Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp xúc với cử tri Thành phố Hồ Chí Minh
17:17, ngày 01-08-2016
TCCSĐT - Ngày 01-8-2016, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIV. Tại buổi tiếp xúc, nhiều ý kiến của cử tri bày tỏ nhiều trăn trở, lo lắng trước nhiều vấn đề tồn tại, yếu kém kìm hãm sự đi lên của đất nước.
Nhiều vấn đề kìm hãm sự phát triển của đất nước
Tại buổi tiếp xúc cử tri quận 1 của Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã nghe phản ánh về những tâm tư, lo lắng cũng như mong muốn của cử tri là làm sao Đảng và Nhà nước đưa ra những giải pháp quyết liệt, hiệu quả để đẩy lùi những kìm hãm của sự phát triển đất nước, như: tình hình nợ công, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường… Trên cơ sở phản ánh, góp ý của cử tri, Chủ tịch nước ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến phản ảnh của cử tri và xem đó là “tai, mắt” giúp cho Đảng và Nhà nước đề ra những giải pháp để hoạch định chính sách đối với sự phát triển của đất nước. Và, tiếp đó, Chủ tịch nước đã giải đáp, chia sẻ nhiều vấn đề, nội dung lớn liên quan đến nợ công, an ninh mạng và Biển Đông.
Chủ tịch nước cho biết, trong sự phát triển đi lên của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm và đề ra nhiều biện pháp để tháo gỡ những khó khăn, thách thức. Và, hiện nay nợ công là vấn đề hệ trọng của đất nước. Kỳ họp Quốc hội nào cũng “nóng nhất” vấn đề này. Đáng nói là, tốc độ nợ công đang tăng nhanh, trách nhiệm trả nợ gốc và lãi vay ngày càng nặng, nhưng việc quản lý, sử dụng vốn vay chưa thật sự hiệu quả. Trước tình hình đó, Trung ương đã và đang dồn sức tính toán thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro về nợ công.
Để tìm các giải pháp ngăn chặn đối với vấn nạn tham nhũng, lãng phí, Chủ tịch nước khẳng định: Phòng chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ trọng tâm được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm chỉ đạo rất quyết liệt. Tuy thời gian qua đã có một số kết quả bước đầu nhưng thực tế vẫn chưa đẩy lùi, kết quả chưa đáp ứng yêu cầu và mục tiêu đặt ra. Bởi vậy, trong thời gian tới, nhiệm vụ trọng tâm này sẽ được tiếp tục đẩy mạnh, quan tâm đầy đủ, toàn diện hơn, trong đó cần chú trọng đến nhiều giải pháp từ việc hoàn thiện khung pháp lý, chủ động phát hiện, kịp thời điều tra, xét xử nghiêm minh. Tiếp đó, Chủ tịch nước đã kêu gọi dấy lên phong trào toàn xã hội nói không với tham nhũng, lãng phí. Mọi cán bộ, công chức, trước tiên là cán bộ lãnh đạo đứng đầu các cơ quan, đơn vị nêu gương về đạo đức, lối sống liêm chính.
Về vấn đề ô nhiễm môi trường biển do Fomosa xả thải độc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng, việc Fomosa xả thải độc hại ra môi trường là sự cố nghiêm trọng; để lại hậu quả lâu dài. Hiện nay, sau khi xác định nguyên nhân, Formosa đã thừa nhận sai phạm, cam kết đền bù và khắc phục, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho ngư dân của chúng ta. Chủ tịch nước khẳng định, cho dù Fomosa đã cam kết đền bù, không tái phạm, nhưng chúng ta không chỉ xử lý nghiêm sai phạm của Fomosa theo quy định pháp luật mà còn xử lý nghiêm những cá nhân, cơ quan, đơn vị liên quan có tắc trách trong vấn đề này.
Không thể xem nhẹ vấn đề an ninh mạng
Trước bức xúc của cử tri về sự cố an ninh mạng ở sân bay Nội Bài, Hà Nội và sân bay Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước chia sẻ: Đảng và Nhà nước luôn chú ý đến vấn đề chống tội phạm mạng và chiến tranh mạng, để từ đó, đặt ra những phương án để bảo đảm an toàn thông tin. Thế nhưng, sự cố thời gian gần đây thể hiện chúng ta còn chủ quan. Cơ quan an ninh mạng đã cảnh báo cho các tổ chức, tập đoàn kinh tế về những nguy cơ nhưng họ vẫn coi đó là vấn đề xa lắc, xa lơ, không triển khai các giải pháp phòng ngừa.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, chiến tranh mạng là hình thái chiến tranh mới, nếu xảy ra thì sẽ để lại hậu quả khôn lường. Trong khi đó, các chuyên gia mạng khẳng định Việt Nam là một trong những mục tiêu tấn công hàng đầu của tội phạm mạng. Tuy nhiên, ý thức phòng ngừa về vấn đề này hiện chưa thực sự đầy đủ, vẫn còn tình trạng lơ là. Chủ tịch nước nhấn mạnh: Để bảo vệ Tổ quốc không chỉ đảm bảo an ninh trong phạm vi vùng trời, vùng biển, vùng đất mà còn có cả không gian mạng./.
Tại buổi tiếp xúc cử tri quận 1 của Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã nghe phản ánh về những tâm tư, lo lắng cũng như mong muốn của cử tri là làm sao Đảng và Nhà nước đưa ra những giải pháp quyết liệt, hiệu quả để đẩy lùi những kìm hãm của sự phát triển đất nước, như: tình hình nợ công, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường… Trên cơ sở phản ánh, góp ý của cử tri, Chủ tịch nước ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến phản ảnh của cử tri và xem đó là “tai, mắt” giúp cho Đảng và Nhà nước đề ra những giải pháp để hoạch định chính sách đối với sự phát triển của đất nước. Và, tiếp đó, Chủ tịch nước đã giải đáp, chia sẻ nhiều vấn đề, nội dung lớn liên quan đến nợ công, an ninh mạng và Biển Đông.
Chủ tịch nước cho biết, trong sự phát triển đi lên của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm và đề ra nhiều biện pháp để tháo gỡ những khó khăn, thách thức. Và, hiện nay nợ công là vấn đề hệ trọng của đất nước. Kỳ họp Quốc hội nào cũng “nóng nhất” vấn đề này. Đáng nói là, tốc độ nợ công đang tăng nhanh, trách nhiệm trả nợ gốc và lãi vay ngày càng nặng, nhưng việc quản lý, sử dụng vốn vay chưa thật sự hiệu quả. Trước tình hình đó, Trung ương đã và đang dồn sức tính toán thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro về nợ công.
Để tìm các giải pháp ngăn chặn đối với vấn nạn tham nhũng, lãng phí, Chủ tịch nước khẳng định: Phòng chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ trọng tâm được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm chỉ đạo rất quyết liệt. Tuy thời gian qua đã có một số kết quả bước đầu nhưng thực tế vẫn chưa đẩy lùi, kết quả chưa đáp ứng yêu cầu và mục tiêu đặt ra. Bởi vậy, trong thời gian tới, nhiệm vụ trọng tâm này sẽ được tiếp tục đẩy mạnh, quan tâm đầy đủ, toàn diện hơn, trong đó cần chú trọng đến nhiều giải pháp từ việc hoàn thiện khung pháp lý, chủ động phát hiện, kịp thời điều tra, xét xử nghiêm minh. Tiếp đó, Chủ tịch nước đã kêu gọi dấy lên phong trào toàn xã hội nói không với tham nhũng, lãng phí. Mọi cán bộ, công chức, trước tiên là cán bộ lãnh đạo đứng đầu các cơ quan, đơn vị nêu gương về đạo đức, lối sống liêm chính.
Về vấn đề ô nhiễm môi trường biển do Fomosa xả thải độc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng, việc Fomosa xả thải độc hại ra môi trường là sự cố nghiêm trọng; để lại hậu quả lâu dài. Hiện nay, sau khi xác định nguyên nhân, Formosa đã thừa nhận sai phạm, cam kết đền bù và khắc phục, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho ngư dân của chúng ta. Chủ tịch nước khẳng định, cho dù Fomosa đã cam kết đền bù, không tái phạm, nhưng chúng ta không chỉ xử lý nghiêm sai phạm của Fomosa theo quy định pháp luật mà còn xử lý nghiêm những cá nhân, cơ quan, đơn vị liên quan có tắc trách trong vấn đề này.
Không thể xem nhẹ vấn đề an ninh mạng
Trước bức xúc của cử tri về sự cố an ninh mạng ở sân bay Nội Bài, Hà Nội và sân bay Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước chia sẻ: Đảng và Nhà nước luôn chú ý đến vấn đề chống tội phạm mạng và chiến tranh mạng, để từ đó, đặt ra những phương án để bảo đảm an toàn thông tin. Thế nhưng, sự cố thời gian gần đây thể hiện chúng ta còn chủ quan. Cơ quan an ninh mạng đã cảnh báo cho các tổ chức, tập đoàn kinh tế về những nguy cơ nhưng họ vẫn coi đó là vấn đề xa lắc, xa lơ, không triển khai các giải pháp phòng ngừa.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, chiến tranh mạng là hình thái chiến tranh mới, nếu xảy ra thì sẽ để lại hậu quả khôn lường. Trong khi đó, các chuyên gia mạng khẳng định Việt Nam là một trong những mục tiêu tấn công hàng đầu của tội phạm mạng. Tuy nhiên, ý thức phòng ngừa về vấn đề này hiện chưa thực sự đầy đủ, vẫn còn tình trạng lơ là. Chủ tịch nước nhấn mạnh: Để bảo vệ Tổ quốc không chỉ đảm bảo an ninh trong phạm vi vùng trời, vùng biển, vùng đất mà còn có cả không gian mạng./.
Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm các thành viên Chính phủ  (01/08/2016)
Bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng 2016  (01/08/2016)
Quy định về chế độ chi hoạt động công tác đảng của tổ chức cơ sở đảng, đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở  (01/08/2016)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 25 đến ngày 31-7-2016  (01/08/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên