Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua nghị quyết về cuộc chiến chống IS
22:05, ngày 21-11-2015
Cuối giờ chiều 20-11 (sáng 21-11 giờ Hà Nội), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua dự thảo nghị quyết do Pháp đề xuất, theo đó kêu gọi các quốc gia thành viên Liên hợp quốc thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết trên cơ sở luật pháp quốc tế để tiêu diệt nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trên vùng lãnh thổ chúng đang chiếm đóng tại Syria và Iraq.
Nghị quyết kêu gọi các quốc gia thành viên Liên hợp quốc "tăng cường và phối hợp các nỗ lực với nhau để ngăn ngừa và triệt tiêu tất cả các hành động khủng bố" do IS cũng như các nhóm cực đoan khác có liên quan tới lực lượng khủng bố al-Qaeda tiến hành.
Ngoài ra, Nghị quyết chỉ rõ IS là "mối đe dọa chưa từng có ở quy mô toàn cầu đối với an ninh và hòa bình quốc tế," và lên án bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất các cuộc tấn công khủng bố kinh hoàng mà IS đã thực hiện tại Beirut, Paris và trước đó là Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ và tại Ai Cập với việc đánh bom máy bay chở khách của Nga.
Nghị quyết cảnh báo rằng "IS có thực lực và có ý định tiến hành thêm các cuộc tấn công khủng bố" và do đó kêu gọi "các quốc gia thành viên có thực lực thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết, theo luật pháp quốc tế, nhất là luật nhân đạo, người di cư và nhân quyền quốc tế" trên lãnh thổ của mình. Nghị quyết kêu gọi các quốc gia thành viên Liên hợp quốc gia tăng các nỗ lực ngăn chặn dòng chảy khủng bố tới Syria và Iraq, ngăn chặn và triệt tiêu nguồn cung cấp tài chính cho chủ nghĩa khủng bố.
Tuy nhiên, Nghị quyết không cung cấp cơ sở pháp lý nào cho hành động quân sự tại Syria hiện nay và không viện dẫn Chương 7 của Hiến chương Liên hợp quốc về việc cho phép sử dụng lực lượng quân sự.
Bản dự thảo nghị quyết do Pháp đề xuất đã không vấp phải một sự phản đối nào từ năm nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bởi đến nay cảắnm quốc gia này đều có công dân bị IS hành quyết hoặc thiệt mạng do tấn công khủng bố.
Dự thảo nghị quyết được Pháp đệ trình với nhóm tám thành viên Hội đồng Bảo an ở cấp Đại sứ sáng 19/11. Dù còn một số vấn đề liên quan tới một số điều khoản nhưng dự thảo ngay sau đó nhanh chóng được "in mực xanh" (các bản dự thảo cuối cùng trước khi đưa ra biểu quyết sẽ được in mực xanh) mà không trải qua tiến trình thảo luận, tham vấn nào. Nga sau đó đã đề nghị phải đề cập tới Điều 51 trong Hiến chương Liên hợp quốc về quyền tự vệ và nguyên tắc chủ quyền nhà nước vào dự thảo và Pháp chấp thuận.
Trước đó, ngày 18-11, Nga cũng đưa ra một dự thảo nghị quyết về tình hình Syria và cuộc chiến chống IS dựa trên bản dự thảo đã đưa ra từ hồi tháng 9/2015. Dự thảo này của Nga được thảo luận trong ngày 19-11 ở cấp Phó Đại sứ, nhưng Mỹ, Pháp và Anh không cử đại diện tham gia.
Dự thảo nghị quyết của Nga hồi tháng Chín bị ba thành viên thường trực phương Tây gồm Mỹ, Anh và Pháp phản đối vì có nội dung yêu cầu liên minh chống IS do Mỹ cầm đầu cần phải hợp tác với chính quyền hợp pháp tại Syria./.
Ngoài ra, Nghị quyết chỉ rõ IS là "mối đe dọa chưa từng có ở quy mô toàn cầu đối với an ninh và hòa bình quốc tế," và lên án bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất các cuộc tấn công khủng bố kinh hoàng mà IS đã thực hiện tại Beirut, Paris và trước đó là Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ và tại Ai Cập với việc đánh bom máy bay chở khách của Nga.
Nghị quyết cảnh báo rằng "IS có thực lực và có ý định tiến hành thêm các cuộc tấn công khủng bố" và do đó kêu gọi "các quốc gia thành viên có thực lực thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết, theo luật pháp quốc tế, nhất là luật nhân đạo, người di cư và nhân quyền quốc tế" trên lãnh thổ của mình. Nghị quyết kêu gọi các quốc gia thành viên Liên hợp quốc gia tăng các nỗ lực ngăn chặn dòng chảy khủng bố tới Syria và Iraq, ngăn chặn và triệt tiêu nguồn cung cấp tài chính cho chủ nghĩa khủng bố.
Tuy nhiên, Nghị quyết không cung cấp cơ sở pháp lý nào cho hành động quân sự tại Syria hiện nay và không viện dẫn Chương 7 của Hiến chương Liên hợp quốc về việc cho phép sử dụng lực lượng quân sự.
Bản dự thảo nghị quyết do Pháp đề xuất đã không vấp phải một sự phản đối nào từ năm nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bởi đến nay cảắnm quốc gia này đều có công dân bị IS hành quyết hoặc thiệt mạng do tấn công khủng bố.
Dự thảo nghị quyết được Pháp đệ trình với nhóm tám thành viên Hội đồng Bảo an ở cấp Đại sứ sáng 19/11. Dù còn một số vấn đề liên quan tới một số điều khoản nhưng dự thảo ngay sau đó nhanh chóng được "in mực xanh" (các bản dự thảo cuối cùng trước khi đưa ra biểu quyết sẽ được in mực xanh) mà không trải qua tiến trình thảo luận, tham vấn nào. Nga sau đó đã đề nghị phải đề cập tới Điều 51 trong Hiến chương Liên hợp quốc về quyền tự vệ và nguyên tắc chủ quyền nhà nước vào dự thảo và Pháp chấp thuận.
Trước đó, ngày 18-11, Nga cũng đưa ra một dự thảo nghị quyết về tình hình Syria và cuộc chiến chống IS dựa trên bản dự thảo đã đưa ra từ hồi tháng 9/2015. Dự thảo này của Nga được thảo luận trong ngày 19-11 ở cấp Phó Đại sứ, nhưng Mỹ, Pháp và Anh không cử đại diện tham gia.
Dự thảo nghị quyết của Nga hồi tháng Chín bị ba thành viên thường trực phương Tây gồm Mỹ, Anh và Pháp phản đối vì có nội dung yêu cầu liên minh chống IS do Mỹ cầm đầu cần phải hợp tác với chính quyền hợp pháp tại Syria./.
Việt Nam dự Hội nghị Cấp cao kinh doanh - đầu tư ASEAN 2015  (21/11/2015)
Mali ban bố tình trạng khẩn cấp 10 ngày sau vụ bắt cóc con tin  (21/11/2015)
Goldman Sachs dự báo đồng USD tăng lớn nhất, đồng euro suy yếu  (21/11/2015)
Củng cố vai trò trung tâm của ASEAN để xây dựng Cộng đồng  (21/11/2015)
Lãnh đạo ASEAN quan ngại sâu sắc diễn biến phức tạp ở Biển Đông  (21/11/2015)
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân thăm Hanoi Creative City  (21/11/2015)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên