Hoạt động của thành phố Tam Sa không có cơ sở pháp lý nào
Đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin tờ Nhân dân Nhật Báo của Trung Quốc đưa tin từ ngày 01-10, chính quyền cái gọi là thành phố Tam Sa đã triển khai lắp đặt các thiết bị phát sóng không dây tốc độ cao tại các đảo có người sinh sống, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh: “Việt Nam đã nhiều lần bác bỏ cái gọi là thành phố Tam Sa. Dù dưới bất kỳ hình thức nào hay nhằm mục đích gì thì các hoạt động của cái gọi là thành phố Tam Sa đều không có bất cứ một cơ sở pháp lý nào và không thay đổi được thực tế là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam”.
Phản ứng của Việt Nam về việc vừa qua, tờ báo Diplomat đưa tin Philippines cho rằng Trung Quốc đang gần như thực hiện vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ)) tại Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết mọi hoạt động của các bên tại Biển Đông cần phải tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia liên quan theo luật pháp quốc tế đồng thời phải phù hợp với tinh thần của tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), góp phần vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh an toàn hàng không và hàng hải tại khu vực Biển Đông.
Phản ứng của Việt Nam trước việc tờ New York Times đưa tin về việc Hoa Kỳ đã trao đổi với một số nước ở châu Á về việc đưa tàu vào tuần tra trong phạm vi 12 hải lý của các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng tại Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh: “Chúng ta đều biết rằng Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng đối với khu vực Đông Nam Á cũng như trên thế giới. Các quốc gia trong và ngoài khu vực đều có trách nhiệm đóng góp vào việc duy trì và tăng cường hòa bình, ổn định cũng như an ninh, an toàn tự do hàng hải và hàng không tại khu vực này. Những đóng góp đó phải trên cơ sở nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như nhằm tiến tới sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC)”.
Trước việc vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế 2014 trong đó có đề cập đến tình hình tự do tôn giáo của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:
“Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp, hệ thống pháp luật của Việt Nam và được bảo đảm, tôn trọng trên thực tế.
Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Nhà nước Việt Nam đã và đang thực thi nhiều chính sách và biện pháp cụ thể để bảo đảm người dân được thụ hưởng đầy đủ các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Chính điều này đã tạo nên một đời sống tôn giáo, tín ngưỡng hết sức phong phú, sinh động ở Việt Nam.
Đáng tiếc Báo cáo tự do Tôn giáo quốc tế 2014 của Hoa Kỳ, mặc dù đã ghi nhận những thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực này, vẫn tiếp tục đưa ra một số đánh giá không khách quan, trích dẫn những thông tin sai lệch về Việt Nam”./.
Tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền lập hội  (15/10/2015)
Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Lực lượng vũ trang Quân khu 4  (15/10/2015)
Điện mừng Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nepal  (15/10/2015)
Diễn đàn giảm nghèo - hành động của Việt Nam  (15/10/2015)
Trà Vinh phấn đấu thành tỉnh khá ở đồng bằng sông Cửu Long  (15/10/2015)
Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVI  (15/10/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên