Lý do để Nga đưa ra Học thuyết quân sự mới
14:08, ngày 08-01-2015
TCCSĐT - Ngày 26-12-2014, Tổng thống V.Pu-tin đã ký sắc lệnh phê chuẩn Học thuyết quân sự mới của Liên bang Nga. Văn kiện dài 29 trang với 58 điều đã chỉ ra 03 mối đe dọa mới đối với nước Nga, trong đó Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được xem là mối đe dọa cơ bản nhất. Tuy nhiên, học thuyết mới này vẫn mang tính chất phòng thủ khi nhấn mạnh Nga chỉ buộc phải sử dụng sức mạnh quân sự khi không còn giải pháp ngoại giao.
Từ bài học hướng Tây…
Sau khi các nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, khối Vác-xa-va tan rã, NATO không còn lý do để tồn tại, thế nhưng tổ chức này không những không bị giải thể mà còn được tăng cường và mở rộng về phía Đông. Không chỉ dừng lại ở đó, NATO còn tiến công quân sự cả ở những khu vực không nằm trong khuôn khổ lợi ích của Khối này như Nam Tư, I-rắc, Áp-ga-ni-xtan, Li-bi…
Mặt khác, khi Liên bang Nga tuyên bố độc lập (năm 1991), xứ sở Bạch Dương đã dành thời gian “thân thiện” với phương Tây, chấp nhận “sân sau” bị chia năm sẻ bảy, với các quốc gia độc lập gia nhập EU, NATO suốt vài thập kỷ. Hơn thế, Mát-xcơ-va còn tham gia Hội đồng Nga - NATO, dự định tham gia EU và bỏ phiếu trắng tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm tạo cơ hội cho phương Tây hành động quân sự tại Li-bi…
Trong khi đó, Mỹ với tuyên bố của Tổng thống B. Ô-ba-ma (năm 2009) chấp nhận một thế giới đa cực, nhưng trên thực tế họ vẫn theo đuổi vai trò lãnh đạo thế giới. Nếu lùi về quá khứ, xét từ thời chính quyền của Tổng thống Bin Clin-tơn, phương Tây đã liên tục gia tăng ảnh hưởng cả về quân sự, chính trị và kinh tế tại các nước thuộc Liên Xô cũ.
Với chiến lược “Đông tiến” của NATO, phương Tây đã lôi kéo các nước thuộc không gian hậu Xô-viết gia nhập NATO và thiết lập Hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược châu Âu (NMD) ngay trước cửa ngõ của Liên bang Nga, khiến Mát-xcơ-va ngày càng cảm thấy mình bị đe dọa. Mỹ còn từng bước can thiệp sâu hơn vào nội tình của Nga thông qua các tổ chức phi chính phủ do Mỹ tài trợ với chiêu bài “thúc đẩy dân chủ”.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, chiến tranh lạnh kết thúc, cả Oa-sinh-tơn và Mát-xcơ-va đều tuyên bố sẽ mở ra một kỷ nguyên mới của “tình hữu nghị và quan hệ đối tác chiến lược”. Vậy mà giờ đây, chính quyền Mỹ và phương Tây lại tập trung đổ lỗi cho Tổng thống Nga V.Putin và cho rằng, việc ông V. Pu-tin duy trì chính sách đối ngoại “chủ nghĩa đế quốc Liên Xô” đã phá hỏng quan hệ đối tác giữa Mỹ và Nga được thiết lập vào những năm 1990 bởi hai nhà lãnh đạo Bin Clin-tơn và Bô-rít En-xin (Boris Yeltsin).
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, việc đổ lỗi cho Nga là không thỏa đáng. Bởi trong chiến lược “Đông tiến” của NATO, thông qua các cuộc “cách mạng màu”, phương Tây đã "nuốt" gần trọn các nước thuộc sân sau của Nga và giờ đây nước Nga không còn chỗ để lùi. Vì thế, ngay trong bài diễn văn tại buổi lễ công bố sáp nhập Crưm (Crimea) vào Nga ngày 18-3-2014, Tổng thống Nga V. Pu-tin đã nhận định, họ đã tìm cách dồn chúng ta vào chân tường, đã nói dối chúng ta nhiều lần và vấn đề U-crai-na đã vượt quá giới hạn, đồng thời, ông cũng đưa ra cảnh báo rằng mọi thứ đều có giới hạn của nó.
Mối quan hệ giữa Nga và NATO đang rơi vào một cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất từ trước đến nay kể từ khi cuộc khủng hoảng ở U-crai-na bùng phát. Sau khi Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crưm, NATO đã tuyên bố cắt đứt mối quan hệ với Mát-xcơ-va và nay lại tiếp tục cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình ở miền Đông U-crai-na. Bất chấp việc Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc trên, NATO vẫn đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của mình tại các quốc gia nằm sát biên giới với Nga.
Đến việc nhận ra hiểm họa…
Học thuyết quân sự mới của Nga được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang vì cuộc khủng hoảng ở U-crai-na. Học thuyết này phản ánh sự sẵn sàng của điện Crem-lin trong việc áp dụng một lập trường cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn đối với nỗ lực của liên minh phương Tây do Mỹ dẫn đầu trong việc cô lập và làm suy yếu nước Nga.
Thông qua Học thuyết quân sự mới, Nga xác định NATO là mối đe dọa quân sự số 1 của quốc gia này, đồng thời nâng cao khả năng sử dụng vũ khí thông thường, chính xác ở quy mô rộng hơn nhằm ngăn chặn sự gây hấn, xâm lược của thế lực nước ngoài.
Học thuyết quân sự mới vẫn giữ nguyên các nội dung liên quan đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân của phiên bản năm 2010. Theo đó, Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để trả đũa cho việc các nước sử dụng vũ khí hạt nhân hay các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác nhằm vào Nga hoặc các đồng minh của Nga cũng như trong trường hợp có cuộc xâm lược liên quan đến vũ khí thông thường nhưng lại “đe dọa sự tồn tại” của nước Nga.
Các mối đe dọa được Học thuyết quân sự mới của Nga xác định bao gồm: (1) NATO mở rộng tiềm năng sức mạnh, sự xích lại của cơ sở hạ tầng quân sự NATO sát biên giới Liên bang Nga, trong đó có việc tiếp tục mở rộng khối này. (2) Triển khai binh sĩ nước ngoài trên lãnh thổ các nước có chung biên giới với Liên bang Nga. (3) Hình thành và triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược (NMD), hủy hoại sự ổn định trên toàn cầu, thực thi khái niệm “tấn công toàn cầu tức thì”, và ý định đưa vũ khí lên vũ trụ.
Hội đồng An ninh Nga cho biết, các hiểm họa mới đối với nước này xuất hiện trong tình hình tại U-crai-na và xung quanh nước này, cũng như các sự kiện tại châu Phi, Xy-ri, I-rắc và Áp-ga-ni-xtan…
Cũng giống như các phiên bản trước đây, học thuyết quân sự mới lần này vẫn xác định bản chất phòng thủ, nghĩa là sức mạnh quân sự của Nga chỉ được sử dụng khi hoàn toàn không còn các khả năng hoặc biện pháp nào khác. Tuy nhiên, điều mới hơn trong học thuyết quân sự của Nga lần này là đưa nhiệm vụ bảo vệ lợi ích quốc gia ở Bắc cực trở thành ưu tiên của quân đội trong thời bình.
Và răn đe phi hạt nhân…
Lần đầu tiên học thuyết quân sự mới của Nga quy định, họ có thể sử dụng vũ khí chính xác “như một phần của các biện pháp răn đe chiến lược” bao gồm: tên lửa đất đối đất, tên lửa hành trình được phóng đi từ tàu ngầm hay trên không, bom điều khiển và pháo binh…
Nga khẳng định không chỉ có khả năng răn đe hạt nhân hàng đầu thế giới mà Mát-xcơ-va còn đang phát triển mạnh mẽ kho vũ khí thông thường có độ chính xác cao. Nga đang tăng cường hiện đại hóa quân sự, mua sắm một số lượng lớn vũ khí mới và đẩy mạnh các cuộc tập trận quân sự, cũng như gia tăng hoạt động tuần tra trên không ở vùng Ban-tích (Baltics).
Trên thực tế, Nga đã từng phô trương sức mạnh quân sự bằng việc đưa tên lửa tối tân Iskander đến khu vực Ca-li-nin-grát (Kaliningrad) nằm áp sát biên giới với hai nước thành viên NATO là Ba Lan và Lít-va. Được biết, tên lửa Iskander của Nga có thể đánh trúng các mục tiêu ở cách xa 480km với độ chính xác rất cao. Tên lửa này có thể gắn đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân (trong trường hợp Nga thấy cần thiết).
Ngày 26-12-2014, cùng với việc cho công bố bản Học thuyết quân sự mới, Nga cũng đã thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars từ khu phóng Plesetsk nằm ở phía Tây Bắc của Nga. Như vậy, lần đầu tiên trong học thuyết quân sự của mình, Nga đã đề cập tới khả năng “răn đe phi hạt nhân” để đối phó với khái niệm “quyền lực mềm” của Mỹ. Và trong số các hiểm họa mới, học thuyết cũng đề cập tới các rủi ro tác động của thông tin có hại tới dân chúng.
Phản ứng lại học thuyết quân sự mới của Nga, người phát ngôn của NATO bà Oa-na Lun-ghe-xcu (Oana Lungescu) “thanh minh” rằng: các biện pháp mà NATO tiến hành nhằm bảo đảm an toàn cho các nước thành viên NATO là hoàn toàn có tính chất phòng thủ, tương xứng và phù hợp với luật pháp quốc tế. Do đó, NATO không gây ra mối đe dọa nào cho Nga hay bất kỳ quốc gia nào.
Mặc dù, Nhà Trắng cho biết, sẽ xem xét học thuyết quân sự mới của Nga và sẵn sàng hợp tác để ngăn chặn xung đột, tuy nhiên, giới phân tích quốc tế cho rằng, với việc công bố học thuyết quân sự mới của Nga nhằm đáp lại chiến lược “Đông tiến” của NATO, mối quan hệ Đông - Tây đã bị đẩy lên mức căng thẳng và phức tạp nhất, kể từ khi bức tường Béc-lin sụp đổ./.
Sau khi các nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, khối Vác-xa-va tan rã, NATO không còn lý do để tồn tại, thế nhưng tổ chức này không những không bị giải thể mà còn được tăng cường và mở rộng về phía Đông. Không chỉ dừng lại ở đó, NATO còn tiến công quân sự cả ở những khu vực không nằm trong khuôn khổ lợi ích của Khối này như Nam Tư, I-rắc, Áp-ga-ni-xtan, Li-bi…
Mặt khác, khi Liên bang Nga tuyên bố độc lập (năm 1991), xứ sở Bạch Dương đã dành thời gian “thân thiện” với phương Tây, chấp nhận “sân sau” bị chia năm sẻ bảy, với các quốc gia độc lập gia nhập EU, NATO suốt vài thập kỷ. Hơn thế, Mát-xcơ-va còn tham gia Hội đồng Nga - NATO, dự định tham gia EU và bỏ phiếu trắng tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm tạo cơ hội cho phương Tây hành động quân sự tại Li-bi…
Trong khi đó, Mỹ với tuyên bố của Tổng thống B. Ô-ba-ma (năm 2009) chấp nhận một thế giới đa cực, nhưng trên thực tế họ vẫn theo đuổi vai trò lãnh đạo thế giới. Nếu lùi về quá khứ, xét từ thời chính quyền của Tổng thống Bin Clin-tơn, phương Tây đã liên tục gia tăng ảnh hưởng cả về quân sự, chính trị và kinh tế tại các nước thuộc Liên Xô cũ.
Với chiến lược “Đông tiến” của NATO, phương Tây đã lôi kéo các nước thuộc không gian hậu Xô-viết gia nhập NATO và thiết lập Hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược châu Âu (NMD) ngay trước cửa ngõ của Liên bang Nga, khiến Mát-xcơ-va ngày càng cảm thấy mình bị đe dọa. Mỹ còn từng bước can thiệp sâu hơn vào nội tình của Nga thông qua các tổ chức phi chính phủ do Mỹ tài trợ với chiêu bài “thúc đẩy dân chủ”.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, chiến tranh lạnh kết thúc, cả Oa-sinh-tơn và Mát-xcơ-va đều tuyên bố sẽ mở ra một kỷ nguyên mới của “tình hữu nghị và quan hệ đối tác chiến lược”. Vậy mà giờ đây, chính quyền Mỹ và phương Tây lại tập trung đổ lỗi cho Tổng thống Nga V.Putin và cho rằng, việc ông V. Pu-tin duy trì chính sách đối ngoại “chủ nghĩa đế quốc Liên Xô” đã phá hỏng quan hệ đối tác giữa Mỹ và Nga được thiết lập vào những năm 1990 bởi hai nhà lãnh đạo Bin Clin-tơn và Bô-rít En-xin (Boris Yeltsin).
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, việc đổ lỗi cho Nga là không thỏa đáng. Bởi trong chiến lược “Đông tiến” của NATO, thông qua các cuộc “cách mạng màu”, phương Tây đã "nuốt" gần trọn các nước thuộc sân sau của Nga và giờ đây nước Nga không còn chỗ để lùi. Vì thế, ngay trong bài diễn văn tại buổi lễ công bố sáp nhập Crưm (Crimea) vào Nga ngày 18-3-2014, Tổng thống Nga V. Pu-tin đã nhận định, họ đã tìm cách dồn chúng ta vào chân tường, đã nói dối chúng ta nhiều lần và vấn đề U-crai-na đã vượt quá giới hạn, đồng thời, ông cũng đưa ra cảnh báo rằng mọi thứ đều có giới hạn của nó.
Mối quan hệ giữa Nga và NATO đang rơi vào một cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất từ trước đến nay kể từ khi cuộc khủng hoảng ở U-crai-na bùng phát. Sau khi Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crưm, NATO đã tuyên bố cắt đứt mối quan hệ với Mát-xcơ-va và nay lại tiếp tục cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình ở miền Đông U-crai-na. Bất chấp việc Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc trên, NATO vẫn đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của mình tại các quốc gia nằm sát biên giới với Nga.
Đến việc nhận ra hiểm họa…
Học thuyết quân sự mới của Nga được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang vì cuộc khủng hoảng ở U-crai-na. Học thuyết này phản ánh sự sẵn sàng của điện Crem-lin trong việc áp dụng một lập trường cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn đối với nỗ lực của liên minh phương Tây do Mỹ dẫn đầu trong việc cô lập và làm suy yếu nước Nga.
Thông qua Học thuyết quân sự mới, Nga xác định NATO là mối đe dọa quân sự số 1 của quốc gia này, đồng thời nâng cao khả năng sử dụng vũ khí thông thường, chính xác ở quy mô rộng hơn nhằm ngăn chặn sự gây hấn, xâm lược của thế lực nước ngoài.
Học thuyết quân sự mới vẫn giữ nguyên các nội dung liên quan đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân của phiên bản năm 2010. Theo đó, Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để trả đũa cho việc các nước sử dụng vũ khí hạt nhân hay các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác nhằm vào Nga hoặc các đồng minh của Nga cũng như trong trường hợp có cuộc xâm lược liên quan đến vũ khí thông thường nhưng lại “đe dọa sự tồn tại” của nước Nga.
Các mối đe dọa được Học thuyết quân sự mới của Nga xác định bao gồm: (1) NATO mở rộng tiềm năng sức mạnh, sự xích lại của cơ sở hạ tầng quân sự NATO sát biên giới Liên bang Nga, trong đó có việc tiếp tục mở rộng khối này. (2) Triển khai binh sĩ nước ngoài trên lãnh thổ các nước có chung biên giới với Liên bang Nga. (3) Hình thành và triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược (NMD), hủy hoại sự ổn định trên toàn cầu, thực thi khái niệm “tấn công toàn cầu tức thì”, và ý định đưa vũ khí lên vũ trụ.
Hội đồng An ninh Nga cho biết, các hiểm họa mới đối với nước này xuất hiện trong tình hình tại U-crai-na và xung quanh nước này, cũng như các sự kiện tại châu Phi, Xy-ri, I-rắc và Áp-ga-ni-xtan…
Cũng giống như các phiên bản trước đây, học thuyết quân sự mới lần này vẫn xác định bản chất phòng thủ, nghĩa là sức mạnh quân sự của Nga chỉ được sử dụng khi hoàn toàn không còn các khả năng hoặc biện pháp nào khác. Tuy nhiên, điều mới hơn trong học thuyết quân sự của Nga lần này là đưa nhiệm vụ bảo vệ lợi ích quốc gia ở Bắc cực trở thành ưu tiên của quân đội trong thời bình.
Và răn đe phi hạt nhân…
Lần đầu tiên học thuyết quân sự mới của Nga quy định, họ có thể sử dụng vũ khí chính xác “như một phần của các biện pháp răn đe chiến lược” bao gồm: tên lửa đất đối đất, tên lửa hành trình được phóng đi từ tàu ngầm hay trên không, bom điều khiển và pháo binh…
Nga khẳng định không chỉ có khả năng răn đe hạt nhân hàng đầu thế giới mà Mát-xcơ-va còn đang phát triển mạnh mẽ kho vũ khí thông thường có độ chính xác cao. Nga đang tăng cường hiện đại hóa quân sự, mua sắm một số lượng lớn vũ khí mới và đẩy mạnh các cuộc tập trận quân sự, cũng như gia tăng hoạt động tuần tra trên không ở vùng Ban-tích (Baltics).
Trên thực tế, Nga đã từng phô trương sức mạnh quân sự bằng việc đưa tên lửa tối tân Iskander đến khu vực Ca-li-nin-grát (Kaliningrad) nằm áp sát biên giới với hai nước thành viên NATO là Ba Lan và Lít-va. Được biết, tên lửa Iskander của Nga có thể đánh trúng các mục tiêu ở cách xa 480km với độ chính xác rất cao. Tên lửa này có thể gắn đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân (trong trường hợp Nga thấy cần thiết).
Ngày 26-12-2014, cùng với việc cho công bố bản Học thuyết quân sự mới, Nga cũng đã thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars từ khu phóng Plesetsk nằm ở phía Tây Bắc của Nga. Như vậy, lần đầu tiên trong học thuyết quân sự của mình, Nga đã đề cập tới khả năng “răn đe phi hạt nhân” để đối phó với khái niệm “quyền lực mềm” của Mỹ. Và trong số các hiểm họa mới, học thuyết cũng đề cập tới các rủi ro tác động của thông tin có hại tới dân chúng.
Phản ứng lại học thuyết quân sự mới của Nga, người phát ngôn của NATO bà Oa-na Lun-ghe-xcu (Oana Lungescu) “thanh minh” rằng: các biện pháp mà NATO tiến hành nhằm bảo đảm an toàn cho các nước thành viên NATO là hoàn toàn có tính chất phòng thủ, tương xứng và phù hợp với luật pháp quốc tế. Do đó, NATO không gây ra mối đe dọa nào cho Nga hay bất kỳ quốc gia nào.
Mặc dù, Nhà Trắng cho biết, sẽ xem xét học thuyết quân sự mới của Nga và sẵn sàng hợp tác để ngăn chặn xung đột, tuy nhiên, giới phân tích quốc tế cho rằng, với việc công bố học thuyết quân sự mới của Nga nhằm đáp lại chiến lược “Đông tiến” của NATO, mối quan hệ Đông - Tây đã bị đẩy lên mức căng thẳng và phức tạp nhất, kể từ khi bức tường Béc-lin sụp đổ./.
Khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới  (08/01/2015)
Khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới  (08/01/2015)
Đà Bắc: Hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi  (07/01/2015)
Đà Bắc: Hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi  (07/01/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên