Xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn tỉnh Cao Bằng
Thực tiễn ở Cao Bằng cho thấy, nơi nào chưa có đảng viên, chưa có chi bộ, nơi đó đời sống của đồng bào chậm được cải thiện, khó khăn, đói nghèo tiếp tục kéo dài... Vì vậy, Tỉnh ủy Cao Bằng tập trung chỉ đạo phấn đấu xóa bản trắng đảng viên, bản trắng chi bộ, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng vùng nông thôn.
Cao Bằng là tỉnh vùng cao, biên giới, phía đông bắc của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên 6.719,5 km2; dân số trên 52 vạn người, gồm nhiều dân tộc anh em chung sống, trong đó 94,39% là dân tộc thiểu số. Toàn tỉnh có 12 huyện và 1 thị xã, trong đó có 9 huyện biên giới; 194 xã, phường, thị trấn (với 44 xã biên giới); 2.465 xóm, tổ dân phố (trong đó có 406 xóm đặc biệt khó khăn, sát biên giới). Đảng bộ tỉnh Cao Bằng có 20 đảng bộ trực thuộc; 629 tổ chức cơ sở đảng, trong đó có 194 chi, đảng bộ cơ sở xã, phường, thị trấn; 2.399 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với 31.428 đảng viên; trong đó số chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở xã, phường, thị trấn là 2.035 chi bộ (chiếm 85,45%), với 22.599 đảng viên sinh hoạt (chiếm 71,90%). Hiện nay toàn Đảng bộ tỉnh Cao Bằng còn 157/2.465 xóm chưa có đảng viên và 516/2.465 xóm chưa có chi bộ.
Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các huyện, các xã, các xóm vùng cao, vùng sâu, biên giới địa hình hiểm trở, giao thông đi lại còn nhiều trở ngại, số hộ nghèo nhiều, trình độ dân trí thấp, các xóm được hình thành nhỏ lẻ, cách xa nhau, nhiều chi bộ xóm hành chính còn sinh hoạt ghép. Trong hoàn cảnh đó thì vai trò của tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn, nhất là các thôn, xóm càng có vị trí đặc biệt quan trọng.
Từ thực trạng trên, Đảng bộ tỉnh Cao Bằng luôn xác định, trong công tác xây dựng Đảng, tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị lãnh đạo mọi hoạt động ở cơ sở, là cầu nối giữa Đảng với dân, là nơi trực tiếp khơi dậy trí tuệ, tiềm lực của nhân dân, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời là nơi trực tiếp giáo dục, đào tạo bồi dưỡng, quản lý, rèn luyện, kết nạp, sàng lọc đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đội ngũ đảng viên. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XVI đã xác định tiếp tục "Nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức Đảng, năng lực quản lý điều hành của chính quyền các cấp". Ngày 9-6-2006, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình số 15-CTr/TU về "Nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006 - 2010", từ đó cụ thể hóa thành 3 kế hoạch triển khai thực hiện từ tỉnh đến cơ sở (Kế hoạch số 22-KH/BCĐ ngày 25-10-2006 "về phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở giai đoạn 2006-2010"; Kế hoạch số 26-KH/BCĐ ngày 23-11-2006 "thực hiện các mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cơ sở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006 - 2010"; Kế hoạch số 27-KH/BCĐ ngày 23-11-2006 "về xây dựng trụ sở cấp xã, các trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm bồi dưỡng chính trị ở các huyện, thị").
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX và Chương trình hành động của Tỉnh ủy Cao Bằng về nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn, thời gian qua, công tác củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng đã được cấp ủy quan tâm và đạt được kết quả khá tốt: các tổ chức cơ sở đảng đã được củng cố, kiện toàn, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ bảo đảm vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng đối với mọi hoạt động ở cơ sở. Với nhận thức sâu sắc rằng nơi nào chưa có đảng viên, chưa có chi bộ, thiếu vai trò lãnh đạo của Đảng, nơi đó đời sống của đồng bào các dân tộc sẽ không được cải thiện, khó khăn, đói nghèo tiếp tục kéo dài, cho nên Tỉnh ủy Cao Bằng tập trung chỉ đạo các cấp ủy thường xuyên quan tâm củng cố, nâng cao năng lực tổ chức cơ sở đảng ở vùng nông thôn đủ sức lãnh đạo nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chú trọng công tác kết nạp đảng viên mới, tăng thêm xóm có đảng viên, xóm có chi bộ, phấn đấu đến năm 2010 cơ bản các xóm hành chính có đảng viên, có chi bộ. Về chất lượng, phấn đấu hằng năm có 80% số tổ chức cơ sở đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh; 85% đảng viên đạt tiêu chuẩn đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cần quan tâm xây dựng, củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, đặc biệt nâng cao chất lượng sinh hoạt và năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn. Để thực hiện nhiệm vụ này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương về công tác xây dựng Đảng và cụ thể hóa chủ trương của Tỉnh ủy thành những chương trình, kế hoạch, quy định, hướng dẫn, đề án, làm cơ sở cho việc lãnh đạo tổ chức thực hiện, như: Kế hoạch số 08-KH/TU ngày 20-4-2006 "về thực hiện tăng thêm xóm có đảng viên, có chi bộ trên phạm vi tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2006 - 2010"; Quyết định số 211-QĐ/TU ngày 16-6-2006 "về Ban hành Quy chế phối hợp giữa Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh với các huyện ủy biên giới thuộc tỉnh Cao Bằng"; Chỉ thị số 26-CT/TU ngày 29-5-2007 "về tăng cường công tác xây dựng Đảng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số Mông, Dao, Lô Lô, Sán Chỉ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng"; Hướng dẫn số 03-HD/TU ngày 9-11-2007 "về đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên"; Hướng dẫn số 05-HD/TU ngày 15-6-2007 "về xây dựng Quy chế làm việc của cấp ủy xã, phường, thị trấn"; Kế hoạch số 44-KH/TU ngày 15-6-2007 về thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 30-3-2007 của Ban Bí thư "về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ"; Hướng dẫn số 06-HD/TU ngày 07-8-2007 "về sinh hoạt chi bộ trong các loại hình tổ chức cơ sở đảng"; Đề án số 01-ĐA/TU ngày 11-7-2007 "về phát triển đảng viên và chi bộ ở các xóm đặc biệt khó khăn, xóm biên giới chưa có đảng viên và chi bộ thuộc Đảng bộ tỉnh Cao Bằng từ năm 2007 - 2010". Các ban đảng Tỉnh ủy, nhất là Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã tham mưu cho Tỉnh ủy chỉ đạo sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy và những chuyên đề về công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng và công tác đảng viên; trực tiếp tổ chức khảo sát thực tế đánh giá thực trạng tình hình tổ chức đảng ở các xã, thị trấn, các xóm vùng đặc biệt khó khăn, xóm sát biên giới của tỉnh; về vai trò tổ chức đảng, đảng viên và các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Đồng thời cụ thể hóa các hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh về xây dựng bình xét tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, phân tích chất lượng hằng năm; tham mưu nghiên cứu về thực trạng và các giải pháp tạo nguồn kết nạp đảng viên, đặc biệt ở vùng nông thôn, các xóm vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới chưa có đảng viên, chưa có chi bộ.
Các huyện, thị ủy và đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy đã tổ chức quán triệt và cụ thể hóa các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy thành kế hoạch với nội dung và giải pháp thiết thực tổ chức thực hiện ở đảng bộ mình. Về công tác phát triển đảng viên, thực hiện "xóa" xóm chưa có đảng viên, xóm chưa có chi bộ, các huyện, thị ủy đã chú ý tìm các giải pháp kết nạp đảng ở vùng nông thôn nói chung và đặc biệt các xóm vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới nói riêng, giao chỉ tiêu bồi dưỡng quần chúng ưu tú để kết nạp vào Đảng hằng năm cho từng tổ chức cơ sở đảng. Kết quả, từ năm 2005 đến tháng 6 năm 2007, toàn tỉnh kết nạp được 4.368 đảng viên, trong đó số đảng viên ở nông thôn 1.977 đồng chí, chiếm 45,25%; tăng thêm được 64 xóm có đảng viên và 271 xóm có chi bộ; năm 2006 số tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh chiếm 78,65%, tăng 0,95% so với năm 2005, trong đó đạt trong sạch, vững mạnh tiêu biểu 12,68%; hoàn thành nhiệm vụ chiếm 21,18%; yếu kém 0,16%, giảm so với năm trước; số chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở xã, phường, thị trấn đạt trong sạch, vững mạnh 69,31%, trong đó trong sạch, vững mạnh tiêu biểu 9,66%.
Đạt được kết quả trên, là do trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tổ chức cơ sở đảng, Đảng bộ tỉnh Cao Bằng đã có nhiều giải pháp, biện pháp năng động, sáng tạo trên cơ sở quán triệt, vận dụng chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Tuy nhiên, còn nhiều chi bộ ghép và nhiều xóm chưa có đảng viên, chưa có chi bộ. Do đó vai trò, hiệu quả lãnh đạo của chi bộ đối với hoạt động của xóm, bản và công tác quản lý, phân công nhiệm vụ đảng viên còn hạn chế.
Trong thời gian tới, để công tác tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn tỉnh Cao Bằng ngày càng phát triển vững chắc, thực sự là hạt nhân chính trị lãnh đạo toàn diện ở cơ sở, đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Tỉnh ủy Cao Bằng tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
Một là, chăm lo bồi dưỡng về chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho mọi đảng viên. Nội dung bồi dưỡng lý luận, chính trị phải được gắn với tình hình thực tiễn ở từng chi bộ và mỗi địa phương. Nêu cao trách nhiệm và tính tiền phong gương mẫu của người đảng viên trong lao động sản xuất, công tác, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, nói đi đôi với làm, thật sự là tấm gương cho quần chúng noi theo.
Hai là, lựa chọn và bố trí bí thư chi bộ và cấp ủy là những đồng chí có sức khỏe, nhiệt tình, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức và lối sống lành mạnh, thực sự có năng lực, uy tín, nhất là năng lực thực tiễn về công tác xây dựng Đảng, công tác vận động quần chúng trong thời kỳ mới. Bí thư và chi ủy phải là trung tâm đoàn kết trong chi bộ, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ sinh hoạt chi bộ.
Tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt ở cơ sở có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý ngày càng cao ở địa phương, đơn vị.
Ba là, quan tâm công tác phát triển đảng viên, đặc biệt phát triển đảng viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, nơi chưa có đảng viên, chưa có chi bộ; chú trọng phát triển đảng viên là dân tộc thiểu số ít người, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của mỗi tổ chức cơ sở đảng. Coi trọng chất lượng đảng viên, sao cho số lượng tăng và chất lượng không ngừng được nâng cao. Phấn đấu đến năm 2010, cơ bản các xóm hành chính đều có đảng viên, có chi bộ.
Bốn là, đổi mới, nâng cao chất lượng chi bộ, nhất là ở những chi bộ ghép nhiều xóm, bản, chi bộ ở những nơi có ít đảng viên. Trong các cuộc sinh hoạt chi bộ, bên cạnh những nội dung về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng ở địa phương, các chi bộ ghép còn bàn về các biện pháp để tách chi bộ thành những chi bộ theo mỗi xóm, bản.
Năm là, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng, tiến hành bổ sung, xây dựng quy chế làm việc, khắc phục tình trạng hoạt động chồng chéo, buông lỏng lãnh đạo hoặc bao biện làm thay. Đây là việc cần thiết góp phần tích cực vào việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên.
Sáu là, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ những đồng chí đảng viên sẽ đóng vai trò nòng cốt ở những chi bộ mới khi tách, thành lập theo xóm, bản.
Bảy là, tăng cường công tác kiểm tra, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của chi bộ đối với mọi mặt hoạt động ở xóm, bản. Thường xuyên sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, thực hiện tự phê bình và phê bình đi đôi với tăng cường quản lý đảng viên. Kịp thời biểu dương những điển hình làm giỏi, những gương đảng viên phấn đấu tốt; xử lý nghiêm những đảng viên vi phạm Điều lệ, kỷ luật đảng, vi phạm đạo đức, những điều đảng viên không được làm và vi phạm pháp luật của Nhà nước.
Tám là, quan tâm lãnh đạo việc xây dựng, củng cố các tổ chức đoàn thể nhân dân trong xóm, bản như: chi hội phụ nữ, chi đoàn thanh niên, chi hội cựu chiến binh, chi hội người cao tuổi... nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp và nâng cao tính năng động, sáng tạo, hiệu quả hoạt động của khối đại đoàn kết toàn dân trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Đảng Cộng sản Liên bang Nga trước thềm những sự kiện lớn ở nước Nga  (30/10/2007)
Cách mạng Tháng Mười: vấn đề chính quyền nhà nước và bài học cơ bản  (30/10/2007)
Cách mạng Tháng Mười: vấn đề chính quyền nhà nước và bài học cơ bản  (30/10/2007)
Củng cố và phát triển hơn nữa tình hữu nghị, đoàn kết truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Triều Tiên  (30/10/2007)
Hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Trung Quốc  (28/10/2007)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay