Lào luôn coi trọng và ưu tiên mối quan hệ với Việt Nam
Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại Lào đã phỏng vấn bà Sunthone Xayachac, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Lào, về ý nghĩa của chuyến đi.
Theo bà Sounthon Xayachac, việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Bounnhang Volachith chọn Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong hoạt động thăm nước ngoài sau khi được bầu làm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào chưa lâu là minh chứng rõ ràng, thể hiện Lào luôn coi trọng quan hệ với Việt Nam, ưu tiên mối quan hệ với Việt Nam, nước bạn bè chiến lược, có mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, có mối quan hệ gắn bó, trong sáng, thủy chung hiếm có với Lào.
Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Lào cho biết Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam và Lào có mối quan hệ đặc biệt từ lâu đời, được Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Chủ tịch Kasone Phomvihane và Chủ tịch Suphanuvong kính yêu dày công xây dựng và được các thế hệ cán bộ, chiến sỹ, nhân dân hai nước tiếp tục phát huy, gìn giữ và vun đắp bằng cả xương máu trong nhiều thập kỷ qua.
Hiện nay, dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều thay đổi, tình hình đất nước còn nhiều khó khăn nhưng sự hợp tác, tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Lào-Việt Nam vẫn không hề thay đổi, tiếp tục được phát huy, phát triển ở cả chiều rộng và chiều sâu.
Đánh giá về quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian qua, bà Sunthone Xayachac cho biết hợp tác chính trị chặt chẽ tiếp tục là cơ sở cho sự phát triển hợp tác giữa các ngành khác của hai nước. Trong đó, hợp tác về an ninh, quốc phòng và ngoại giao đều được tăng cường; hợp tác về đầu tư, kinh tế, thương mại giữa hai nước cũng liên tục phát triển. Hiện Việt Nam tiếp tục là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Lào với tổng vốn đăng ký đầu tư lên tới 4,9 tỷ USD.
Theo bà Sunthone, ngoài những lĩnh vực hợp tác kể trên, lĩnh vực hợp tác nổi bật giữa hai nước chính là vấn đề xây dựng nguồn nhân lực, đây là vấn đề lãnh đạo hai nước hết sức quan tâm và Lào đánh giá rất cao sự giúp đỡ của Việt Nam dành cho Lào trong lĩnh vực này. Đây là “nguồn vốn” to lớn mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam dành tặng cho Đảng, Nhà nước và Chính phủ Lào, đó là xây dựng nguồn nhân lực cho xã hội mới ở Lào.
Hiện rất nhiều cán bộ do Việt Nam đào tạo giúp Lào đang là những cán bộ cốt cán của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Lào ở cả cấp trung ương và địa phương, đây chính là “cầu nối,” là “hạt nhân” để tiếp tục phát triển mối quan hệ gắn bó và hiếm có giữa hai nước Lào-Việt Nam.
Về nội dung chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Bounnhang Volachit tới Việt Nam, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lào Sunthone Xayachac cho biết Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Bounnhang Volachit và các lãnh đạo Việt Nam sẽ gặp gỡ, trao đổi, tái khẳng định thiện chí và nguyện vọng của cả hai phía trong việc tiếp tục tăng cường hợp tác; tiếp tục phát huy mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt Lào-Việt Nam sao cho truyền thống lâu đời này ngày càng hiệu quả hơn nữa, để thế hệ trẻ hai nước tiếp tục kế thừa và vun đắp cho mối quan hệ này trường tồn mãi với thời gian./.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Mỗi đại học phải là một vườn ươm khởi nghiệp  (24/04/2016)
Tình trạng cá chết hàng loạt tại Hà Tĩnh: Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu sớm làm rõ nguyên nhân để ổn định sản xuất, đời sống  (24/04/2016)
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình trao tặng nhà tình thương tại Long An  (24/04/2016)
Kết thúc khảo sát chung tại khu vực thỏa thuận ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ  (24/04/2016)
Khánh thành Khu di tích thành lập Quân đoàn 2 tại Quảng Trị  (24/04/2016)
Phe Áo Đỏ phản đối dự thảo hiến pháp mới của Thái Lan  (24/04/2016)
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên