Dự thảo ngân sách của Mỹ thắt chặt chương trình miễn thị thực
Nếu gói ngân sách chính phủ trị giá 1.100 tỷ USD được phê chuẩn, quy chế miễn thị thực của Mỹ sẽ không còn được áp dụng đối với những đối tượng từng đặt chân tới các nước thuộc danh sách “nguy cơ khủng bố cao” như Syria, Iraq, Iran hay Sudan từ tháng 3-2011.
Những người này sẽ phải qua vòng phỏng vấn khi xin visa vào Mỹ. Bên cạnh đó, những người mang hai quốc tịch cũng sẽ bị loại ra khỏi diện được miễn thị thực của Mỹ đồng thời 38 nước trong danh sách miễn thị thực cũng được yêu cầu phát hành hộ chiếu điện tử với thông tin sinh trắc học nhằm hạn chế tối thiểu tình trạng sử dụng hộ chiếu giả.
Các nước này cũng có nghĩa vụ thông báo về các trường hợp mất hoặc đánh cắp hộ chiếu với Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) trong vòng 24 giờ và rà soát lý lịch hành khách theo bộ hồ sơ dữ liệu của Interpol.
Biện pháp thắt chặt thị thực vào Mỹ nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ cả 2 Đảng Dân chủ và Cộng hòa cũng như Tổng thống Barack Obama và đã được thông qua tại Hạ viện hồi tuần trước với số phiếu thuận áp đảo. Tuy nhiên một số ý kiến chỉ trích cho rằng những thay đổi này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới ngành du lịch của Mỹ.
Một dự luật an ninh quan trọng khác được Hạ viện Mỹ thông qua sau loạt vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại Thủ đô Paris của Pháp là dự luật siết chặt rà soát hồ sơ của những người tị nạn từ Syria và Iraq vào Mỹ không được đưa vào dự luật ngân sách.
Nhiều nhà lập pháp cho rằng việc tập trung vào chương trình miễn thị thực hiện chiếm ưu tiên cao hơn do chương trình này ảnh hưởng tới hàng triệu người mỗi năm trong khi bộ phận người tị nạn vào Mỹ chiếm con số nhỏ hơn và Mỹ hiện cũng đã có một tiến trình sàng lọc kỹ lưỡng kéo dài 18 - 24 tháng.
Một số nghị sĩ Quốc hội cho biết họ kỳ vọng dự luật này sẽ được đưa trở lại trong năm 2016 dù sẽ phải đối mặt với phản đối gay gắt từ phe Dân chủ. Tổng thống Obama đã tuyên bố sẽ phủ quyết dự luật này./.
Ngày làm việc thứ tư Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng  (17/12/2015)
Công bố Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại  (17/12/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên