Mali ban bố tình trạng khẩn cấp 10 ngày sau vụ bắt cóc con tin
22:01, ngày 21-11-2015
Chính phủ Mali đã ban bố sắc lệnh tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc trong 10 ngày kể từ giữa đêm 20-11-2015, sau khi xảy ra một vụ tấn công khủng bố và bắt cóc con tin tại khách sạn Radisson Blu ở thủ đô Bamako cùng ngày làm ít nhất 27 người thiệt mạng.
Sau một phiên họp nội các về khủng hoảng, do Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita chủ trì, chính phủ Mali đã ban bố sắc lệnh trên, đồng thời tuyên bố quốc tang ba ngày dành cho các nạn nhân trong vụ tấn công tại khách sạn Radisson Blu.
Vụ tấn công đã xảy ra lúc 7 giờ GMT ngày 20-11. Các tay súng tiến vào khách sạn Radisson Blu bằng một xe ôtô mang biển số ngoại giao và cầm giữ khoảng 170 người trong khách sạn làm con tin, trong đó có công dân các nước Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Algeria...
Nhóm thánh chiến Al-Mourabitoun ở miền Bắc Mali có liên hệ với mạng lưới khủng bố Al-Qaeda đã thừa nhận tiến hành vụ bắt cóc con tin trên. Tuy nhiên, tuyên bố này chưa được xác minh.
Nhà Trắng đã kịch liệt lên án vụ tấn công, đồng thời cam kết phối hợp với Mali điều tra vụ việc. Mỹ có một công dân thiệt mạng trong vụ này trong khi hàng chục người khác nằm trong số người được giải cứu, có cả một nhân viên Đại sứ quán Mỹ. Trước đó, hai đội đặc nhiệm của Mỹ tại Bamako đã phối hợp với quân đôi Mali trong cuộc giải cứu con tin.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cho biết Đại sứ quán Mỹ đã dỡ bỏ khuyến cáo công dân không ra ngoài, tuy nhiên tiếp tục kêu gọi công dân Mỹ hạn chế các hoạt động quanh thủ đô Bamako.
Thủ tướng Anh David Cameron đã gửi lời chia buồn tới các nạn nhân trong vụ tấn công trên, đồng thời khẳng định sát cánh với các đối tác trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố.
Văn phòng Đối ngoại và Thịnh vượng chung của Anh (FCO) khuyến cáo công dân Anh tại Mali tích trữ lương thực và nước uống cho vài ngày tới vì tình hình tại đây vẫn chưa ổn định.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon lên án "vụ tấn công khủng bố dã man" và bày tỏ chia buồn với chính phủ Mali và gia đình những người bị hại.
Tổng Thư ký nhắc nhở rằng vụ tấn công diễn ra vào lúc tiến trình hòa bình tại Mali đang đạt tiến triển tốt, nhấn mạnh ủng hộ chính quyền Mali trong cuộc đấu tranh chống khủng bố, và tái khẳng định cam kết của Liên hợp quốc thông qua phái bộ gìn giữ hòa bình tại Mali (MINUSMA) ủng hộ chính phủ Mali và các bên tham gia thỏa thuận hòa bình trong "thời điểm quan trọng" của tiến trình hòa bình hiện nay./.
Vụ tấn công đã xảy ra lúc 7 giờ GMT ngày 20-11. Các tay súng tiến vào khách sạn Radisson Blu bằng một xe ôtô mang biển số ngoại giao và cầm giữ khoảng 170 người trong khách sạn làm con tin, trong đó có công dân các nước Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Algeria...
Nhóm thánh chiến Al-Mourabitoun ở miền Bắc Mali có liên hệ với mạng lưới khủng bố Al-Qaeda đã thừa nhận tiến hành vụ bắt cóc con tin trên. Tuy nhiên, tuyên bố này chưa được xác minh.
Nhà Trắng đã kịch liệt lên án vụ tấn công, đồng thời cam kết phối hợp với Mali điều tra vụ việc. Mỹ có một công dân thiệt mạng trong vụ này trong khi hàng chục người khác nằm trong số người được giải cứu, có cả một nhân viên Đại sứ quán Mỹ. Trước đó, hai đội đặc nhiệm của Mỹ tại Bamako đã phối hợp với quân đôi Mali trong cuộc giải cứu con tin.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cho biết Đại sứ quán Mỹ đã dỡ bỏ khuyến cáo công dân không ra ngoài, tuy nhiên tiếp tục kêu gọi công dân Mỹ hạn chế các hoạt động quanh thủ đô Bamako.
Thủ tướng Anh David Cameron đã gửi lời chia buồn tới các nạn nhân trong vụ tấn công trên, đồng thời khẳng định sát cánh với các đối tác trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố.
Văn phòng Đối ngoại và Thịnh vượng chung của Anh (FCO) khuyến cáo công dân Anh tại Mali tích trữ lương thực và nước uống cho vài ngày tới vì tình hình tại đây vẫn chưa ổn định.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon lên án "vụ tấn công khủng bố dã man" và bày tỏ chia buồn với chính phủ Mali và gia đình những người bị hại.
Tổng Thư ký nhắc nhở rằng vụ tấn công diễn ra vào lúc tiến trình hòa bình tại Mali đang đạt tiến triển tốt, nhấn mạnh ủng hộ chính quyền Mali trong cuộc đấu tranh chống khủng bố, và tái khẳng định cam kết của Liên hợp quốc thông qua phái bộ gìn giữ hòa bình tại Mali (MINUSMA) ủng hộ chính phủ Mali và các bên tham gia thỏa thuận hòa bình trong "thời điểm quan trọng" của tiến trình hòa bình hiện nay./.
Goldman Sachs dự báo đồng USD tăng lớn nhất, đồng euro suy yếu  (21/11/2015)
Củng cố vai trò trung tâm của ASEAN để xây dựng Cộng đồng  (21/11/2015)
Lãnh đạo ASEAN quan ngại sâu sắc diễn biến phức tạp ở Biển Đông  (21/11/2015)
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân thăm Hanoi Creative City  (21/11/2015)
Tổng thống Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí trên biển cho Việt Nam  (21/11/2015)
Chủ tịch nước dự kỷ niệm 75 năm Ngày khởi nghĩa Nam Kỳ ở Long An  (21/11/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển