Gặp người lính tham gia bắt sống tướng de Castries
Đã 60 năm trôi qua, nhưng có lẽ ông Đàm Sính ở tổ 22, phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, một trong những người tham gia bắt sống tướng de Castries, vẫn vẹn nguyên những ký ức không thể nào quên về một trận chiến ác liệt, gian khổ mà oai hùng.
Năm nay bước sang tuổi 80, nhưng khi gặp và nghe chúng tôi hỏi chuyện, những ký ức hào hùng của một thời máu lửa lại hiện về trong tâm trí ông.
Ông Sính nói trong cuộc đời người lính, tôi may mắn và vinh dự được chứng kiến và tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, trực tiếp vào hầm bắt sống tướng de Castries và các sỹ quan cao cấp của Pháp tại cứ điểm Điện Biên Phủ. Nhưng để có được chiến công, phải nói đến công sức và sự hy sinh của biết bao chiến sỹ, đồng đội và của cả dân tộc.
Ông Sính kể, năm 1954, vì biết tiếng Pháp nên ông được Cục Địch vận cử tham gia bắt sống và áp giải tướng de Castries từ Yên Bái về Tuyên Quang. Khi tướng de Castries bị áp giải qua thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa, lúc đó người dân thị trấn Vĩnh Lộc đổ ra xem rất đông.
Sau đó, tướng de Castries được giam giữ riêng tại xã Thổ Bình, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Còn các sỹ quan cao cấp khác của Pháp được giam ở xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
Ngoài ra, ông còn dẫn phóng viên nhiếp ảnh thời sự người Nga đến quay cảnh tù binh Pháp tại trại Bình Xa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Sau này tướng de Castries được trao trả cho Pháp ở cầu Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Ông Đàm Sính, sinh năm 1935, tên thật là Đàm Nhí (thường gọi là Nhỏ), trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng.
Năm 1946, dù mới 11 tuổi, ông đã được đồng chí Chu Đốc - Cục trưởng Cục Bảo vệ giao cho đi trinh sát vụ án Ôn Như Hầu. Hàng ngày, ông đi bán lạc rang để thực hiện nhiệm vụ.
Đến năm 1950, ông trở lại Tuyên Quang để tiếp tục học tập. Do biết tiếng Pháp, nên ông được bổ sung vào Cục Địch vận, tại đây ông tiếp tục học tiếng Pháp và được tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Không chỉ là người lính dũng cảm trong thời chiến, ông còn là người cựu chiến binh hết lòng vì đồng đội trong thời bình.
Sau khi nghỉ hưu, năm 1998, ông đã thành lập Ban liên lạc cựu chiến binh Điện Biên Phủ tại Tuyên Quang và làm Trưởng ban liên lạc suốt 10 năm.
Trở lại với cuộc sống đời thường, ông Sính cũng như những người lính năm xưa trong Ban liên lạc cựu chiến binh Điện Biên Phủ tại Tuyên Quang, vẫn phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ, tích cực tham gia xây dựng chính quyền tại địa phương, giáo dục con, cháu trở thành người có ích cho xã hội, góp sức xây dựng và bảo vệ đất nước./.
Việt Nam thực hiện tốt biện pháp bảo vệ phụ nữ di cư  (21/04/2014)
Họp báo nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Nam Phi tự do  (21/04/2014)
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh tiếp Bộ trưởng Bộ Văn hóa Trung Quốc  (21/04/2014)
Sửa đổi các quy định thi hành án dân sự không phù hợp  (21/04/2014)
Điểm nhấn quan trọng trong thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ở Lào Cai  (21/04/2014)
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói về con số 34 nghìn tỷ đồng  (20/04/2014)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay