Thủ tướng định hướng cho cuộc đồng hành báo chí-doanh nghiệp
Ngày 10-6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp gỡ đoàn nhà báo tham dự Chương trình Nhà báo đồng hành cùng doanh nghiệp. Tham dự có nhà báo Thuận Hữu, Tổng Biên tập Báo nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; nhà báo Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng các nhà báo, doanh nghiệp.
“Mục đích của cuộc gặp gỡ này là thắt chặt mối quan hệ tốt đẹp, sự hiểu biết, hỗ trợ lẫn nhau giữa báo chí và doanh nghiệp vì mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước”, Thủ tướng nêu rõ, hoan nghênh Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với VCCI tổ chức cuộc gặp gỡ báo chí-doanh nghiệp hết sức ý nghĩa này.
Đánh giá cao vai trò quan trọng của báo chí trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, Thủ tướng cho rằng, đất nước càng dân chủ bao nhiêu thì sự công khai, minh bạch, tiếng nói của báo chí càng quan trọng bấy nhiêu. Đây là tiếng nói của công luận, là sức mạnh của báo chí. Sức mạnh này để phục vụ sự phát triển đất nước, trong đó góp phần xây dựng đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam ngày càng lớn mạnh.
Các định hướng lớn cho cuộc đồng hành báo chí-doanh nghiệp
Để báo chí tiếp tục đồng hành cùng doanh nhân, doanh nghiệp trên con đường phát triển đất nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu một số nhiệm vụ đối với các nhà báo, cơ quan báo chí.
Trước hết, thực hiện tốt sứ mệnh của báo chí, bảo đảm thông tin nhanh nhạy, khách quan, trung thực, luôn theo sát từng biến động trong dòng chảy đời sống, nhất là đời sống kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Hai là, thực hiện tốt vai trò cầu nối của báo chí, kịp thời chuyển tải thông tin, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhắc lại chủ trương không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, nhưng Thủ tướng cho rằng cũng cần xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm pháp luật. “Các đồng chí xem nếu hoạt động đổ thải ra môi trường, gây thiệt hại lớn cho đất nước, hay các hoạt động không có trách nhiệm với xã hội, gây chết người thì thế nào, cũng cần phải xử lý hình sự”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng mong muốn báo chí cần làm tốt hơn vai trò là diễn đàn chia sẻ với doanh nghiệp về những khó khăn, trở ngại, phiền hà đối với quá trình sản xuất, kinh doanh; cổ vũ, động viên các doanh nghiệp, doanh nhân phát huy sáng tạo; phát hiện, biểu dương những điển hình, nhân tố mới, sản phẩm tốt đồng thời phát hiện, phê phán tiêu cực, sai trái, góp phần xây dựng đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân lớn mạnh.
“Nếu sản phẩm không tốt thì làm sao ủng hộ được”, Thủ tướng nói và cho rằng, báo chí cần tiếp tục đóng góp để thực hiện thông điệp Chính phủ đưa ra tại Nghị quyết 35 là tạo động lực mới cho doanh nghiệp phát triển. Thông điệp đó cần được chuyển tải mạnh mẽ trong xã hội, để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp mới, để đến năm 2020, có khoảng 1 triệu doanh nghiệp.
Báo chí cũng cần góp phần đổi mới nhận thức xã hội, tạo nên sự đồng thuận, cảm thông, chia sẻ của xã hội đối với doanh nghiệp, doanh nhân, tôn vinh, động viên doanh nhân đóng góp tài năng xây dựng đất nước. Cho rằng, doanh nghiệp có nhiều mối lo như lo cho người lao động, sản phẩm, phát triển ổn định…, Thủ tướng chia sẻ “đó là những mối lo lớn lao mà chúng ta cần tôn trọng, làm cho xã hội hiểu, đừng tạo rào cản để doanh nghiệp yên tâm”.
Thủ tướng cho rằng, cuộc gặp gỡ báo chí-doanh nghiệp hôm nay mới chỉ là sự khởi đầu, hai bên cần tiếp tục giao lưu, tìm hiểu, trao đổi thông tin với nhau một cách thẳng thắn, chân thành, cởi mở.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp chủ động cung cấp thông tin cho báo chí tốt hơn, thường xuyên hơn. “Tôi mong rằng thời gian tới, báo chí và doanh nghiệp tiếp tục đồng hành, hợp tác, tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau, vì lợi ích chung của cộng đồng, vì thương hiệu doanh nghiệp, vì sản phẩm Việt Nam, để cùng phát triển đất nước chúng ta”.
Nhân dịp này, Thủ tướng gửi lời thăm hỏi thân thiết, lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các nhà báo lão thành, lãnh đạo các cơ quan báo chí, những người làm công tác báo chí nhân dịp kỷ niệm 91 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21-6).
Tại buổi gặp, ý kiến phát biểu của các nhà báo và doanh nghiệp đều khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ gắn bó, đồng hành giữa báo chí và doanh nghiệp. Báo chí coi doanh nghiệp, doanh nhân là nguồn đề tài phong phú, đa dạng, là nguồn cảm hứng để sáng tạo tác phẩm có tính thực tiễn cao; là kênh thông tin phản ánh chính sách có đi vào thực tiễn hay không. Trong đó có các đề tài về đầu tư, kinh doanh, lợi nhuận, vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm, doanh nhân… luôn tạo ra sự thu hút độc giả. Bên cạnh đó, báo chí cũng nêu lên các bài học về thất bại của doanh nghiệp, những doanh nghiệp trốn thuế, sản xuất hàng giả, hàng nhái, gây tác động xấu đến xã hội... để cảnh tỉnh, đấu tranh, nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh ngày càng lành mạnh, hiệu quả.
Các doanh nghiệp đánh giá cao vai trò của báo chí trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu, tìm kiếm thị trường, nắm bắt thông tin về chính sách pháp luật của Nhà nước. Đồng thời cũng mong muốn báo chí và doanh nghiệp phối hợp tốt hơn, từ cơ chế cung cấp thông tin, xử lý thông tin đến việc tuân thủ pháp luật của Nhà nước, hướng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đúng đắn, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện, hành vi tiêu cực, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và minh bạch./.
Tổng thống Venezuela bác bỏ khả năng trưng cầu dân ý năm nay  (12/06/2016)
Nga hoan nghênh việc Thượng viện Pháp kêu gọi nới lỏng trừng phạt  (12/06/2016)
Cảnh báo hậu quả và lo ngại nguy cơ Brexit  (12/06/2016)
Hội nghị biểu dương phụ nữ các dân tộc làm kinh tế giỏi vùng Tây Bắc  (11/06/2016)
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thăm, làm việc tại Na Uy  (11/06/2016)
Nước Anh mừng sinh nhật lần thứ 90 của của Nữ hoàng Elizabeth II  (11/06/2016)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay