Các địa phương chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới 2016 - 2017
Đắk Nông đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Nông, để chuẩn bị năm học 2016 - 2017, toàn tỉnh đã đầu tư hơn 140 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị. Trong đó, tỉnh dành hơn 74 tỷ đồng xây mới 165 phòng học theo đề án kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên; hơn 21 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa các công trình phụ trợ như thư viện, sân, tường rào; gần 11 tỷ đồng cho các công trình vệ sinh, nước sạch và gần 39 tỷ đồng mua sắm sách giáo khoa, thiết bị trường học.
Năm học 2016 - 2017, tỉnh Đắk Nông có gần 76.000 học sinh được cấp miễn phí sách giáo khoa, vở viết, chiếm hơn 47% tổng số học sinh toàn tỉnh. Việc đầu tư xây mới trường lớp, cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy và học tập trung nhiều cho 3 huyện, thị xã có số học sinh tăng mạnh là Đắk Glong, Tuy Đức và thị xã Gia Nghĩa. Bên cạnh nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, ngành giáo dục Đắk Nông và chính quyền các địa phương cũng huy động khá hiệu quả các nguồn khác đầu tư cơ sở vật chất phục vụ dạy và học.
Theo ông Nguyễn Văn Toàn - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Nông, năm học 2016 - 2017, tỉnh Đắk Nông dự kiến sẽ tăng hơn 3.000 học sinh. Tỉnh tập trung đẩy mạnh, nâng cao các chương trình giảng dạy đặc thù cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tại các khu vực vùng sâu vùng xa, vùng biên giới. Hiện nay, cơ sở vật chất trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả hơn chương trình phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi, đề án dạy ngoại ngữ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.., ngành giáo dục và đào tạo cần có sự quan tâm hơn nữa của chính quyền các cấp cũng như sự tham gia của toàn xã hội.
Kon Tum sẵn sang cho năm học mới
Năm học 2016 - 2017 sắp bắt đầu, cùng với cả nước, ngành giáo dục tỉnh Kon Tum đang tích cực triển khai các công việc cuối cùng. Đến nay, theo đánh giá của ngành giáo dục tỉnh Kon Tum, công tác chuẩn bị cho năm học mới cơ bản được hoàn tất.
Khó khăn lớn nhất của ngành giáo dục Kon Tum trong nhiều năm qua chính là công tác dạy và học ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Với địa hình phức tạp, dân cư tập trung thưa thớt, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, nghèo khó. Dù được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhưng đây vẫn là “mảng tối” của ngành giáo dục tỉnh Kon Tum. Vì vậy, công tác chuẩn bị cho năm học mới 2016 - 2017 được ngành giáo dục tỉnh Kon Tum chú trọng, ưu tiên đầu tư, chuẩn bị với nhiều nguồn lực, đảm bảo công tác dạy và học diễn ra hiệu quả và đạt thành tích cao.
Xác định cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học là yếu tố quan trọng để gỡ khó cho giáo dục vùng biên, vùng khó khăn, huyện Ngọc Hồi đã chú trọng vào công tác đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, mua sắm các trang thiết bị dạy học. Ngành giáo dục huyện Ngọc Hồi đã tiến hành xây dựng mới 7 phòng học cho Trường Mầm non Đăk Xú, Họa Mi, Bờ Y; cải tạo, sửa chữa bếp ăn bán trú, khu hiệu bộ, thư viện tại các trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Văn Trỗi, Đăk Nông, Bế Văn Đàn, Võ Thị Sáu, Trường THCS Bờ Y, Đăk Nông, Lý Tự Trọng. Tổng kinh phí thực hiện hơn 41 tỷ đồng.
Công tác mua sắm thiết bị cũng được huyện chú trọng đầu tư kinh phí. Đến thời điểm này, huyện đã đầu tư mua sắm mới bàn ghế học sinh cho các bậc như mầm non (198 bộ), tiểu học (362 bộ), THCS (149 bộ); bàn ghế giáo viên cho bậc mầm non (42 bộ), tiểu học (54 bộ), trung học cơ sở (40 bộ); bảng đen cho các bậc hơn 76 bộ với tổng kinh phí hơn 1,8 tỷ đồng. Bên cạnh mua sắm mới, huyện còn sửa chữa hơn 1170 bộ bàn, ghế các loại với kinh phí 600 triệu đồng; mua sắm mới bàn ghế học sinh với tổng kinh phí 800 triệu đồng; mua sắm sách giao khoa, thiết bị thư viện cho 2 trường với kinh phí 200 triệu đồng.
Với huyện nghèo 30A Tu Mơ Rông, dù còn nhiều khó khăn và thiếu thốn nhưng công tác chuẩn bị cho năm học mới vẫn được ngành giáo dục huyện gỡ khó. Bằng các nguồn kinh phí, huyện đã đầu tư trang bị một phòng học vi tính và 400 bộ bàn ghế học sinh, 45 bộ bàn ghế giáo viên; trang bị sách giáo khoa và vở viết cho hơn 4.600 học sinh hộ nghèo. Ngoài ra, kêu gọi từ các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đã hỗ trợ được hơn 12 ngàn sách giáo khoa, vở viết, 500 suất học bổng với tổng giá trị hơn 750 triệu đồng. Ông Lê Văn Hoàn, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tu Mơ Rông cho biết: Trước mắt, công tác chuẩn bị năm học mới đã sẵn sàng khai giảng. Tuy nhiên, cái khó khăn nhất của huyện chính là đợt mưa lốc vừa rồi làm thiệt hại nặng nề các cơ sở vật chất, nhiều phòng học bị tốc mái, đổ sập… Hiện tại các điểm này giáo viên và học sinh không thể tổ chức dạy và học được nên huyện phải bố trí ở tạm các phòng khác.
Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu đã đề ra cho năm học mới, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum đã yêu cầu cầu Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố và các đơn vị trực thuộc thực hiện củng cố, mở rộng quy mô, mạng lưới cơ sở giáo dục phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương. Trong đó, đã thực hiện rà soát, lấy ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị bên trong lớp học, ngoài sân trường, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh các cấp học. Đến nay, công tác chuẩn bị cho năm học mới đã hoàn thành mọi nhiệm vụ chỉ đạo chung, đáp ứng tốt các điều kiện phục vụ năm học 2016 - 2017.
Ngoài ra, công tác huy động học sinh các cấp ra lớp đạt tỉ lệ 100% cũng được ngành giáo dục tỉnh Kon Tum đã và đang triển khai một số giải pháp tích cực như: Phân công cán bộ, giáo viên thực hiện tốt việc tuyên truyền, phối hợp với các đoàn thể, già làng, trưởng bản, ban đại diện cha mẹ học sinh để huy động học sinh đi học ngay những ngày tựu trường đầu tiên; đưa phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” vào ngay trong những ngày tựu trường, nhằm giúp học sinh mới đến trường, học sinh bước vào đầu cấp học không phải bỡ ngỡ và đảm bảo huy động hết trẻ trong độ tuổi ra lớp.
Đến nay, tổng kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị theo phân cấp từ nguồn ngân sách chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục đã được phân bổ 6,3 tỷ đồng đến các trường trực thuộc. Hiện tại, biên chế giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy cho học sinh cơ bản đáp ứng tối thiểu theo quy định hiện hành 1,1 giáo viên/lớp. Đáng chú ý, ở bậc mầm non thiếu hơn 500 giáo viên để bố trí tối đa 2,2 giáo viên/nhóm trẻ học; 2,2 giáo viên/lớp đối với lớp mẫu giáo học 2 buổi/ngày theo quy định.
Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, năm học 2016 - 2017, toàn tỉnh có 409 trường học, tăng 7 trường mới. Tổng số học sinh huy động ra lớp khoảng 147.450 em, so với năm học trước tăng khoảng 1,55%; trong đó mầm non huy động dự kiến 38.250 em; tiểu học 58.000 học sinh; THCS 37.500 học sinh; THPT 13.700 em. Tổng số cán bộ, giáo viên phục vụ giáo dục - đào tạo là 9.434 người, tăng 154 người so với năm học trước.
Nam Định tuyên dương giáo viên và học sinh đạt thành tích xuất sắc
Tối 28-6, UBND tỉnh Nam Định tổ chức tuyên dương, khen thưởng giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc trong giảng dạy, học tập năm học 2015 - 2016.
Trong năm học vừa qua, hơn 1.100 học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế, khu vực, đạt danh hiệu học sinh giỏi quốc gia, học sinh giỏi cấp tỉnh, giành giải cao tại các cuộc thi khoa học kỹ thuật, kỳ thi tiếng Anh, Hội khỏe Phù Đổng, cùng nhiều cán bộ, giáo viên có thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi được tuyên dương, khen thưởng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Lê Đoài khẳng định: Nam Định luôn xác định công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ trọng tâm, được thực hiện trên nền tảng giáo dục cơ bản, toàn diện, vững chắc. Năm học 2015 - 2016, Nam Định kế thừa thành tích 22 năm liên tục là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn quốc về giáo dục, với nhiều thành tích cao cả về giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn. Trong số 83 học sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia có 72 em đạt giải, chiếm tỷ lệ 86,7%, trong đó có 4 giải Nhất, 25 giải Nhì, 24 giải Ba và 19 giải Khuyến khích; 8 học sinh tham dự cuộc thi Olympic châu Á và quốc tế đã đạt 1 huy chương Vàng Olymic quốc tế môn Vật lý, 1 huy chương Bạc quốc tế môn Hóa Học, 2 huy chương Đồng quốc tế môn Toán và Vật lý, 2 huy chương Đồng và một bằng khen kỳ thi Olympic Châu Á môn Vật lý… Đặc biệt, em Đinh Thị Hương Thảo 2 năm liền đạt huy chương Vàng Olympic Vật lý quốc tế, 1 huy chương Bạc châu Á.
Những năm qua, Quỹ Khuyến học, khuyến tài Lương Thế Vinh tỉnh Nam Định đã huy động được hàng chục tỷ đồng để hỗ trợ các em học sinh khó khăn, đồng thời khen thưởng, động viên các giáo viên, học sinh đạt thành tích cao trong giảng dạy, học tập và rèn luyện.
Thêm cơ hội học tập cho học sinh dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng
UBND tỉnh Sóc Trăng vừa có quyết định thành lập Trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Thạnh Phú, thuộc huyện Mỹ Xuyên. Việc làm này là thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, đáp ứng nguyện vọng của phụ huynh, học sinh dân tộc trên địa bàn các huyện Mỹ Xuyên, huyện Thạnh Trị và thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.
Trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Thạnh Phú được thành lập từ việc nâng cấp trường Trung học cơ sở dân tộc nội trú Thạnh Phú lên hai cấp học là cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông (trước đây trường Trung học cơ sở dân tộc nội trú Thạnh Phú đào tạo bậc trung học cơ sở).
Trường được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị khang trang, hiện đại, đảm bảo đáp ứng tốt yêu cầu dạy và học nội trú như: Khu hiệu bộ; dãy phòng học gồm 12 phòng kiên cố; 3 phòng thực hành, thí nghiệm; phòng vi tính; thư viện... Riêng dãy nhà công vụ và khu nội trú đảm bảo nhu cầu chỗ ở cho hơn 400 giáo viên, nhân viên và học sinh.
Trường Trung học cơ sở dân tộc nội trú Thạnh Phú được đưa vào hoạt động từ năm học 2012-2013. Năm 2015, trường Trung học cơ sở dân tộc nội trú Thạnh Phú (cũ) đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng dạy học luôn được duy trì và có bước tiến bộ. Năm học 2015-2016 có 100% học sinh khối 9 của trường được xét tốt nghiệp, gần 80% học sinh xếp hạnh kiểm loại tốt.
Việc nâng cấp Trường Trung học cơ sở dân tộc nội trú Thạnh Phú lên thành trường có hai cấp học trong năm học mới này là niềm vui của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường cũng như của phụ huynh, học sinh người dân tộc Khmer ở huyện Mỹ Xuyên và các khu vực lân cận. Bởi từ năm học 2016-2017, những học sinh có nhu cầu học cấp trung học phổ thông có thêm nhiều cơ hội hơn so với các năm trước. Việc nâng cấp ngôi trường cùng sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng đã và đang góp phần đưa công tác giáo dục con em đồng bào dân tộc ở Sóc Trăng ngày càng khởi sắc./.
Nga và Mỹ cùng hướng tới một lệnh ngừng bắn mới ở Syria  (28/08/2016)
Đoàn nhà báo Tạp chí Cộng sản thăm và làm việc tại Auckland, New Zealand  (28/08/2016)
Việt Nam-Brunei quyết tâm phát triển quan hệ cả bề rộng lẫn chiều sâu  (27/08/2016)
Thủ tướng: Đừng “nói trước quên sau” với doanh nghiệp  (27/08/2016)
Đoàn Thanh niên Tạp chí Cộng sản hướng tới kỷ niệm 71 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02-9  (27/08/2016)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm công trình Hầm Đèo Cả  (27/08/2016)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay