có thể đóng góp, tư vấn, phản biện cho các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp. Thông qua các hoạt động của mình, Hội cần tổ chức giao lưu, trao đổi với các hội luật quốc tế của các nước, đóng góp thiết thực vào giải quyết các vấn đề cấp thiết đang đặt ra hiện nay như cơ sở pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo, các khía cạnh pháp lý về hội nhập quốc tế…
Đại hội đã thảo luận Điều lệ Hội; bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra; thông qua phương hướng hoạt động của Hội. Ban Chấp hành Hội Luật quốc tế Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2019 gồm 21 người; Ban Kiểm tra gồm 3 người. Phương hướng hoạt động của Hội Luật quốc tế Việt Nam thời gian tới là tập trung thực hiện việc hoàn thiện tổ chức, nhân sự, phát triển hội viên.
Hội sẽ tập trung thực hiện 3 hướng hoạt động chuyên môn lớn gồm: Nghiên cứu, tuyên truyền và đào tạo luật quốc tế nhằm phổ biến luật quốc tế, nâng cao nhận thức về luật quốc tế; đóng góp ý kiến, tư vấn và phản biện cho các cơ quan nhà nước, hỗ trợ quan điểm của Chính phủ tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế; hợp tác, tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức khác trong các vấn đề pháp lý, giải quyết tranh chấp và hội nhập quốc tế; thiết lập, phát triển các quan hệ hợp tác, đối tác với các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế trong lĩnh vực hoạt động của Hội./.
Theo đó, Hội Luật quốc tế Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp; được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt; tuân thủ quy định của pháp luật và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, tự bảo đảm kinh phí, trụ sở và phương tiện hoạt động.
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chúc mừng và nhấn mạnh sự ra đời của Hội Luật quốc tế Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ; là sự kế thừa và phát huy truyền thống vận dụng pháp luật quốc tế phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Hội được thành lập cũng đáp ứng nhu cầu chính đáng của đông đảo giới nghiên cứu, thực hành pháp luật quốc tế thuộc nhiều thế hệ tại Việt Nam.
Phó Thủ tướng yêu cầu sau khi chính thức đi vào hoạt động, với tư cách là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp, hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản, Hội Luật quốc tế Việt Nam cần tạo ra một diễn đàn tập hợp đông đảo các học giả, các nhà quản lý và thực hành pháp luật quốc tế, tổ chức những hoạt động có hiệu quả nhằm tuyên truyền, đào tạo, nghiên cứu luật pháp quốc tế phục vụ hội nhập quốc tế cũng như các yêu cầu khác của đất nước.
Là nơi quy tụ những chuyên gia đầu ngành về luật quốc tế, Hội cần cùng với những tổ chức pháp lý đã hình thành tại Việt Nam như Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam có những đóng góp, tư vấn và phản biện cho các cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp, bảo đảm sự hài hòa và phù hợp giữa pháp luật quốc gia với các cam kết quốc tế; phù hợp với nguyên tắc được quy định tại Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam "tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên".
Theo Phó Thủ tướng, tổng kết 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII đánh giá chúng ta đã “kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững hoà bình, ổn định. Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hiệu quả. Vị thế, uy tín quốc tế của nước ta tiếp tục được nâng cao”. Để có được những thành tựu đó, việc vận dụng sáng tạo, hiệu quả pháp luật quốc tế đóng một vai trò quan trọng.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình bày tỏ tin tưởng trước những cơ hội và thách thức mới của đất nước, trước nhu cầu bắt nhịp với sự vận động, phát triển mới của khoa học và thực tiễn pháp lý quốc tế, Hội Luật quốc tế Việt Nam sẽ không chỉ có vai trò quan trọng đối với các hội viên mà còn có thể có những đóng góp có ý nghĩa đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước, hòa mình vào sự phát triển chung của cộng đồng pháp luật quốc tế.
Phó Thủ tướng cho rằng là nơi quy tụ những chuyên gia đầu ngành về luật quốc tế, Hội có thể đóng góp, tư vấn, phản biện cho các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp. Thông qua các hoạt động của mình, Hội cần tổ chức giao lưu, trao đổi với các hội luật quốc tế của các nước, đóng góp thiết thực vào giải quyết các vấn đề cấp thiết đang đặt ra hiện nay như cơ sở pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo, các khía cạnh pháp lý về hội nhập quốc tế…
Đại hội đã thảo luận Điều lệ Hội; bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra; thông qua phương hướng hoạt động của Hội. Ban Chấp hành Hội Luật quốc tế Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2019 gồm 21 người; Ban Kiểm tra gồm 3 người. Phương hướng hoạt động của Hội Luật quốc tế Việt Nam thời gian tới là tập trung thực hiện việc hoàn thiện tổ chức, nhân sự, phát triển hội viên.
Hội sẽ tập trung thực hiện 3 hướng hoạt động chuyên môn lớn gồm: Nghiên cứu, tuyên truyền và đào tạo luật quốc tế nhằm phổ biến luật quốc tế, nâng cao nhận thức về luật quốc tế; đóng góp ý kiến, tư vấn và phản biện cho các cơ quan nhà nước, hỗ trợ quan điểm của Chính phủ tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế; hợp tác, tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức khác trong các vấn đề pháp lý, giải quyết tranh chấp và hội nhập quốc tế; thiết lập, phát triển các quan hệ hợp tác, đối tác với các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế trong lĩnh vực hoạt động của Hội./.
Cộng đồng người Việt Nam tại Macau mít tinh mừng Quốc khánh  (17/09/2016)
Việt Nam thúc đẩy hợp tác quốc tế bảo vệ môi trường, tài nguyên biển  (17/09/2016)
Chủ tịch nước chủ trì họp Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương  (17/09/2016)
Quân ủy Trung ương góp ý đề án "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng"  (17/09/2016)
Nông nghiệp Việt loay hoay với vấn đề tích tụ đất đai cho sản xuất lớn  (17/09/2016)
Quản lý các vấn đề của Biển Đông thông qua chính sách và khoa học  (17/09/2016)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay