Thúc đẩy niềm tin chính trị giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc
Trong chuyến thăm 5 ngày tới Trung Quốc từ 23 đến 27-12, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình; Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Du Chính Thanh; hội đàm với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Trương Đức Giang.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đã tiếp Đoàn đại biểu Hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc; thăm và nói chuyện với cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh.
Trong chương trình thăm một số địa phương Trung Quốc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tiếp Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Nhân đại tỉnh Hồ Nam Từ Thủ Thịnh; đến thăm Khu tưởng niệm Chủ tịch Mao Trạch Đông tại tỉnh Hồ Nam; tiếp Chủ tịch Nhân đại tỉnh Quảng Đông Hoàng Long Vân.
Nhân dịp trở lại Trung Quốc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đã tới thăm Khu di tích Trụ sở Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội; đến dâng hương, tưởng nhớ tại khu mộ Liệt sỹ Phạm Hồng Thái và thăm Khu tưởng niệm Tôn Trung Sơn tại tỉnh Quảng Đông.
Nhân dịp này, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trần Văn Hằng đã có cuộc trao đổi với phóng viên tháp tùng Đoàn về ý nghĩa quan trọng cũng như thành tựu chính từ chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Đồng chí Trần Văn Hằng nhấn mạnh tiếp theo chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 4-2015 và chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tháng 11-2015, chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc lần này của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta nhằm triển khai nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trần Văn Hằng khẳng định chuyến thăm đã thành công tốt đẹp; hai bên đã trao đổi một cách chân tình, thẳng thắn về tình hữu nghị giữa hai nước, về thành quả hợp tác 65 năm qua kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao; đồng thời đề ra phương hướng hợp tác thời gian tới, đặc biệt là tăng cường niềm tin chính trị vì lợi ích chung và vì cuộc sống hòa bình, ấm no của nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc.
Trong chuyến thăm lần này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Chủ tịch Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Trương Đức Giang đã bàn bạc, trao đổi sâu rộng về những biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa lãnh đạo cấp cao, các Ủy ban, cơ quan của Quốc hội hai nước, qua đó, đẩy mạnh việc học tập, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa hai cơ quan lập pháp trong công tác xây dựng pháp luật, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế-xã hội của mỗi bên.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Chủ tịch Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Trương Đức Giang cũng đã ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa hai Quốc hội; mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp hai nước.
Liên quan đến nội dung Biển Đông trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trần Văn Hằng cho biết qua các cuộc hội đàm, hội kiến và tiếp xúc, Chủ tịch Quốc hội cũng đã trao đổi một cách rất chân tình và thẳng thắn với các lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Trung Quốc về vấn đề này.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định Biển Đông là vấn đề rất hệ trọng trong quan hệ của hai nước; liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích cốt lõi và đồng thời cũng liên quan đến tình cảm của nhân dân hai nước. Chính vì vậy, giải quyết vấn đề Biển Đông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam-Trung Quốc.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhất trí với quan điểm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng hai bên còn tồn tại những bất đồng không thể giải quyết được trong một sớm một chiều. Điều quan trọng là hai bên cần kiểm soát, quản lý tốt tình hình; cần nhìn nhận lợi ích chung của hai bên to lớn hơn nhiều so với bất đồng, vì lợi ích chung của nhân dân hai nước và mong muốn cơ bản của hai Đảng, hai Nhà nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng hai bên đều có kinh nghiệm và năng lực trong việc kiểm soát và quản lý bất đồng, nếu lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước cùng quyết tâm chính trị tiếp tục nỗ lực quan tâm thúc đẩy tình hữu nghị truyền thống hướng tới giải quyết các bất đồng giữa hai nước thì có thể làm tốt.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trần Văn Hằng nhìn nhận qua các cuộc tiếp xúc cho thấy lần này lãnh đạo hai nước đã trao đổi thẳng thắn trên tinh thần đồng chí, anh em để xử lý vấn đề Biển Đông.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định vấn đề trên biển là vấn đề rất hệ trọng trong quan hệ của hai nước, làm giảm niềm tin của hai nước, làm cho nhân dân hai nước bất an. Chính vì vậy, trong các cuộc trao đổi, tiếp xúc hai bên đã trao đổi rất thẳng thắn; đồng thời nhất trí tăng cường giao lưu, kiên trì hiệp thương, trao đổi và kiểm soát tốt tốt tình hình; không để xảy ra những vấn đề phức tạp và tìm ra giải pháp căn bản lâu dài để xử lý vấn đề này trên cơ sở của luật pháp quốc tế và đảm bảo lợi ích chung mà hai bên chấp nhận được.
Đề cập đến nội dung thúc đẩy quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trần Văn Hằng cũng cho biết trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tới thăm hai tỉnh Hồ Nam và Quảng Đông, Trung Quốc. Đây là hai địa phương có trình độ phát triển kinh tế cao, thuộc nhóm những địa phương đứng đầu của Trung Quốc.
Trong các cuộc trao đổi, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đều nhấn mạnh đến việc tăng cường giao lưu nhân dân giữa hai nước, qua đó thúc đẩy hợp tác toàn diện về kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật văn hóa giáo dục giữa hai nước lên tầm cao mới. Đáng chú ý, các địa phương nơi đoàn đến thăm đều đang chuẩn bị xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm tới trong bối cảnh Việt Nam cũng đang chuẩn bị cho Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 5 năm 2015-2020, sẽ được thông qua tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Lãnh đạo các tỉnh Hồ Nam và Quảng Đông đều cam kết sẽ tiếp thu đề nghị của Chủ tịch Quốc hội về việc thúc đẩy hợp tác toàn diện với Việt Nam nói chung, các địa phương của Việt Nam nói riêng.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trần Văn Hằng, đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên trên cương vị Chủ tịch Quốc hội khóa 13 của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đồng thời cũng là lần đầu tiên sau 8 năm có cuộc trao đổi đoàn cấp cao của Quốc hội hai nước.
Bởi vậy, chuyến thăm lần này của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam bên cạnh nhiệm vụ thúc đẩy quan hệ giữa hai Quốc hội còn nhằm thực hiện chức năng của Quốc hội với vai trò là đại biểu của nhân dân; thực hiện giám sát tối cao việc triển khai thực hiện nhận thức của lãnh đạo cấp cao hai nước một cách thiết thực, hiệu quả./.
Giám sát có định lượng sẽ đạt hiệu quả cao  (27/12/2015)
Hội chợ Thương mại Việt Nam-Lào: Tăng cường quan hệ hữu nghị  (27/12/2015)
Ký hợp đồng tín dụng cho dự án thủy điện Nặm-mô 2 tại Lào  (27/12/2015)
Pháp, Italy và Nga có thể sẽ ra khỏi nhóm G8 vào năm 2030  (27/12/2015)
Pháp, Italy và Nga có thể sẽ ra khỏi nhóm G8 vào năm 2030  (27/12/2015)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay