Phe Áo Đỏ phản đối dự thảo hiến pháp mới của Thái Lan
Ngay sau đó, Mặt trận thống nhất vì Dân chủ chống độc tài (UDD), cánh chính trị của phe Áo Đỏ, đã đưa ra quan điểm phản bác văn kiện được chính quyền quân sự ở quốc gia Đông Nam Á này chỉ đạo soạn thảo và yêu cầu để cho Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu (EU), cùng các tổ chức quốc tế giám sát cuộc trưng cầu dân ý về văn kiện này.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Câu lạc bộ Pacific City, thủ đô Bangkok, Chủ tịch PDRC Suthep Thaugsuban nói rằng phe này ủng hộ dự thảo hiến pháp mới bởi văn kiện này ghi nhận rõ tinh thần xây dựng một nền dân chủ với Nhà Vua là người đứng đầu quốc gia nhằm giúp Thái Lan vượt qua cuộc khủng hoảng kéo dài bấy lâu nay.
Ông cho rằng dự thảo hiến pháp mới giúp giải quyết các cuộc khủng hoảng trong tương lai bằng cách thành lập một ủy ban 13 thành viên đứng đầu bởi Chủ tịch Tòa án Hiến pháp, và do đó không cần bất kỳ cuộc đảo chính nào để giải quyết khủng hoảng.
Chủ tịch PDRC cũng cho rằng các điều khoản về cải cách quốc gia chưa từng có tiền lệ trong dự thảo hiến pháp mới sẽ giúp Thái Lan phát triển hơn. Ông cũng bày tỏ tin tưởng dự thảo văn kiện này sẽ vượt qua cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 07-8.
Chủ tịch PDRC Suthep Thaugsuban chính là người dẫn đầu các cuộc biểu tình rầm rộ phản đối chính phủ Thủ tướng Yingluck Shinawatra dẫn đến cuộc đảo chính hồi tháng 5-2014.
Ngay sau cuộc họp báo của phe Áo Vàng, phe Áo Đỏ ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra cũng đã tổ chức họp báo đưa ra yêu sách đòi phải để Liên hợp quốc và EU cũng như các tổ chức quốc tế giám sát cuộc trưng cầu dân ý về dự thảo hiến pháp mới.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Trung tâm thương mại Imperial Lat Phrao, Chủ tịch UDD Jatuporn Prompan nói rằng dự thảo hiến pháp mới và luật trưng cầu dân ý về dự thảo hiến pháp mới khiến người dân hết sức lo ngại do Ủy ban soạn thảo hiến pháp (CDC) và Hội đồng Lập pháp quốc gia (NLA) đã đưa ra các giải thích dễ gây nhầm lẫn về các nội dung của dự thảo hiến pháp cũng như Điều 61 của Luật trưng cầu dân ý về hiến pháp mới.
Điều khoản này áp dụng chế tài phạt tù đến 10 năm và tước quyền bầu cử đối với những người có hành vi phá hoại cuộc trưng cầu dân ý, điều mà ông Jatuporn nói là rất mơ hồ và khiến người dân sợ hãi.
Thủ lĩnh UDD yêu cầu mời Liên hợp quốc, EU và các tổ chức quốc tế giám sát cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 07-8 tới để đảm bảo sự minh bạch của kết quả.
Ông Jatuporn cũng kêu gọi cử tri toàn Thái Lan đi bỏ phiếu để đảm bảo quan điểm của họ đối với dự thảo hiến pháp mới được thể hiện rõ ràng và chính xác nhất đồng thời tham gia cùng UDD giám sát các hành vi gian lận, làm sai lệch kết quả tại các điểm bỏ phiếu.
Cũng tại cuộc họp báo, một lãnh đạo khác của UDD, bà Thida Thavornseth, đã nói rõ phe Áo Đỏ phản đối dự thảo hiến pháp mới vì hệ thống bầu cử quy định trong văn kiện này sẽ tạo ra một chính phủ liên minh yếu ớt, dễ sụp đổ và đẩy đất nước một lần nữa rơi vào khủng hoảng.
Bà này cũng nhấn mạnh UDD phản đối việc trao cho Thượng viện được chỉ định các quyền bầu Thủ tướng và luận tội các thành viên của cơ quan lập pháp và hành pháp.
Lãnh đạo của UDD cho rằng theo hệ thống chính trị mà dự thảo hiến pháp mới xây dựng, các chính đảng dù có giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới cũng không thể thực hiện các chính sách mà họ đã cam kết với cử tri khi vận động tranh cử nếu các chính sách này không nhận được sự ủng hộ của Thượng viện và Tòa án Hiến pháp được chính quyền quân sự hiện nay chỉ định./.
Khởi công dự án đầu tư 4 tỷ USD tại Quảng Nam  (24/04/2016)
Khô hạn, nắng nóng tác động mạnh đến đà tăng CPI tháng Tư  (24/04/2016)
Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTTTT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của các chức danh viên chức biên tập viên, phóng viên  (24/04/2016)
Đồng chí Đinh Thế Huynh thăm và làm việc tại Quảng Trị  (24/04/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên