Giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh
TCCSĐT - Mặt trận Tổ quốc là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội và cá nhân tiêu biểu trong các giai tầng xã hội. Để phù hợp với điều kiện hiện nay, đổi mới cả về tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Hà Tĩnh đang là một yêu cầu cần thiết.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Mặt trận từ cấp tỉnh đến cơ sở
Trước thực trạng thiếu hụt đội ngũ cán bộ, Hà Tĩnh xác định sắp xếp, cơ cấu lại cho hợp lý và thiết lập hệ thống vận hành cho khoa học, đồng thời phải xây dựng đội ngũ cộng tác viên làm công tác Mặt trận.
Cán bộ Mặt trận là cán bộ chính trị của tổ chức quần chúng. Vì vậy, cần có những phẩm chất như: nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có bản lĩnh chính trị vững vàng; có khả năng vận dụng đường lối vào thực tiễn công tác Mặt trận. Là cán bộ quần chúng, cán bộ Mặt trận phải có năng lực tiếp cận với các tầng lớp nhân dân, biết lắng nghe tiếng nói của quần chúng; biết khơi dậy và phát huy tính tích cực của quần chúng; có đạo đức, tác phong gương mẫu... Tóm lại, người cán bộ Mặt trận cần hội tụ những phẩm chất, năng lực để làm cầu nối giữa các tầng lớp nhân dân với Đảng và với các cơ quan công quyền.
Để xây dựng được đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao cần có một quá trình gồm rất nhiều công đoạn: tuyển chọn - sắp xếp - đào tạo, bồi dưỡng - sử dụng - chế độ, chính sách... Thực tế , so với yêu cầu và nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ Mặt trận từ tỉnh đến cơ sở ở Hà Tĩnh còn nhiều hạn chế, cần được đào tạo bồi dưỡng theo hướng: Thứ nhất, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn cán bộ Mặt trận có tâm huyết, năng lực, biết cách vận động, thuyết phục các tầng lớp nhân dân. Thứ hai, phải xây dựng tiêu chuẩn cán bộ Mặt trận đáp ứng yêu cầu tuyển dụng và đề bạt vào các chức vụ lãnh đạo các cấp cùng với quy trình cụ thể để tránh xảy ra tiêu cực. Thứ ba, tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ. Thứ tư, đề xuất, kiến nghị với Đảng, Nhà nước thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ Mặt trận các cấp. Thứ năm, công tác cán bộ của Mặt trận không chỉ là việc riêng của Mặt trận mà là việc chung mà Đảng, Nhà nước cần quan tâm.
Công việc của Mặt trận phải tiếp xúc và giải quyết nhiều mối quan hệ rất đa dạng như làm việc với cấp ủy, với cơ quan nhà nước, với nhà sư, linh mục, nhân sỹ, các vị lão thành cách mạng, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Để làm việc có hiệu quả đòi hỏi cán bộ Mặt trận cơ sở ngoài việc nhiệt tình, trách nhiệm cần phải có kiến thức nhất định về các lĩnh vực và am hiểu sâu sắc các đối tượng; có tác phong nói đi đôi với làm, thể hiện được chính sách đoàn kết, biết giữ những nguyên tắc, đồng thời mềm dẻo trong từng công việc cụ thể, biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của các tầng lớp nhân dân bằng thái độ kiên trì, chân thành, thuyết phục, có lý, có tình, nhất là quan tâm giúp đỡ những đối tượng xã hội gặp khó khăn và biết động viên phát huy khả năng và vai trò của họ trong các hoạt động của Mặt trận ở cơ sở.
Trước yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở, Mặt trận Tổ quốc tỉnh cần thực hiện một số vấn đề sau: Khảo sát, đánh giá lại hệ thống chính sách, chế độ đang thực hiện ở cơ sở để tổng hợp, kiến nghị với Đảng, Nhà nước xem xét, điều chỉnh chế độ cho cán bộ, kinh phí hoạt động của Mặt trận cơ sở và khu dân cư; biên soạn và cung cấp giáo trình hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng công tác Mặt trận cho cán bộ cơ sở; tham mưu hình thành ở cấp huyện, thị xã, thành phố tổ tư vấn về dân chủ, pháp luật để hỗ trợ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở khi cần thiết.
Thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội
Giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội là sự phản hồi của xã hội đối với các hoạt động lãnh đạo, quản lý của các cơ quan Đảng và Nhà nước. Để nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc tỉnh cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
- Xây dựng cơ chế về hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng quy chế phối hợp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh với các tổ chức thành viên trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội;
- Phối hợp giữa hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận với hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng cơ chế tự chủ về tổ chức và tài chính để tăng cường tính độc lập của Mặt trận Tổ quốc trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội.
Phát huy vai trò nhân dân làm chủ, từng bước nâng cao văn hóa dân chủ cho nhân dân
Đây là nội dung cốt lõi thể hiện bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Người dân làm chủ toàn diện: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Năng lực làm chủ là điều quan trọng nhất, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội tuyên truyền, vận động mọi người không ngừng nâng cao năng lực làm chủ, xây dựng bản lĩnh làm chủ.
Dân chủ gắn liền với trách nhiệm công dân, kỷ luật, kỷ cương xã hội. Nhân dân làm chủ - phải biết mình làm chủ điều gì, điều đó được thể hiện ở văn bản pháp luật nào, theo cơ chế nào. Hiện nay, Nhà nước ban hành nhiều cơ chế nhân dân làm chủ, nhưng khâu tuyên truyền pháp luật còn rất yếu. Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh phải có trách nhiệm cao hơn nữa trong việc đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với từng người dân. Từng bước nâng cao văn hóa dân chủ cho nhân dân.
Muốn nâng cao văn hóa dân chủ cho nhân dân, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, trên cơ sở tập hợp ý kiến, kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, thể hiện vai trò đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân cần phải thực hiện một số nhiệm vụ sau: Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật để phổ cập pháp luật cơ bản cho công dân, bắt đầu từ bậc học phổ thông, giúp nhân dân nắm vững được quyền và nghĩa vụ cơ bản của mình, biết được nguyên tắc pháp quyền như Nhà nước, công chức chỉ được làm những gì pháp luật cho phép; công dân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm; Mặt trận Tổ quốc tỉnh nên thành lập ban tư vấn hoặc tổ tư vấn pháp luật đặc biệt quan tâm đến việc hỗ trợ pháp lý cho người dân, đặc biệt là những người nghèo để giúp người dân xóa bỏ mặc cảm thiếu tin tưởng vào pháp luật hoặc vượt qua mặc cảm ngại “đụng chạm” đến cơ quan công quyền.
Chú trọng hoạt động tự quản của nhân dân thông qua Ban Công tác Mặt trận
Thực tiễn xây dựng tổ tự quản ở một số địa phương cho thấy, mô hình này có tác dụng thiết thực trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở. Vì vậy, trong thời gian tới, Mặt trận tỉnh nên hướng dẫn cho cơ sở triển khai, thực hiện tốt phương thức hoạt động này.
Cộng đồng dân cư ngày càng đóng vai trò quan trọng, đó là nơi tập hợp các tầng lớp nhân dân, không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, là nơi trực tiếp thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, nơi tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cộng đồng dân cư cũng là địa bàn trọng yếu trong hoạt động của Mặt trận. Vì vậy, Mặt trận cần chú trọng hoạt động ở cộng đồng dân cư. Ban Công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư không phải là một cấp trong hệ thống tổ chức Mặt trận mà là tổ chức tự quản của nhân dân trong cộng đồng dân cư, với chức năng phối hợp, thống nhất hành động với trưởng thôn để thực hiện nhiệm vụ: Trực tiếp vận động nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân, chương trình hành động của Ủy ban Mặt trận các cấp; thu thập, phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân ở khu dân cư với Mặt trận Tổ quốc cấp xã; động viên nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức nhà nước, giám sát thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Nếu thực hiện tốt việc xây dựng tổ tự quản sẽ mang lại tác dụng thiết thực trên nhiều lĩnh vực:
Về chính trị: Nhân dân được trực tiếp tham gia đóng góp ý kiến với Đảng, chính quyền, được tự quyết định các công việc trong nội bộ nhân dân, giám sát các hoạt động của cán bộ, công chức.
Về kinh tế: Nhân dân được trực tiếp bàn bạc dân chủ các việc phát triển sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng, giúp đỡ nhau cùng xóa đói giảm nghèo.
Về an ninh, trật tự: Được bảo đảm, nhiều vụ mâu thuẫn trong nhân dân được giải quyết từ cơ sở. Mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và nhân dân được gắn bó hơn, đoàn kết hơn./.
Thủ tướng: Tập trung hỗ trợ, gỡ khó cho sản xuất, kinh doanh  (30/01/2015)
Ngoại trưởng Nga: Quan hệ Nga - Việt trải qua một chặng đường vẻ vang  (30/01/2015)
Binh chủng Tăng - Thiết giáp phát động thi đua năm 2015  (30/01/2015)
Đại sứ Nguyễn Ngọc Sơn trình quốc thư lên Tổng thống Pháp  (30/01/2015)
Chủ tịch Raul Castro tán thành mối quan hệ hòa bình Cuba - Mỹ  (30/01/2015)
FAO: Chính sách phát triển các nước làm ảnh hưởng tới nghề cá  (30/01/2015)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay