Khai mạc Diễn đàn khu vực về hợp tác kinh tế Pháp ngữ
22:18, ngày 03-04-2014
Sáng 03-4-2014, Diễn đàn khu vực về hợp tác kinh tế Pháp ngữ do Tổ chức quốc tế Pháp ngữ và Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp tổ chức đã khai mạc tại Hà Nội.
Tham dự diễn đàn có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc; Đại diện khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ bà Anissa Barrak; đại diện các Đại sứ quán, các Tổ chức quốc tế, đại diện Mạng lưới các cơ quan, thể chế quốc gia phụ trách Pháp ngữ; đại diện các bộ, ngành, địa phương Việt Nam cùng giới doanh nghiệp và học giả...
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc cho rằng, diễn đàn góp phần hữu ích xây dựng Chiến lược kinh tế Pháp ngữ từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương, một trong những khu vực năng động nhất về kinh tế hiện nay.
Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hợp tác kinh tế giữa các quốc gia trong giai đoạn hiện nay, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc cho biết, với 77 quốc gia và chính phủ thành viên, dân số trên 800 triệu người, Cộng đồng Pháp ngữ không chỉ là một tập hợp lực lượng quan trọng trong các vấn đề quốc tế, trong đó có kinh tế mà còn là một cộng đồng dân cư đông đảo đang đối diện với nhiều thách thức, khó khăn.
Thứ trưởng Hà Kim Ngọc và bà Anissa Barrak, Đại diện khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ cho biết, nhận thức được điều đó, vấn đề hợp tác kinh tế đã được các nhà lãnh đạo Pháp ngữ sớm xác định là một trong những lĩnh vực ưu tiên và đã khẳng định trong bản Hiến chương đầu tiên được thông qua tại Hà Nội năm 1997 là: "Bằng sự phát triển và thịnh vượng kinh tế của các quốc gia Pháp ngữ mà Cộng đồng Pháp ngữ khẳng định mình trên thế giới."
Bà Anissa Barrak điểm lại những hoạt động hợp tác trong Cộng đồng ngày càng được mở rộng như công tác giảng dạy tiếng Pháp, tăng cường nghiên cứu khoa học, tăng cường năng lực tư pháp, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm cho thanh niên; tăng hợp tác giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực gỗ, lương thực, ngân hàng...
Bà Anissa Barrak cũng đánh giá cao khu vực kinh tế năng động ASEAN trong hợp tác kinh tế quốc tế, trong đó 4 quốc gia (Campuchia, Lào, Việt Nam, Thái Lan) đang là thành viên của Cộng đồng Pháp ngữ.
Thứ trưởng Hà Kim Ngọc và bà Anissa Barrak tin tưởng, các đại biểu tham dự Diễn đàn sẽ có những đóng góp, đánh giá, đề xuất để cùng đưa ra các kiến nghị cụ thể, xác đáng cho việc xây dựng Chiến lược kinh tế Pháp ngữ nói riêng và cho hợp tác kinh tế trong không gian Pháp ngữ nói chung.
Các đại biểu đến từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ có những đề xuất thể hiện các đặc thù của khu vực, để cùng đóng góp với các khu vực khác làm cho Chiến lược kinh tế Pháp ngữ trở nên toàn diện, đầy đủ hơn.
Diễn đàn khu vực về hợp tác kinh tế Pháp ngữ diễn ra trong hai ngày, với 04 phiên họp với các chủ đề "Vì một Chiến lược kinh tế Pháp ngữ hiệu quả và toàn diện"; "Đặc thù của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tác động đối với Chiến lược kinh tế Pháp ngữ"; "Chia sẻ kinh nghiệm về hợp tác kinh tế: Các đề xuất cho Chiến lược kinh tế Pháp ngữ" và phiên bế mạc./.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc cho rằng, diễn đàn góp phần hữu ích xây dựng Chiến lược kinh tế Pháp ngữ từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương, một trong những khu vực năng động nhất về kinh tế hiện nay.
Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hợp tác kinh tế giữa các quốc gia trong giai đoạn hiện nay, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc cho biết, với 77 quốc gia và chính phủ thành viên, dân số trên 800 triệu người, Cộng đồng Pháp ngữ không chỉ là một tập hợp lực lượng quan trọng trong các vấn đề quốc tế, trong đó có kinh tế mà còn là một cộng đồng dân cư đông đảo đang đối diện với nhiều thách thức, khó khăn.
Thứ trưởng Hà Kim Ngọc và bà Anissa Barrak, Đại diện khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ cho biết, nhận thức được điều đó, vấn đề hợp tác kinh tế đã được các nhà lãnh đạo Pháp ngữ sớm xác định là một trong những lĩnh vực ưu tiên và đã khẳng định trong bản Hiến chương đầu tiên được thông qua tại Hà Nội năm 1997 là: "Bằng sự phát triển và thịnh vượng kinh tế của các quốc gia Pháp ngữ mà Cộng đồng Pháp ngữ khẳng định mình trên thế giới."
Bà Anissa Barrak điểm lại những hoạt động hợp tác trong Cộng đồng ngày càng được mở rộng như công tác giảng dạy tiếng Pháp, tăng cường nghiên cứu khoa học, tăng cường năng lực tư pháp, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm cho thanh niên; tăng hợp tác giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực gỗ, lương thực, ngân hàng...
Bà Anissa Barrak cũng đánh giá cao khu vực kinh tế năng động ASEAN trong hợp tác kinh tế quốc tế, trong đó 4 quốc gia (Campuchia, Lào, Việt Nam, Thái Lan) đang là thành viên của Cộng đồng Pháp ngữ.
Thứ trưởng Hà Kim Ngọc và bà Anissa Barrak tin tưởng, các đại biểu tham dự Diễn đàn sẽ có những đóng góp, đánh giá, đề xuất để cùng đưa ra các kiến nghị cụ thể, xác đáng cho việc xây dựng Chiến lược kinh tế Pháp ngữ nói riêng và cho hợp tác kinh tế trong không gian Pháp ngữ nói chung.
Các đại biểu đến từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ có những đề xuất thể hiện các đặc thù của khu vực, để cùng đóng góp với các khu vực khác làm cho Chiến lược kinh tế Pháp ngữ trở nên toàn diện, đầy đủ hơn.
Diễn đàn khu vực về hợp tác kinh tế Pháp ngữ diễn ra trong hai ngày, với 04 phiên họp với các chủ đề "Vì một Chiến lược kinh tế Pháp ngữ hiệu quả và toàn diện"; "Đặc thù của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tác động đối với Chiến lược kinh tế Pháp ngữ"; "Chia sẻ kinh nghiệm về hợp tác kinh tế: Các đề xuất cho Chiến lược kinh tế Pháp ngữ" và phiên bế mạc./.
Rượu vào, lời ra  (03/04/2014)
Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc gắn kết hiệu quả trên nhiều lĩnh vực  (03/04/2014)
Làm sâu sắc thêm quan hệ giữa Việt Nam và Malaysia  (03/04/2014)
Khi phụ nữ học tập và làm theo gương Bác  (02/04/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên