Lập 7 đoàn thanh tra xử lý các vụ án tham nhũng nghiêm trọng
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã ban hành Kế hoạch số 16-KH/BCĐTW về kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
Theo Kế hoạch, việc kiểm tra, giám sát tập trung vào các nội dung: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng đối với việc phát hiện và xử lý tham nhũng; việc phát hiện, xử lý tham nhũng, nhất là thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế của các cơ quan, đơn vị chức năng ở một số địa phương; việc thi hành án phần thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế; công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phát hiện vụ việc, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế; công tác tham mưu, đề xuất xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế của ban nội chính tỉnh ủy.
Kiểm tra, giám sát việc quán triệt, triển khai Chỉ thị 50-CT/TW ngày 07-12-2015 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng thành lập 7 đoàn kiểm tra, giám sát do 7 đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo làm Trưởng đoàn để kiểm tra, giám sát Ban Thường vụ các tỉnh ủy: Thái Nguyên, Bắc Ninh, Phú Thọ, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Tây Ninh, Tiền Giang, Long An, Bình Phước, Hậu Giang, Bến Tre.
Mốc thời gian kiểm tra, giám sát từ 01-01-2011 đến 30-6-2016 và các vụ việc, vụ án tham nhũng, án kinh tế có dấu hiệu tham nhũng xảy ra trước ngày 01-01-2011 nhưng có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng đến nay chưa được xử lý dứt điểm.
Các tỉnh ủy báo cáo kết quả tự kiểm tra, giám sát về Ban Nội chính Trung ương trước ngày 15-8-2016. Các Đoàn kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tiến hành kiểm tra, giám sát và báo cáo kết quả về Ban Chỉ đạo (qua Ban Nội chính Trung ương) trong thời gian từ ngày 20-8-2016 đến ngày 20-10-2016.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng giao Ban Nội chính Trung ương quyết định thành lập các Tổ giúp việc, Tổ tổng hợp phục vụ các Đoàn kiểm tra, giám sát, tổng hợp kết quả kiểm tra, giám sát báo cáo Ban Chỉ đạo (trước ngày 15-11-2016).
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương, Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ và các cơ quan liên quan cử cán bộ có kiến thức, kinh nghiệm tham gia các Đoàn kiểm tra, giám sát, Tổ giúp việc, Tổ tổng hợp; phối hợp chặt chẽ với Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng để triển khai có hiệu quả nhiệm vụ được giao.
Thông qua kiểm tra, giám sát, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng nắm tình hình, đánh giá kết quả công tác phát hiện và xử lý tham nhũng; trọng tâm là kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế, nhất là những vụ việc, vụ án nghiêm trọng phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; những hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân; phương pháp, biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phát hiện và xử lý tham nhũng./.
Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith sẽ thăm chính thức Việt Nam  (11/05/2016)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sắp thăm chính thức Liên bang Nga  (11/05/2016)
Bắc Cực - Điểm “nóng” cạnh tranh  (11/05/2016)
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - Nội dung quan trọng trong nhiệm vụ đột phá của tỉnh Hà Tĩnh hiện nay  (11/05/2016)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên