WB dành 310 triệu USD giúp Việt Nam chống chọi với biến đổi khí hậu
Số tiền này cũng góp phần bảo đảm sinh kế bền vững cho 1,2 triệu người dân sinh sống tại 9 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng biến đổi khí hậu, ngập mặn, xói lở bờ biển và lũ lụt.
Ông Achim Fock, Quyền Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết: “Những diễn biến thời tiết khắc nghiệt gần đây tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long như hạn hán, ngập mặn, đang ảnh hưởng xấu đến đời sống của nông dân, trong đó phần lớn là người nghèo. Chúng tôi tin tưởng dự án mới này sẽ xây dựng được một mô hình đa ngành hiệu quả, giúp nông dân điều chỉnh các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản hiện nay theo hướng thích ứng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu."
Bà Anjali Acharya, Điều phối viên Môi trường của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết: “Để làm việc hiệu quả tại địa bàn phức tạp như Đồng bằng sông Cửu Long, nơi đang phải đối mặt với cả thách thức về biến đổi khí hậu và phát triển, đòi hỏi phải có sự phối hợp hoạt động chặt chẽ với chính phủ. Dự án này cũng là một ví dụ cho thấy giá trị, lợi ích của việc hợp tác chặt chẽ giữa các đối tác phát triển, đồng thời là một mô hình có thể nhân rộng ra những nước khác.”
Khoản tín dụng vừa được phê duyệt sẽ hỗ trợ nâng cao năng lực quy hoạch theo hướng thích ứng với khí hậu cũng như tăng sức chống chọi với biến đổi khí hậu trong quản lý sử dụng nguồn đất và nước. Dự án sẽ đem lại những lợi ích trực tiếp cho nông dân (nhất là những người sản xuất lúa gạo) ở các tỉnh nằm ở phía thượng nguồn vùng châu thổ, cũng như các hộ dân nuôi trồng thủy sản, làm ngư nghiệp tại các tỉnh ven biển ở khu vực này, trong đó có người dân tộc thiểu số Kh’me ở hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.
Dự án này là một phần quan trọng trong cam kết lâu dài của Ngân hàng Thế giới đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm tăng cường quản lý châu thổ lồng ghép, thích ứng bằng cách kêu gọi sự phối hợp giữa các ban ngành, địa phương trong công tác quy hoạch, ưu tiên, thực hiện đầu tư tăng tính thích ứng.
Sự phát triển của ngành nông nghiệp, đặc biệt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của Việt Nam nói chung, cũng như tình hình an ninh lương thực của cả khu vực.
Các khu đất ngập nước và cửa sông ở Đồng bằng sông Cửu Long là những nguồn đa dạng sinh học quan trọng. Tuy vậy, đây cũng là một trong những vùng đồng bằng chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ biến đổi khí hậu cũng như các diễn biến ở thượng nguồn./.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình làm việc tại tỉnh Nghệ An  (12/06/2016)
Thủ tướng định hướng cho cuộc đồng hành báo chí-doanh nghiệp  (12/06/2016)
Tổng thống Venezuela bác bỏ khả năng trưng cầu dân ý năm nay  (12/06/2016)
Nga hoan nghênh việc Thượng viện Pháp kêu gọi nới lỏng trừng phạt  (12/06/2016)
Cảnh báo hậu quả và lo ngại nguy cơ Brexit  (12/06/2016)
Hội nghị biểu dương phụ nữ các dân tộc làm kinh tế giỏi vùng Tây Bắc  (11/06/2016)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay