Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm các thành viên Chính phủ
Phiên họp Chính phủ Thường kỳ Tháng 7, Phiên họp đầu tiên sau khi Kỳ họp thứ 1, Quốc hội Khóa XIV bầu Thủ tướng Chính phủ và phê chuẩn danh sách các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã bắt đầu sáng 01-8 tại Trụ sở Chính phủ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Mở đầu Phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trân trọng trao Quyết định bổ nhiệm của Chủ tịch nước đối với các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, trưởng ngành cho các thành viên Chính phủ mới được Quốc hội phê chuẩn.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ được Quốc hội khóa XIV phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm giữ cương vị mới. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu ra các thách thức, khó khăn hiện nay để các thành viên Chính phủ nỗ lực thực hiện, quyết liệt hành động vì sự phát triển đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Chính phủ kiện toàn nhiệm kỳ Khóa XIII đã hoạt động được gần 4 tháng với nhiều nội dung công việc đã được triển khai; thể hiện rõ những cố gắng, nỗ lực lớn của các bộ, ngành và tập thể Chính phủ trong bối cảnh đất nước có nhiều khó khăn, thử thách cần phải tập trung giải quyết. Thủ tướng khẳng định, việc Quốc hội phê chuẩn danh sách thành viên Chính phủ nhiệm kỳ mới với số phiếu bầu cao là niềm vinh dự, đồng thời cũng là trách nhiệm rất cao của các thành viên Chính phủ, tập thể Chính phủ trước Đảng, Nhà nước, Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các thành viên Chính phủ cần ý thức sâu sắc hơn nữa trách nhiệm của mình, nắm vững hơn nữa lĩnh vực, ngành phụ trách để khẩn trương khắc phục tồn tại yếu kém, nhất là những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm. Từ đó, có những giải pháp thiết thực để nỗ lực nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước. Thủ tướng cũng lưu ý các bộ, ngành cần xác định rõ lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm trong quản lý, điều hành và chủ động có biện pháp thực thi phù hợp. Thủ tướng đề nghị: Cần tránh tình trạng phản ứng chậm, lúng túng trong trước các vấn đề phát sinh; hoặc tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước còn có hành vi nhũng nhiễu, quan liêu, gây khó khăn, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.
Trong bối cảnh mới, đầy khó khăn của đất nước, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành đổi mới phong cách, lề lối làm việc, tuyệt đối không có hành vi tham nhũng tiêu cực, tất cả vì sự nghiệp chung. Không được làm bất cứ việc gì có hại cho dân, từ lời nói đến hành động phải hướng đến tinh thần Chính phủ phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước; sử dụng tiết kiệm; không chi tiêu tiền thuế của dân bất hợp lý, Thủ tướng nêu rõ.
Nhấn mạnh chỉ còn thời gian 3 tháng nữa Chính phủ phải báo cáo với Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016, Thủ tướng yêu cầu ban hành sớm quy chế làm việc của Chính phủ và các bộ, ngành đảm bảo khắc phục các tồn tại hạn chế hiện nay, nhất là tình trạng chậm trễ, hạn chế trong phối hợp giữa các cơ quan, bộ ngành.
Thủ tướng chỉ đạo chậm nhất đến tháng 10-2016 phải hoàn tất việc ban hành các Nghị định về chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các bộ, ngành theo hướng tinh gọn, hiệu quả, tinh giản cán bộ, công chức để sớm ổn định hoạt động. Tiếp đó là hoàn thành quy chế làm việc, quy định rõ về trách nhiệm từng đơn vị, cá nhân, minh bạch cơ chế xử lý, giải quyết công việc bảo đảm hiệu quả; đẩy nhanh việc xây dựng và áp dụng Chính phủ điện tử theo hướng công khai, minh bạch, rõ ràng để người dân biết và theo dõi.
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành cần sớm xây dựng chương trình hành động, kế hoạch công tác, chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Quốc hội về kết quả hoạt động của ngành, lĩnh vực mình; rút kinh nghiệm, khắc phục hạn chế, yếu kém trong công tác dự báo mọi lĩnh vực, không để lặp lại việc dự báo thiếu chính xác như cơn bão số 1 vừa qua.
Nhấn mạnh, Chính phủ kiến tạo là Chính phủ làm tốt công tác xây dựng thể chế, pháp luật, chính sách, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành phải làm tốt nhiệm vụ này; xây dựng chiến lược phát triển có trọng tâm, trọng điểm; phối hợp tốt với các bộ, ngành, địa phương trong công tác quản lý nhà nước.
Đáng chú ý, Thủ tướng cũng chỉ đạo các thành viên Chính phủ thường xuyên theo dõi, chú trọng thông tin từ các cơ quan thông tấn, báo chí để nắm vững ý kiến dư luận đối với lĩnh vực, ngành quản lý; tuyệt đối tránh biểu hiện tiêu cực, cục bộ, lợi ích nhóm; duy trì và giữ vững tinh thần đoàn kết, đổi mới công tác cán bộ trong tất cả các khâu từ tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ; nỗ lực phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ cả nhiệm kỳ, chung tay cùng xây dựng một Chính phủ kiến tạo, liêm chính, phục vụ ngày càng tốt hơn yêu cầu và mong muốn của người dân.
Như thông lệ, phiên họp thường kỳ Chính phủ bắt đầu với ngày làm việc về công tác xây dựng thể chế. Chính phủ sẽ nghe các cơ quan chủ trì trình bày 8 dự thảo dự án Luật và 3 dự thảo Nghị định gồm: Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật Công an xã; Luật Quản lý Ngoại thương; Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi); Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung các Luật về đầu tư kinh doanh; Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; Luật Quy hoạch; Nghị định sửa đổi Nghị định số 59/CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và cuối cùng là Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều về chế độ, chính sách của Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 sẽ diễn ra đến hết ngày 02-8./.
Bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng 2016  (01/08/2016)
Quy định về chế độ chi hoạt động công tác đảng của tổ chức cơ sở đảng, đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở  (01/08/2016)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 25 đến ngày 31-7-2016  (01/08/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên