Thành phố Hồ Chí Minh: Không né tránh những vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra
22:16, ngày 03-08-2016
TCCSĐT- Đó là một trong những yêu cầu cơ bản nhất được đồng chí Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định và yêu cầu trong phát biểu Khai mạc Kỳ họp thứ 2, khóa IX của Hội đồng nhân dân Thành phố diễn ra vào sáng 03-8-2016.
Phát biểu khai mạc Kỳ họp, đồng chí Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết: Trong những tháng đầu năm 2016, nhân dân Thành phố hòa chung với cả nước bầu không khí phấn khởi trước thành công tốt đẹp của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, đại hội đảng các cấp và cuộc Bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2011. Và, đó là động lực, là nền tảng cho Thành phố phấn đấu đạt được những kết quả khả quan trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của những tháng đầu năm 2016.
Tuy nhiên, đồng chí Nguyễn Thị Quyết Tâm thẳng thắn nhìn nhận, những kết quả đạt được so với Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố đề ra cho thấy, kinh tế tăng trưởng chậm, vận tải hành khách công cộng chưa đạt chỉ tiêu đề ra, ngập nước, kẹt xe gây bức xúc trong nhân dân; nhiều bức xúc chưa được các cấp chính quyền tập trung giải quyết, trả lời theo quy định pháp luật và nguyện vọng chính đáng của người dân. Theo đó, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu: Với tinh thần phục vụ nhân dân tốt hơn, các đại biểu phải phát huy tinh thần trí tuệ, trách nhiệm của vị đại biểu nhân dân, đóng góp nhiều ý kiến có chất lượng, sáng suốt, quyết định các vấn đề quan trọng của kỳ họp, không được né tránh những vấn đề cuộc sống đặt ra.
Tiếp đó, các đại biểu được nghe: Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và thu chi ngân sách 6 tháng đầu năm 2016 và nhiệm vụ giải pháp 6 tháng cuối năm 2016. Kết quả giải quyết các kiến nghị của cử tri qua các buổi tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố và một số Tờ trình quan trọng để Kỳ họp xem xét, thông qua. Đáng chú ý là: Tờ trình của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc cho ý kiến và quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công. Tờ trình về việc trình Hội đồng nhân dân quyết định chủ trương đầu tư dự án Bờ tả Sông Sài Gòn (đoạn còn lại) từ rạch cầu Ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm với tổng mức đầu tư 92.757 tỷ đồng nhằm bảo vệ 1.600 hecta đất đô thị với dân số khoảng 25.000 người thuộc phường Trường Thọ (quận Thủ Đức) An Phú, Thảo Điền (quận 2). Tờ trình xin ý kiến và quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công, tổng mức đầu tư các dự án xây dựng Cầu Thăng Long từ 91 tỷ đồng lên 450 tỷ đồng và dự án cải tạo và nâng cấp đường Nguyễn Thị Định từ 645 tỷ đồng lên 1.145 tỷ đồng, quyết định chủ trương 5 dự án nhóm B sử dụng vốn cân đối ngân sách Thành phố với mức đầu tư 718 tỷ đồng. Tờ trình về mức chi thực hiện thăm hỏi, động viên nạn nhân tai nạn giao thông trên địa bàn Thành phố. Tờ trình về quy định cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2016- 2017 đến năm học 2020-2021 trên địa bàn Thành phố; Tờ trình về bổ sung quỹ tên đường tại Thành phố và đặt tên đường mang tên các đồng chí: Võ Chí Công, Võ Trần Chí, Nguyễn Cơ Thạch.
Theo ghi nhận, trước Kỳ họp này cử tri Thành phố Hồ Chí Minh luôn quan tâm và rất bức xúc trước tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm, những bất cập về hạ tầng giao thông, quy hoạch “treo”, môi trường bị ô nhiễm, nạn trộm cướp,… Trong đó, đáng chú ý là, cử tri đề nghị lãnh đạo Thành phố xem xét các dự án cấp phép đã lâu nhưng chưa triển khai, vì thế cần xóa quy hoạch hoặc sớm thực hiện để người dân ổn định cuộc sống như Khu quy hoạch dự án 42 héc ta từ cầu Rạch Già đến cầu Cần Guộc “treo” đã lâu không thực hiện; Dự án quy hoạch hành lang cây xanh cách ly ở xã Đa Phước kéo dài trên 10 năm chưa tiến hành đền bù; Dự án quy hoạch khu dân cư cặp tuyến đường Trịnh Quang Nghị đã trên 20 năm chưa thực hiện.
Cử tri còn kiến nghị các ngành chức năng của Thành phố cần có những chế tài đủ mạnh để răng đe với những cơ sở sản xuất chất cấm trong chăn nuôi; tăng cường phối hợp kiểm tra các cơ sở chăn nuôi, sản xuất thực phẩm; quyết liệt trong thực hiện quản lý, kiểm soát tập trung giết mổ gia súc, gia cầm, kiểm soát chặt chẽ nguồn thịt về các chợ đầu mối và chợ truyền thống. Bên cạnh đó, nhiều cử tri tại một số quận, huyện bất bình trước tình trạng xả rác thải bừa bãi hay thịt heo chết từ Bình Phước chảy xuống thải ra thượng nguồn sông Sài Gòn làm hạ nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm môi trường do nhà máy phân bón Hóa Sinh gây ra, mặc dù Ủy ban nhân dân Thành phố đã có quyết định di dời nhưng đến nay nhà máy này vẫn hoạt động, tiếp tục gây ô nhiễm.
Theo Chương trình, ngày 05-8-2016 sẽ xem xét thông qua nghị quyết các tờ trình của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố; thông qua nghị quyết Kỳ họp thứ hai Hội đồng nhân dân Thành phố khóa IX về nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2016 và bế mạc Kỳ họp./.
Tuy nhiên, đồng chí Nguyễn Thị Quyết Tâm thẳng thắn nhìn nhận, những kết quả đạt được so với Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố đề ra cho thấy, kinh tế tăng trưởng chậm, vận tải hành khách công cộng chưa đạt chỉ tiêu đề ra, ngập nước, kẹt xe gây bức xúc trong nhân dân; nhiều bức xúc chưa được các cấp chính quyền tập trung giải quyết, trả lời theo quy định pháp luật và nguyện vọng chính đáng của người dân. Theo đó, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu: Với tinh thần phục vụ nhân dân tốt hơn, các đại biểu phải phát huy tinh thần trí tuệ, trách nhiệm của vị đại biểu nhân dân, đóng góp nhiều ý kiến có chất lượng, sáng suốt, quyết định các vấn đề quan trọng của kỳ họp, không được né tránh những vấn đề cuộc sống đặt ra.
Tiếp đó, các đại biểu được nghe: Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và thu chi ngân sách 6 tháng đầu năm 2016 và nhiệm vụ giải pháp 6 tháng cuối năm 2016. Kết quả giải quyết các kiến nghị của cử tri qua các buổi tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố và một số Tờ trình quan trọng để Kỳ họp xem xét, thông qua. Đáng chú ý là: Tờ trình của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc cho ý kiến và quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công. Tờ trình về việc trình Hội đồng nhân dân quyết định chủ trương đầu tư dự án Bờ tả Sông Sài Gòn (đoạn còn lại) từ rạch cầu Ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm với tổng mức đầu tư 92.757 tỷ đồng nhằm bảo vệ 1.600 hecta đất đô thị với dân số khoảng 25.000 người thuộc phường Trường Thọ (quận Thủ Đức) An Phú, Thảo Điền (quận 2). Tờ trình xin ý kiến và quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công, tổng mức đầu tư các dự án xây dựng Cầu Thăng Long từ 91 tỷ đồng lên 450 tỷ đồng và dự án cải tạo và nâng cấp đường Nguyễn Thị Định từ 645 tỷ đồng lên 1.145 tỷ đồng, quyết định chủ trương 5 dự án nhóm B sử dụng vốn cân đối ngân sách Thành phố với mức đầu tư 718 tỷ đồng. Tờ trình về mức chi thực hiện thăm hỏi, động viên nạn nhân tai nạn giao thông trên địa bàn Thành phố. Tờ trình về quy định cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2016- 2017 đến năm học 2020-2021 trên địa bàn Thành phố; Tờ trình về bổ sung quỹ tên đường tại Thành phố và đặt tên đường mang tên các đồng chí: Võ Chí Công, Võ Trần Chí, Nguyễn Cơ Thạch.
Theo ghi nhận, trước Kỳ họp này cử tri Thành phố Hồ Chí Minh luôn quan tâm và rất bức xúc trước tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm, những bất cập về hạ tầng giao thông, quy hoạch “treo”, môi trường bị ô nhiễm, nạn trộm cướp,… Trong đó, đáng chú ý là, cử tri đề nghị lãnh đạo Thành phố xem xét các dự án cấp phép đã lâu nhưng chưa triển khai, vì thế cần xóa quy hoạch hoặc sớm thực hiện để người dân ổn định cuộc sống như Khu quy hoạch dự án 42 héc ta từ cầu Rạch Già đến cầu Cần Guộc “treo” đã lâu không thực hiện; Dự án quy hoạch hành lang cây xanh cách ly ở xã Đa Phước kéo dài trên 10 năm chưa tiến hành đền bù; Dự án quy hoạch khu dân cư cặp tuyến đường Trịnh Quang Nghị đã trên 20 năm chưa thực hiện.
Cử tri còn kiến nghị các ngành chức năng của Thành phố cần có những chế tài đủ mạnh để răng đe với những cơ sở sản xuất chất cấm trong chăn nuôi; tăng cường phối hợp kiểm tra các cơ sở chăn nuôi, sản xuất thực phẩm; quyết liệt trong thực hiện quản lý, kiểm soát tập trung giết mổ gia súc, gia cầm, kiểm soát chặt chẽ nguồn thịt về các chợ đầu mối và chợ truyền thống. Bên cạnh đó, nhiều cử tri tại một số quận, huyện bất bình trước tình trạng xả rác thải bừa bãi hay thịt heo chết từ Bình Phước chảy xuống thải ra thượng nguồn sông Sài Gòn làm hạ nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm môi trường do nhà máy phân bón Hóa Sinh gây ra, mặc dù Ủy ban nhân dân Thành phố đã có quyết định di dời nhưng đến nay nhà máy này vẫn hoạt động, tiếp tục gây ô nhiễm.
Theo Chương trình, ngày 05-8-2016 sẽ xem xét thông qua nghị quyết các tờ trình của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố; thông qua nghị quyết Kỳ họp thứ hai Hội đồng nhân dân Thành phố khóa IX về nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2016 và bế mạc Kỳ họp./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc cử tri Hải Phòng  (03/08/2016)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 25-7 đến ngày 31-7-2016)  (03/08/2016)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay