Hội nghị Thượng đỉnh lãnh đạo các ngân hàng châu Á lần thứ 17
TCCSĐT - Ngày 11-5-2016, Lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh lãnh đạo các ngân hàng châu Á lần thứ 17 (The Asian Banker Summit 2016) do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và The Asian Banker đồng tổ chức chính thức đã diễn ra tại Hà Nội.
Tham dự buổi lễ có hơn 1.000 đại biểu là lãnh đạo cấp cao của các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại đến từ hơn 30 quốc gia khu vực châu Á và các nước có nền kinh tế phát triển, bao gồm sự hiện diện của các ngân hàng lớn như Standard Chartered, ANZ, HSBC... Về phía Việt Nam, có sự tham dự của Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, các ngân hàng thương mại của Việt Nam, các ngân hàng quốc tế, các tổ chức tài chính quốc tế tại Việt Nam… Buổi lễ do ông Em-ma-nu-en Đa-ni-en (Emmanuel Daniel), Chủ tịch Hiệp hội các nhà lãnh đạo ngân hàng châu Á và ông Go-đi-ăng Ga-ê-ta (Gordian Gaeta), Trưởng Ban Nguồn lực quốc tế, Hiệp hội Các nhà lãnh đạo ngân hàng châu Á đồng chủ tọa. Đại diện quốc tế có ông Ba-ni Phơ-răng (Barney Frank), Cựu Chủ tịch Ủy ban các dịch vụ tài chính Nhà trắng, Quốc Hội Mỹ tham dự.
Việc lựa chọn Việt Nam lần thứ 2 đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh lãnh đạo các ngân hàng châu Á - một sự kiện lớn và uy tín hàng đầu của ngành ngân hàng khu vực châu Á đã khẳng định sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với sự phát triển năng động của nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực vẫn còn nhiều biến động và phục hồi chậm trong thời gian qua. Hội nghị là cơ hội để cộng đồng quốc tế hiểu thêm về hệ thống ngân hàng của Việt Nam và giúp các ngân hàng Việt Nam phát triển các mối quan hệ quốc tế, thúc đẩy cạnh tranh, mở rộng thị trường. Đồng thời, đây cũng là cơ hội lớn để Việt Nam thúc đẩy quá trình thu hút vốn đầu tư, tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ hiện đại cho ngành tài chính ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh và ủng hộ Chủ đề của Hội nghị lần này là “Các đột phá mới” - phản ánh tầm nhìn dài hạn với quyết tâm thực hiện đổi mới sáng tạo, hướng tới một cộng đồng tài chính - ngân hàng năng động, hiệu quả, vượt qua thách thức để cùng phát triển. Thủ tướng nhấn mạnh: “Chính phủ Việt Nam khẳng định tiếp tục đổi mới toàn diện nền kinh tế, thực hiện nhất quán mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh để hội nhập quốc tế, hướng tới phát triển bền vững. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng, từng bước tiếp cận chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Tập trung cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo mọi thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước, phát huy mạnh mẽ dân chủ, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển và coi doanh nghiệp là động lực của phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế, từ nay đến năm 2020 sẽ mở ra không gian thương mại tự do rộng lớn giữa Việt Nam với 55 đối tác, bao gồm tất cả thành viên Nhóm G7 và 15 thành viên của G20”.
Thời gian qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã thực hiện cải cách toàn diện nhằm phát huy tối đa được vai trò của mình cũng như đáp ứng sự phát triển năng động của một nền kinh tế đang đổi mới mạnh mẽ. Sau 5 năm cải cách, bức tranh toàn cảnh của toàn hệ thống đã thay đổi tích cực, đóng góp quan trọng vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng, được dư luận trong nước và quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Phát biểu tại buổi lễ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng nhấn mạnh: “Ngân hàng Nhà nước xác định cải cách ngân hàng là một tất yếu khách quan và nhu cầu nội tại của hệ thống, cần được tiến hành thường xuyên, liên tục để chủ động đối phó với những khó khăn, biến các thách thức thành cơ hội phát triển bền vững trong tương lai. Song song với quá trình cải cách hệ thống ngân hàng là việc Việt Nam đã chủ động và tích cực hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế. Hai dấu mốc quan trọng và gần đây nhất của tiến trình hội nhập ngành ngân hang Việt Nam là việc cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được thành lập và kết thúc đàm phán, ký kết một loạt các Hiệp định thương mại tự do quan trọng, trong đó nổi bật là Hiệp định TPP. Quá trình hội nhập quốc tế vừa là cơ hội, vừa là áp lực và cả động lực để các cơ quan quản lý cũng như các tổ chức tài chính trong nước không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh”.
Trong khuôn khổ Hội nghị, 6 hội thảo chuyên đề (Hội thảo về những thách thức trong quản lý ngân hàng và các nhà quản lý ngân hàng; Hội thảo Giao dịch Ngân hàng quốc tế; Hội nghị của các nhà hoạch định về công nghệ ngân hàng; Hội thảo Thách thức chuỗi cung cấp, cơ sở hạ tầng các thị trường tài chính; Trường đào tạo các nhà lãnh đạo về công nghệ…) phản ánh sự đa dạng của ngành tài chính năng động hiện nay sẽ là cơ hội để các nhà lãnh đạo ngân hàng thảo luận, chia sẻ, phân tích, trao đổi kinh nghiệm về các vấn đề quan trọng của ngành ngân hàng hiện nay./.
Những tâm tư của đại biểu Quốc hội trước thềm cuộc bầu cử  (12/05/2016)
Lập 7 đoàn thanh tra xử lý các vụ án tham nhũng nghiêm trọng  (11/05/2016)
Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith sẽ thăm chính thức Việt Nam  (11/05/2016)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sắp thăm chính thức Liên bang Nga  (11/05/2016)
Bắc Cực - Điểm “nóng” cạnh tranh  (11/05/2016)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên