Khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới
TCCSĐT - Chương trình Mục tiêu quốc gia về Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 là chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng. Theo đó, việc hỗ trợ của Chính phủ cho nông dân và nông thôn thông qua các hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là một trong những giải pháp quan trọng.
Ngày 05-1-2012, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 27/QĐ-TTg, phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát là Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình và qua 3 năm triển khai (từ năm 2012, sau khi có Quyết định 27 cho đến nay), Chương trình xác định được các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thiết thực nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách trong thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam; thực thi một số nhiệm vụ ưu tiên, bước đầu kịp thời phục vụ Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới.
Triển khai nhiệm vụ khoa học - công nghệ
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của Chương trình theo Quyết định số 27 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án tái cơ cấu ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đáp ứng các vấn đề cấp bách trong Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn hiện nay, từ các đề xuất của các tổ chức và cá nhân, Chương trình lựa chọn trên 100 nhiệm vụ cho giai đoạn 2012 - 2015, trong đó có 22 nhiệm vụ đã được thực hiện từ năm 2012, 14 nhiệm vụ đã được phê duyệt, chuẩn bị triển khai thực hiện; nhiều nhiệm vụ khác đang được thẩm định phê duyệt.
Đáng chú ý là các đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam; nghiên cứu đề xuất chính sách, giải pháp tích tụ, tập trung đất nhằm thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn; nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng khoa học vào nông nghiệp, nông thôn; nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội và vai trò chủ thể của nông dân ở nông thôn; nghiên cứu các chính sách và giải pháp bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống trong nông thôn; nghiên cứu về môi trường sinh thái nông thôn... lần đầu tiên được nghiên cứu phục vụ xây dựng nông thôn mới ở nước ta.
Các mô hình ứng dụng đồng bộ, tổng hợp tiến bộ kỹ thuật nông - lâm - thủy sản, có liên kết sản xuất và vốn đối ứng của doanh nghiệp, với mục tiêu hỗ trợ các xã điểm đạt chuẩn 19 tiêu chí nông thôn mới đang được triển khai trên cả nước.
Một số kết quả nghiên cứu khoa học - công nghệ nổi bật của Chương trình
Sau 3 năm thực hiện, đến nay có 4 nhiệm vụ cấp bách, được giao trực tiếp, được nghiệm thu và 18 nhiệm vụ khác đang triển khai thực hiện. Từ kết quả nổi bật qua các đề tài nghiên cứu khoa học - công nghệ phục vụ Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, bước đầu ghi nhận mấy vấn đề nổi bật:
Thứ nhất, đề xuất bổ sung, hoàn thiện lý luận, cơ chế, chính sách xây dựng nông thôn mới phục vụ kịp thời cho công tác tổng kết 5 năm xây dựng nông thôn mới của Ban Bí thư và góp phần vào việc tổng kết lý luận và thực tiễn sau 30 năm đổi mới.
Các kiến nghị và giải pháp chính sách áp dụng khoa học - công nghệ trong nông nghiệp cho người nông dân sát với thực tế, có tính khả thi cao. Trên cơ sở nắm chắc thực trạng các hình thức tổ chức sản xuất (các chủ thể) và các hình thức liên kết sản xuất - kinh doanh trong nông nghiệp, các vấn đề chung quanh đổi mới thể chế chính trị, đề xuất giải pháp đổi mới và hoàn thiện thể chế phát triển nông nghiệp (các hình thức tổ chức sản xuất); hoạch định các giải pháp hoàn thiện và phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị. Đồng thời, đề xuất những giải pháp về mặt chính sách để đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa nông thôn giàu bản sắc dân tộc và giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc; các giải pháp chính sách liên quan tới quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn; nhất là các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lực cho phát triển nông nghiệp và nông thôn; thúc đẩy nhanh và hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo nông thôn; cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng dụng khoa học và công nghệ vào nông nghiệp - nông thôn; tiếp tục đổi mới và hoàn thiện thể chế phát triển nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Thứ hai, đề xuất các giải pháp khoa học - công nghệ xây dựng nông thôn mới.
- Các giải pháp ứng dụng khoa học - công nghệ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn gồm: thủy lợi, giao thông, cấp nước sinh hoạt phục vụ xây dựng nông thôn mới; xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng, kết hợp giao thông nông thôn phục vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp; xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
- Các giải pháp khoa học - công nghệ phát triển sản xuất nông nghiệp gồm: Ứng dụng đồng bộ các giải pháp khoa học - công nghệ chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao vùng đồng bằng sông Hồng; nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, chủ yếu tập trung vào chuyển đổi sang các giống lúa chất lượng có hiệu quả cao, liên kết sản xuất trên cánh đồng mẫu lớn và liên kết doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm; quy trình công nghệ canh tác lúa cải tiến nhằm tiết kiệm nước, tăng thu nhập cho nông dân và giảm phát thải khí nhà kính; xác định được các hệ thống cây trồng xen canh có hiệu quả và một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt thích hợp phục vụ xây dựng nông thôn mới ở vùng miền núi phía Bắc.
Thứ ba, tăng cường hợp tác quốc tế, xây dựng nông thôn mới.
Để trao đổi kinh nghiệm quốc tế và tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các chính phủ và tổ chức nước ngoài, Chương trình sẽ phối hợp với FAO tổ chức “Diễn đàn Khoa học - công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới”, tại Hà Nội vào cuối năm 2014. Mục đích của diễn đàn: Phổ cập công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới; tiêu chuẩn lựa chọn công nghệ để nông dân tiếp cận và tự nguyện áp dụng; hỗ trợ xây dựng một số dự án thúc đẩy chuyển giao công nghệ theo tổ chức công - tư (xã hội hóa).
Chương trình đang phối hợp với Ban Quản lý Trung ương các dự án thủy lợi (CPO) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai chương trình nông nghiệp có tưới - nông nghiệp thông minh với 28 mô hình tại 7 tỉnh thành, kinh phí do Ngân hàng Thế giới tài trợ (WB7); phối hợp với Tập đoàn Phát triển nông thôn Hàn Quốc (KRC) xây dựng “Mô hình làng du lịch nông thôn mới Việt Nam”, dự kiến tại một số xã ở huyện Đông Anh - Hà Nội và huyện Tứ Kỳ - Hải Dương; định hướng xây dựng mô hình bảo tồn bản sắc văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực truyền thống của làng quê thuần Việt trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam; là nơi có thể tổ chức tham quan du lịch cho du khách trong và ngoài nước.
Thực hiện kế hoạch năm 2014 - 2015, Ban Chủ nhiệm Chương trình sẽ triển khai hàng loạt mô hình ứng dụng khoa học - công nghệ nhằm nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, tăng cường kết cấu hạ tầng thủy lợi giao thông, cải thiện môi trường cho xã điểm nông thôn mới theo đề xuất của các địa phương trên phạm vi cả nước./.
Đà Bắc: Hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi  (07/01/2015)
Đà Bắc: Hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi  (07/01/2015)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ  (07/01/2015)
Trung Quốc ngang nhiên lập ban vũ trang ở Hoàng Sa của Việt Nam  (07/01/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên