Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm việc với Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc
22:12, ngày 03-04-2014
Ngày 03-4-2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm và làm việc với Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, để nghe báo cáo về tình hình triển khai dự án Đại học Việt - Nhật theo cam kết hợp tác giữa Chính phủ hai nước, đã được thỏa thuận trong chuyến thăm của Chủ tịch nước đến Nhật Bản.
Cùng dự buổi làm việc có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, thành phố Hà Nội.
Với chức năng quy hoạch, xây dựng các công trình có chức năng giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, Khu công nghệ cao Hòa Lạc có diện tích 1.586 ha dành cho các trường Đại học. Đến nay, đã có 70 dự án trên các lĩnh vực: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, linh kiện điện tử... được Ban Quản lý cấp giấy chứng nhận đầu tư với số vốn khoảng 54.198 tỷ đồng trên diện tích 338 ha. Nằm trong khuôn viên của Khu công nghệ cao Hòa Lạc, dự án Đại học Việt - Nhật có tổng diện tích dự kiến 36,6 ha, trong đó đã bồi thường giải phóng mặt bằng 23 ha, chủ yếu là đất canh tác hoa màu.
Tại buổi làm việc, đại diện các bộ, ngành, thành phố Hà Nội đã báo cáo Chủ tịch nước về vị trí quy hoạch của dự án, tiến độ giải phóng mặt bằng, các khó khăn trong việc triển khai nguồn vốn ODA, xây dựng khu tái định cư, hoàn thiện hạ tầng cơ bản.
Nhấn mạnh ý nghĩa của việc hình thành một trung tâm giáo dục đào tạo có quy mô và tầm vóc lớn, Chủ tịch nước nhấn mạnh, phát triển khoa học - công nghệ hiện là yêu cầu bức thiết trong lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các quốc gia hàng đầu trên thế giới đều đã thành công trong việc lựa chọn khoa học công nghệ tiên tiến làm nền tảng cho kinh tế - xã hội phát triển. Đây là kinh nghiệm quý để Việt Nam học tập và tiếp thu. Cũng như một số trường Đại học mang dấu ấn tinh hoa của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới (Pháp, Mỹ) đang được triển khai tại Việt Nam, dự án Đại học Việt - Nhật được triển khai nhằm tiếp thu trình độ khoa học công nghệ ưu việt của Nhật Bản, từ đó nhân rộng mô hình ra cả nước.
Chủ tịch nước cho rằng, dự án Đại học Việt - Nhật đang được sự quan tâm ủng hộ của Quốc hội Nhật Bản với nhiều thuận lợi và ưu đãi. Nếu dự án được triển khai thành công sẽ không chỉ góp phần thiết thực làm sâu sắc quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, mà còn là điểm sáng thu hút đầu tư trong lĩnh vực giáo dục vào Việt Nam. Chủ tịch nước đề nghị các bộ, ngành, thành phố Hà Nội tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện để dự án Đại học Việt - Nhật được đẩy nhanh tiến độ thực hiện, theo đúng tinh thần thỏa thuận giữa Việt Nam và Nhật Bản./.
Với chức năng quy hoạch, xây dựng các công trình có chức năng giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, Khu công nghệ cao Hòa Lạc có diện tích 1.586 ha dành cho các trường Đại học. Đến nay, đã có 70 dự án trên các lĩnh vực: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, linh kiện điện tử... được Ban Quản lý cấp giấy chứng nhận đầu tư với số vốn khoảng 54.198 tỷ đồng trên diện tích 338 ha. Nằm trong khuôn viên của Khu công nghệ cao Hòa Lạc, dự án Đại học Việt - Nhật có tổng diện tích dự kiến 36,6 ha, trong đó đã bồi thường giải phóng mặt bằng 23 ha, chủ yếu là đất canh tác hoa màu.
Tại buổi làm việc, đại diện các bộ, ngành, thành phố Hà Nội đã báo cáo Chủ tịch nước về vị trí quy hoạch của dự án, tiến độ giải phóng mặt bằng, các khó khăn trong việc triển khai nguồn vốn ODA, xây dựng khu tái định cư, hoàn thiện hạ tầng cơ bản.
Nhấn mạnh ý nghĩa của việc hình thành một trung tâm giáo dục đào tạo có quy mô và tầm vóc lớn, Chủ tịch nước nhấn mạnh, phát triển khoa học - công nghệ hiện là yêu cầu bức thiết trong lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các quốc gia hàng đầu trên thế giới đều đã thành công trong việc lựa chọn khoa học công nghệ tiên tiến làm nền tảng cho kinh tế - xã hội phát triển. Đây là kinh nghiệm quý để Việt Nam học tập và tiếp thu. Cũng như một số trường Đại học mang dấu ấn tinh hoa của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới (Pháp, Mỹ) đang được triển khai tại Việt Nam, dự án Đại học Việt - Nhật được triển khai nhằm tiếp thu trình độ khoa học công nghệ ưu việt của Nhật Bản, từ đó nhân rộng mô hình ra cả nước.
Chủ tịch nước cho rằng, dự án Đại học Việt - Nhật đang được sự quan tâm ủng hộ của Quốc hội Nhật Bản với nhiều thuận lợi và ưu đãi. Nếu dự án được triển khai thành công sẽ không chỉ góp phần thiết thực làm sâu sắc quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, mà còn là điểm sáng thu hút đầu tư trong lĩnh vực giáo dục vào Việt Nam. Chủ tịch nước đề nghị các bộ, ngành, thành phố Hà Nội tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện để dự án Đại học Việt - Nhật được đẩy nhanh tiến độ thực hiện, theo đúng tinh thần thỏa thuận giữa Việt Nam và Nhật Bản./.
Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc gắn kết hiệu quả trên nhiều lĩnh vực  (03/04/2014)
Làm sâu sắc thêm quan hệ giữa Việt Nam và Malaysia  (03/04/2014)
Khi phụ nữ học tập và làm theo gương Bác  (02/04/2014)
Đối ngoại đảng góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đại hội XI  (02/04/2014)
Thông báo tình hình bảo đảm quyền con người ở Việt Nam  (02/04/2014)
“Bộ Công an cần đột phá, giảm bằng được các loại tội phạm”  (02/04/2014)
- Các quốc gia tầm trung trong bối cảnh mới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam đến năm 2030
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc xây dựng và phát huy nhân tố con người để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
- Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam
- Phát triển tài chính toàn diện trên cơ sở mối quan hệ với công nghệ tài chính và hàm ý chính sách cho Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay